Chuyên đề Một số kinh nghiệm giảng dạy bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn bản văn chương là một văn bản nghệ thuật, mà nghệ thuật nào cũng lấy cái đẹp làm tôn chỉ mục đích. Dạy văn là khám phá cái hay cái đẹp của văn bản nghệ thuật nên trước hết nó phải là một nghệ thuật - nghệ thuật biểu diễn cái đẹp. Theo đó, người dạy là một nghệ sĩ trên sân khấu. Có khi người nghệ sĩ ấy hóa thân vào vai diễn khá dễ dàng, nhưng cũng lắm lúc họ phải nhận cho mình một vai diễn “khó nuốt”. Với tôi, khi dạy thơ là lúc phải diễn một vai diễn khó.

 Thơ là một thể loại hay nhưng không phải dễ cảm nhận. Bạch Cư Dị, nhà thơ cổ điển Trung Quốc đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “ Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Mỗi bài thơ là một tiếng lòng mà nhà thơ muốn giãi bày, thổ lộ, kí thác mà sâu xa, là mong ước được gặp tiếng lòng tri âm, tri kỉ. Như vậy, xét cho cùng, tìm hiểu thơ là lắng nghe tiếng lòng, lắng nghe thế giới nội tâm của thi nhân xuyên qua lớp vỏ ngôn từ, hình tượng.

Dạy thơ đã khó mà khi dạy một bài thơ hay lại càng không đơn giản. Với riêng tôi, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ như thế! Vì vậy, khi dạy bài thơ này, tôi cũng đã hết sức cố gắng để làm sao vừa hé mở cho các em một con đường tìm hiểu, khám phá, cảm nhận, vừa định hướng cho các em trước những ngã rẽ và những điểm dừng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số kinh nghiệm giảng dạy bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc.
Chẳng hạn, Xuân Diệu đặt tên cho tác phẩm của mình là Vội vàng với nhiều ý nghĩa.
- ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trương, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó
- ý nghĩa 2: Đặt trong mối tương quan với bài thơ, vội vàng có nghĩa là cuộc sống, đời người quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn
- ý nghĩa 3: Đặt trong quan hệ với thời đại của nhà thơ: Với tiêu đề này, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ các nghệ sĩ hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tươi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tươi đẹp này làm đối tượng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi người là hữu hạn, do đó phải khẩn trương tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật.
Việc thứ 4:Hướng tiếp cận hình tượng thơ
Một bài thơ luôn luôn là sự thống nhất giữa hình tượng, âm điệu và ý nghĩa. Ba lĩnh vực này được đặt ở những phần khác nhau. Những phần đó có tác động qua lại chặt chẽ.
Thông thường, mỗi bài thơ đều có ba cấp độ như sau:
+ Cấp độ hình tượng bao gồm
- Chủ thể trữ tình
- Hình tượng trữ tình
 - Hình tượng ngôn ngữ
+ Cấp độ âm thanh bao gồm:
- Vần
- Nhịp điệu
 - Tác động của âm thanh từ việc lựa chọn từ
+ Các cấp độ ý nghĩa bao gồm:
 - Ý nghĩa của từng phần, từ các cấp độ hình tượng
-  Ý nghĩa của toàn bộ văn bản
Các cấp độ trên tác động lẫn nhau tạo nên ý nghĩa chung của cả bài thơ
Đối với 3 văn bản thơ trên tôi đều khai thác phối hợp các cấp độ từ ngôn ngữ, hình tượng, vần nhịp để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của cái tôi trong thơ Mới : đó là cái tôi - nội cảm và cái tôi- nghệ sĩ cũng chính là cá tính sáng tạo,là bản lĩnh của nhà văn,nhà thơ.Vai trò của nó quyết định sự hình thành phong cách nghệ thuật, thể hiện ở những tìm tòi,khám phá,phát hiện riêng của từng nhà văn nhà thơ trong việc chọn đề tài,nêu vấn đề ,sử dụng ngôn ngữ,xây dựng hình tượng...
Để làm nổi bật cái tôi- nội cảm tôi định hướng khai thác từ nhịp điệu , vần, từ những cấp độ biểu đạt của ngôn ngữ để gọi tên trọn vẹn những tầng biểu đạt của hình tượng trữ tình, qua  những hình tượng trữ tình hs có thể tự  hình thành kiến thức về chủ thể trữ tình trong văn bản thơ. Khi hướng học sinh hình thành tri thức về chủ thể trữ tình , cái tôi - trong thơ lãng mạn bao giờ tôi cũng đặc biệt nhấn mạnh đến cái tôi - giàu cảm xúc - năng lượng sống.
