Chuyên đề lý thuyết môn Ngữ văn Lớp 7 "Dạy môn Ngữ văn theo hướng tích hợp" - Trường THCS Liên Bảo

Phần I: Đặt vấn đề

1.Lý do chọn đề tài:

Môn Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó chứng tỏ nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Nó còn là môn học có mối quan hệ rất mật thiết với các môn học khác, và các môn học khác cũng có thể góp phần học tốt môn Ngữ Văn.

Xuất phát từ những căn cứ đó ta thấy môn Ngữ Văn có một vị trí đặc

 biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. Giúp hình

thành những con người có trình độ phổ thông cơ sở học lên những bậc cao hơn đó là những con người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, có lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người có bản lĩnh, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ cái tốt, cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là trong văn học- có năng lực thực hành, có năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề lý thuyết môn Ngữ văn Lớp 7 "Dạy môn Ngữ văn theo hướng tích hợp" - Trường THCS Liên Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ú, vừa trong sáng theo suy nghĩ phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với từng văn cảnh mà các em bắt gặp trong đời sống: “ Phê phán những trường hợp coi của hơn người” “ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là của đi thay ngưòi”.Nói về tư tưởng đạo lý, triết lý sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải” “ Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con”vì vậy giờ học đã đem lại những ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Hay văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” là một văn bản ghi chép lại một văn hoá truyền thống còn giữ đến ngày nay ở xứ Huế. Bài văn vừa có những dòng miêu tả rất sinh động về một đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.Vừa giới thiệu được nguồn gốc, đặc điểm và sự hấp dẫn của những làn điệu dân ca Huế. Như vậy ta phải hướng cho các em thấy được văn bản đã dẫn các em tới một xứ Huế đẹp và nên thơ. Có bề dày truyền thống văn hóa. Từ đó các em có thể liên hệ với những vẻ đẹp tương tự ở những vùng quê khác nhau và có thái độ ứng xử tốt đẹp với giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Hay trong văn bản “ Những trò lố hay là Va ren và Bội Châu” giáo viên phải hướng cho học sinh phát hiện được những yêu cầu sau:+ Bài văn có thể chia ra làm mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn là gì?+ Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay chỉ là tưởng tượng hư cấu?+ Cụm từ “ nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “ giả thử cứ cho rằng () sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va ren?+ Trong đoạn văn có 2 nhân vật: Va ren và Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập như thế nào? Số lượng từ và hình thức ngôn ngữ mà tác giả đã sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật như thế nào? 2. Với phân môn Tiếng Việt nằm trong chương trình tích hợp cùng với Văn học và Tập làm văn. Về nội dung để đảm bảo được tính tích hợp phần Tiếng Việt bao gồm các yếu tố lý thuyết nằm trong hệ thống văn bản chung được trình bày hướng tới phần văn học và Tập làm văn. cụ thể qua phân môn tiếng Việt học sinh có được kiến thức về nhìn nhận, phân tích và khai thác cái hay, cái đẹp trong văn bản văn học, đồng thời có thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc tạo lập các văn bản theo yêu cầu của Tập làm văn. Song dạy Tiếng Việt cũng cần phải cung cấp kiến thức của riêng phân môn tiếng việt. Nó vừa đảm bảo tính hệ thống trục ngang, vừa đảm bảo tính hệ thống trục dọc. Về tri thức: Nắm được đơn vị ngôn ngữ của tiếng Việt ( từ, câu, các biện pháp tu từ, cú pháp, các kiểu văn bản) nắm được khái niệm giao tiếp chủ yếu là ngữ cảnh, mục đích giao tiếp. Về kỹ năng: Thực hành đầy đủ cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở vận dụng các tri thức lý thuyết một cách chủ động vào các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống và trong quá trình học tập. Với phương pháp dạy học theo hướng tích hợp buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh luôn quan tâm đến ngữ cảnh, không được tách các đơn vị ngôn ngữ ra khỏi văn bản. Cần triệt để khai thác các yếu tố trong văn bản văn học để học tiếng Việt và ngược lại từ các kiến thức về tiếng Việt vận dụng bình giá, phát hiện vẻ đẹp của văn học cũng như vậy đối với quan hệ giữa phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn.Ví dụ trong tiết dạy về “Câu đặc biệt” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần a trang 29.Học sinh đọc đoạn trích trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”Giáo viên hỏi: Tìm những câu đặc biệt và câu rút gọn?Học sinh sẽ phát hiện ra: không có câu đặc biệt và chỉ có câu rút gọnNhư vậy giáo viên đã kết hợp để học sinh ôn lại kiến thức đã được học về câu rút gọn bằng cách vận dụng vào bài tập.Hay ở bài “Sống chết mặc bay” học sinh cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra : + biện pháp nghệ thuật liệt kê và phương thức miêu tả thông qua đoạn trích giới thiệu về đồ dùng sinh hoạt của viên quan phụ mẫu và cảnh bài trí trong đình. + Biện pháp nghệ thuật tương phản, tăng cấp: trong khi những người dân ở ngoài đê đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng bởi tình thế ngày một gay go của khúc đê với cảnh nhàn hạ, sung sướng không có gì là gấp gáp ở trong đình.