Chuyên đề: Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trường THCS

I – Lý do chọn đề tài.

II – Thực trạng của việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Hoá học hiện nay.

III – Mục đích nghiên cứu.

IV – Đối tượng nghiên cứu.

V – Nhiệm vụ nghiên cứu.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 6030 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh,...). Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng.
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng:
- Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường và GDMT, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính vì vậy GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức GDMT vào một cách sống động. Bởi vì nếu không logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học.
- Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể lồng ghép GDMT bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào di nữa, GV cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung GDMT vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu logic.
- GV nên chuẩn bị kế hoạch cho cả năm và từng chương.
* Hệ thống kiến thức GDMT qua môn Hóa học ở trường THCS:
- Kiến thức GDMT trong môn Hóa học ở THCS không được trình bày cụ thể trong từng chương, từng bài rõ ràng mà được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Qua nội dung bài giảng hóa học, giáo viên có thể cung cấp cho HS những khái niệm, hiện tượng, các quá trình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và con người, tình trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục,…
Khối
Bài
Tên bài
Nội dung GDMT
Hóa 8
1
Mở đầu môn hóa học
Vai trò của hóa học trong việc tìm ra các chất cải tạo tầng ozôn, cải tạo môi trường,…
2
Chất
Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống
5
Nguyên tố hóa học
Một số nguyên tố hóa học trong tự nhiên thuộc loại nguyên tố phóng xạ gây tác động xấu đến môi trường nếu sử dụng không đúng cách.
7
Bài thực hành 2
Sau khi thực hành, lưu ý tránh đổ hóa chất bừa bãi gây hại môi trường và tác động xấu đến sức khỏe con người, động vật xung quanh.
12
Sự biến đổi chất
Đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người.
13
Phản ứng hóa học
Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như CO2, SO2,…
24
Tính chất của oxi
Vai trò của oxi trong quá trình hô hấp, sự sống của con người và môi trường.
19
Tính chất của oxi
Khi oxi phản ứng với các chất khác gây ra một số chất gây hại cho môi trường, gây độc cho cơ thể người như CO, SO2,…
25
Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi
Tạo môi trường không khí trong sạch bằng cách tạo ra nhiều khí oxi – trồng nhiều cây xanh
28
Không khí. Sự cháy
Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
28
Không khí. Sự cháy
Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2,…
36
Nước
Nhiều nguồn nước ngọt trên Trái đất đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ảnh hưởng sức khỏe à tránh ô nhiễm nước
Hóa 9
2
Một số oxit quan trọng
CaO có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường, trung hòa axit dư,...
2
Một số oxit quan trọng
Một số oxit gây ô nhiễm không khí, tạo ra mưa axit như SO2
4
Một số axit quan trọng
Axit có khả năng phản ứng với kim loại, làm mòn kim loại, gây hại các công trình,…
4
Một số axit quan trọng
Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo thành các chất gây hại môi trường như SO2, H2S,… 
11
Phân bón hóa học
Có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc dụng các hợp chất hóa học
20
Hợp kim sắt:Gang, thép
Những khí thải như CO2, SO2,….trong quá trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường.
21
Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Hạn chế sư ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là môi trường ô nhiễm.
26
Clo
Là chất khí gây hại môi trường, gây thủng tầng ozôn
28
Các oxit của Cacbon
Sản phẩm cháy của cacbon tạo ra các ôxit gây ô nhiễm không khí, khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính ,...
29
Axit cacbonic và muối cacbonat
Trong tự nhiên C chuyển từ dạng này sang dạng khác, tạo thành chu trình khép kín do đó nếu không có cây xanh, chu trình này sẽ bị đứt đoạn, tạo nhiều CO2 gây hại môi trường
34
Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Đa số các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước, khi cháy tạo thành khí CO2, gây hại môi trường.
36
Mêtan
Khi khí mêtan được sử dụng trong cuộc sống tạo thành khí CO2 gây hại môi trường.
39
Bezen
Là chất độc, dể bay hơi gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người, động vật.
40
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Cần lưu ý trong việc khai thác các mỏ khí, trong việc vận chuyển dầu mỏ, tranh gây ô nhiễm môi trường nước.
47
Chất béo
Là chất không tan trong nước, khi để lâu dưới tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn gây mùi ôi, làm ô nhiễm môi trường, gây hại sức khỏe.
3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng:
Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vaò bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường, GV không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học,...
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học Hoá học:
- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học.
- Nội dung GDMT phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học.
- Các ví dụ, nội dung GDMT giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
-Việc lồng ghép GDMT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. “Thay đổi ý thức-biến đổi hành vi”, đây có thể xem là tiêu chuẩn cần đạt tới của nhiệm vụ GDMT. Nhờ đó, đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của HS một cách rõ ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường.
	- HS nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
	- Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể hiện những hành động tích cực đối vời môi trường xung quanh các em như: giữ vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,....
	- Các em tỏ ra thích thú với những hiểu biết mới của mình về môi trường nên có hứng thú tìm tòi, học tập hơn.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Việc lồng ghép GDMT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, GV có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả GDMT mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.
	- Để HS có được những nhận thức sâu sắc về môi trường và ảnh hưởng của nó với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người GV phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức Hoá học mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề . Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh hoạt , sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học. 
 - Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
	Trong quá trình giảng dạy cho HS, bên cạnh những kiến thức khoa học cơ bản, GV còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn, mang tính thời đại. GDMT là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khẩn cấp. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho HS không phải là một sớm, một chiều, do đó GV cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta. Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các GV giảng dạy bộ môn Hoá học THCS mà là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc GDMT có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài người”.
2. Kiến nghị:
	Với mong muốn nội dung GDMT được truyền tải đến HS một cách có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây :
Đối với cấp trường: Cung cấp cho GV những tư liệu có liên quan như sách, tạp chí, đĩa VCD về GDMT.Tổ chức các chuyên đề lồng ghép GDMT vào dạy học hoá học có hiệu quả.
Đối với cấp phòng: Tổ chức tập huấn GDMT trong dạy học hoá học cho GV, cập nhật và phổ biến đến GV và HS luật bảo vệ môi trường do quốc hội thông qua.
	 Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề mà tôi đã thực hiện, mong muốn góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS. Kính mong sự góp ý chân thành từ quý Thầy, Cô để chuyên đề phong phú hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn!
	Tân Thành, ngày 15 tháng 9 năm 2009
	Người viết
	Trần Thị Ái Vy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 – NGUYỄN CƯƠNG. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học.(Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 – 2000 cho giáo viên THPT). NXBGD 1999.
2 – LÊ XUÂN TRỌNG, NGUYỄN CƯƠNG, ĐỖ TẤT HIỂN. Hoá học 8. NXBGD 2004.
3 – LÊ XUÂN TRỌNG, NGUYỄN CƯƠNG, ĐỖ TẤT HIỂN, NGUYỄN PHÚ TUẤN. Sách giáo viên Hoá học 8. NXBGD 2004.
4 – TRẦN QUỐC ĐẮC (chủ biên) và tập thể tác giả. Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng và làm đồ dùng dạy học. NXBGD 1987.

File đính kèm:

  • docDE TAI LONG GHEP GDMT TRONG DAY HHOC.doc
Bài giảng liên quan