Theo tôi bản thân mỗi một tác phẩm  tự nó đã phô diễn vẻ đẹp tâm hồn, năng lực sống, kỹ năng sống của chính chủ nhân của tác phẩm vì thế  qua tác phẩm tôi luôn có định hướng giáo dục học sinh kĩ năng sống đẹp: đẹp trong nhận thức tư duy về cuộc sống , tư duy đẹp về nỗi buồn , tư duy đẹp về tình yêu về cuộc đời.
Ví dụ : Phân tích hình tượng trữ tình trong bài thơ Vội vàng
+Trong bài thơ, tác giả đã dùng hàng loạt các động từ mạnh để biểu đạt khát vọng cháy bỏng đó, cho dù khát vọng đó là phi lí: Muốn tắt nắng, muốn buộc gió, muốn ôm, thâu, riết... và dùng hàng loạt điệp từ và điệp ngữ: này đây, tôi muốn,... khiến người đọc có cảm giác: nhà thơ đang cuống quýt, đang bối rối vô cùng về sự bất lực của mình trước vẻ đẹp của tự nhiên.
+ Xuân Diệu đã sử dụng sự thay đổi dồn dập nhịp điệu các câu thơ, sự phối hợp các từ ngữ, các hình ảnh nhằm khơi gợi hành động, nhằm tạo ra những kích thích, chấn động  tâm lí mạnh mẽ, đem lại cho người đọc cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn, mong được sống hết mình để tận hưởng cuộc sống
Xuân Diệu viết 2 câu thơ:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Tác giả muốn nhấn mạnh sự tuần hoàn nhanh chóng của thời gian, cũng có nghĩa là của tuổi trẻ. Trong sự nhấn mạnh này, người đọc cảm thấy có sự nuối tiếc, khiến cho câu thơ vừa có sức ngân vang vừa có âm điệu buồn.
+ Xác định trọng âm: (nhấn mạnh, không nhấn mạnh), nhằm gây ấn tượng trực tiếp đến người đọc, người nghe, tạo cảm xúc bất ngờ hoặc căng thẳng.
Ví dụ: Trong bài Vội vàng có câu thơ sau
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Đặt từ "cắn" vào câu thơ và đặt câu thơ trong mối tương quan với cả bài thơ, chúng ta hiểu: Đến đây, cảm xúc của tác giả dâng trào, mãnh liệt đến cuồng nhiệt, nhà thơ muốn được tận hưởng đến tận độ cái đẹp, muốn được biến cái đẹp thành của riêng mình để được sở hữu, chiếm lĩnh. Trọng âm của câu thơ dồn vào chữ "cắn", nó có tác dụng như kéo căng dòng ý thức, đẩy cường độ của câu thơ lên cao, mạnh và tạo nên điểm nhấn cho cả câu thơ với sự ngắt nhịp: 3/2/1/2. Câu thơ cũng là trung tâm thẩm mĩ của cả bài thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Trên cơ sở xác định các loại hình ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, người học có thể tiếp tục hình dung ra các cấp độ ý nghĩa của bài thơ:
->Khát vọng chiếm lĩnh cái đẹp ,bất tử hoá cái đẹp nơi trần thế. Tác giả đã muốn đưa ra quan niệm: Con người phải tìm cách vĩnh cửu hoá cái đẹp, đó cũng là trách nhiệm đối với người nghệ sĩ.  Vội vàng vừa là triết lý sống vừa là tâm thế sống. Khát vọng của nhà thơ có vẻ như phi lí, có vẻ như khác đời nhưng lại mang triết lí, mang một quan niệm nghệ thuật mới mẻ. Đặt vào trong hoàn cảnh văn học Việt Nam những năm 1930-1945, khi các nhà thơ lãng mạn đang đắm chìm trong mộng ảo, khi họ muốn thoát xác để bay lên cung Quế với chị Hằng, khi họ muốn trốn vào quá khứ, vào tình yêu, vào tôn giáo thì Xuân Diệu đưa ra một cái nhìn, một thái độ tiếp cận với thiên nhiên với cuộc sống hết sức tiến bộ.
->Từ đó hs có thể hình thành tri thức về chủ thể trữ tình: -> chân dung cái tôi: ý thức ,trách nhiệm với cuộc đời;cái tôi- tràn trề năng lượng với khát vọng sở hữu, chiếm lĩnh rất nam tính,thấy được sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí trong bài thơ, thể hiện một quan niệm sống đẹp , tâm thế sống đẹp .một tâm hồn tràn đầy lòng yêu.