Để đạt được những điều đó, giáo viên phải là người hướng dẫn cho các em phát hiện- tìm tòi một cách sáng tạo trong văn bản.3. Tập làm văn là một trong ba phân môn của Ngữ Văn, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập bộ môn, thông qua hệ thống bài tập tạo lập văn bản,cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt trong mỗi bài học trong sách giáo khoa. Trong phân môn Tập làm văn, phương châm tích hợp là hướng học sinh biết vận dụng những tri thức của tiếng Việt vào làm văn, vào việc tiếp thu những cái hay, cái đẹp của văn bản, đồng thời vận dụng các kỹ năng, tri thức về Tiếng Việt, Văn học vào tạo lập văn bản; phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành nói và viết, tạo lập văn bản tiếng Việt, phân môn Tập làm văn đã xây dựng theo lối cấu trúc đồng tâm. Ví dụ kỹ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực: tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Thông qua văn bản yêu cầu học sinh xác định thể loại, tìm bố cục ? Vấn đề nghị luận ở đây là gì tác giả đã nêu vấn đề bằng cách nào?nêu tác dụng nghệ thuật của cách ấy? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả? ở phần giải quyết vấn đề có 2 đoạn hãy khái quát nội dung cho từng đoạn? Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập luận và dẫn chứng như thế nào?Đoạn 3: Hệ thống lập luận và dẫn chứng của tác giả ở đoạn văn này có gì đặc sắc? Nêu nhận xét về cách nêu dẫn chứng? Biện pháp nghệ thuật?Trong bài này có hai điểm nổi bật về cách diễn đạt, em hãy chỉ ra?( Học sinh suy nghĩ và sẽ phát hiện ra vấn đề cần tìm là: sử dụng hình ảnh so sánh và dùng lối nói liệt kê với mô hình “ từđến”)Giáo viên lại có thể hỏi tiếp: Em hãy phân tích giá trị của từng trường hợp cụ thể?Học sinh suy nghĩ và có thể trả lời theo hướng sau:+ Nhận xét về hình ảnh trong câu ở phần mở đầu: “ từ xưa đến nay” đến “ cướp nước” làm cho người đọc có thể hình dung cụ thể và sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước. Các động từ trong câu được chọn lọc, thể hiện sức mạnh với những sắc thái khác nhau( kết thành, lướt qua, nhấn chìm)+ Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối cùng rất đặc sắc: “ tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bằng những hình ảnh âý người đọc có thể hình dung rất rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáovà biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.+ Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, ở mọi địa phương. Các vế trong mô hình liên kết “ từđến” không phải được đặt một cách tùy tiện mà đều có mối liên hệ một cách hợp lý, được sắp xếp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trúHọc sinh có thể học tập theo mẫu này để đặt câu theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “ từđến” Như vậy tức là ta đã chú ý tích hợp giữa phân môn Tiếng Việt với Tập làm văn. Tiếng Việt: ở biện pháp nghệ thuật liệt kê dẫn chứng, dùng từ. Tập làm văn: Tìm bố cục bài văn nghị luận; xác định vấn đề cần nghị luận; và nội dung từng phần của bài văn tương đương với cấu trúc 3 phần của bài văn nghị luận chứng minh.II.Hiệu quả khi áp dụng đề tài: Qua khảo sát thực tế cho thấy khi áp dụng phương pháp giảng dạy này trong 6 năm học vừa qua tôi thấy học sinh tiếp thu và hiểu bài nhanh, nhớ kiến thức đã được lĩnh hội thông qua từng bài trong chương trình ngữ văn 6,7. Cụ thể số lượng học sinh hiểu bài ngay tại lớp đạt xấp xỉ 70%. Chất lượng đem đến có tiến bộ sau khi khảo sát kết quả học kỳ của các năm học bằng 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận. Hầu hết các em hiểu bài, một số em đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kỳ. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, vận dụng tốt trong các phân môn và ứng dụng được vào thực tế.III.Những bài học kinh nghiệm được rút ra và mở hướng nghiên cứu mới: Có được kinh nghiệm là nhờ quá trình học tập tích lũy từ việc thăm lớp dự giờ của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm và việc trao đổi với các đồng nghiệp trong khối dạy, tìm đọc và tham khảo sách có liên quan. Tích cực học hỏi và cũng tự nghiên cứu tích lũy để đưa chất lượng dạy và học được nâng cao, đáp ứng mục tiêu giáo dục đầo tạo, phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Kiến nghị và đề nghị: Tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị dạy và học cho các nhà trường. Cần có những cuộc tham quan thực tế giúp cho học sinh hiểu về nền văn hóa của dân tộc.Chúc mừng ngày nhà giáo Việt NamPhần III: Kết luận Môn Ngữ văn là một phân môn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện phương hướng tích hợp:Văn- Tiếng việt- Tập làm văn đều có một yếu tố chung là tiếng Việt. Dù dạy Văn, Tiếng hay Tập làm văn thì tất cả đều do giáo viên đảm nhiệm. Tuy nhiên trong việc dạy và học lúc đầu còn bỡ ngỡ bởi chúng ta quen dạy các phân môn riêng rẽ, nay mục tiêu cơ chế phối hợp- tích hợp 3 phân môn là một, tìm ra những yếu tố đồng quy, là một điều hết sức cần thiết.Tích cực hoạt động hóa hoạt động của học sinh, đảm bảo sự phối hợp liên môn, đổi mới giờ học từ tĩnh sang động không độc tôn một phương pháp.Trên đây là suy nghĩ của tôi về việc “ Dạy môn ngữ văn theo hướng tích hợp”. Tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp áp dụng cho một số bài cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh và với phương pháp dạy học này đã tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh và kết quả bước đầu đạt được cũng rất khả quan. Tôi tin rằng với phương pháp này trong những năm tới chúng ta sẽ gặt hái được những thành công mới trong quá trình dạy và học. Phần IV: Tài liệu tham khảo 1.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 2. Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn 7 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, sách giáo viên, các tài liệu liên quan.Chúc một ngày tốt lànhkính chúc các đồng nghiệp mạnh khỏe, hạnh phúc!Nhân dịp 20- 11

File đính kèm:

  • pptChuyen_de_Ngu_van_7.ppt
Bài giảng liên quan