Công việc thứ 5 :Sử dụng thao tác lập luận
Trong việc tiếp cận tác phẩm thơ lãng mạn giáo viên thường xuyên  sử dụng phối hợp các thao tác lập luận  . Nếu thao tác phân tích giữ vai trò chủ đạo thì thao tác so sánh có vai trò hỗ trợ hiệu quả nhất khi tiếp cận thơ Lãng mạn. So sánh là thao tác làm khắc sâu , làm nổi bật sự độc đáo hoặc sự  khác biệt  của đối tượng so sánh.Tác dụng của so sánh là nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng một lúc có thể cung cấp tư duy về hai hay nhiều đối tượng. So sánh cho ta thấy được bản chất của sự vật hiện tượng, sự đóng góp sáng tạo và tài năng cá tính của nhà thơ.Nguyên tắc khi so sánh cần lưu ý học sinh về tiêu chí so sánh: cùng bình diện, và tránh phiến diện cực đoan.
Ví dụ khi tiếp cận hình ảnh cánh chim trong câu thơ:
"Chim nghiêng cánh nhỏ  bóng chiều sa” ta có thể so sánh như sau:Thơ ca xưa nói về cảnh hoàng hôn vẫn thường điểm  thêm một cánh chim trên nền trời.Ví dụ:Chim bay về núi tối rồi(ca dao),Chim hôm thoi thót về rừng(Nguyễn Du),Ngàn mai gió núi chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh Quan), Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ( Hồ Chí Minh). Nhưng cánh chim trong thơ Huy Cận đúng là cánh chim chiều trong thơ mới. Bởi nó có sự đối lập( > < ) giữa chim nghiêng cánh nhỏ với lớp lớp mây cao, giữa cánh chim nhỏ bé với vũ trụ bao la.Và sự đối lập ấy càng làm cho cảnh rộng hơn mênh mông hơn , xa vắng hơn. Cánh chim như nhỏ nhoi hơn đơn lẻ hơn. Cánh chim ấy đang sa xuống phía chân trời như một tia nắng chiều rớt xuống. Tuy có hơi hướng của sự sống gợi chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé quá mông lung quá, vì thế nỗi buồn càng da diết thêm
Ví dụ trong Vội vàng của Xuân Diệu,ta cũng có thể nói:
Không phải đến  Xuân Diệu, thơ Việt Nam mới nói đến thời gian. Xưa Nguyễn Du từng than" Ngày vui ngắn chẳng tày gang", Tản Đà thì tặc lưỡi" Trăm năm là ngắn một ngày dài ghê" nhưng chỉ với Xuân Diệu thời gian trở thành nỗi ám ảnh. Thời gian trong thơ ông không chỉ là thi hứng cảm xúc mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật:Có thể nói Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt -thời gian.
- Sử dụng thao tác so sánh trong thơ lãng mạn để phân biệt phong cách khác nhau của các nhà thơ lãng mạn:
+ Cũng là sự cảm nhận về thời gian huy Cận viết:
  Về đâu những bước thời gian đã
     In dấu mong manh trên cánh đào?
Về đâu hạt bụi vàng thao thức
       Theo bánh xe quay lòng khát khao?
Nhưng nếu với Huy Cận thời gian gợi sự mong manh hoài nghi về kiếp người thì với Xuân Diệu  thời gian là  thước đo giá trị của sự  sống của con người.
Có thể nói, đặc điểm thể loại thì hữu hạn, đi vào từng tác phẩm cụ thể có nhiều dạng khác nhau.Vì thế, tuỳ vào tác phẩm của từng phong cách cá nhân cụ thể,có hướng khai thác khác nhau.Cho nên ,vấn đề phương pháp dạy thơ mới có hiệu quả là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên.
III. Kết luận:
Theo tôi thấy tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại không phải là chìa khoá vạn năng, mà chỉ là một hướng tiếp cận, một công cụ tiếp cận.
Bản thân tôi thiết nghĩ không thế công thức mô hình hoá một công trình sáng tạo của mỗi cá nhân.nên tôi vẫn thấy  nhiều bất cập ,trăn trở khi tiếp cận tác phẩm thơ Mới.
Hiện nay trên báo mạng có một bài viết gợi mở một hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản, để học sinh dễ lĩnh hội được  mạch tư duy trong tác phẩm, mà tạm thời gọi đó là" Sơ đồ tư duy".Nhân hội thảo hôm nay tôi xin mạn phép tác giả đưa ra một ý kiến trao đổi: Dạy thơ lãng mạn có nên dùng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá mạch cảm xúc vốn rất phức tạp,mơ hồ hay không?
Bản báo cáo tham luận này chỉ là hướng trao đổi  với đồng nghiệp để tìm thấy tiếng nói chung và sự chia sẻ . Trên đây là những suy nghĩ mang tính chủ quan,rất mong sự  đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp  để bản thân tôi có cơ hội học hỏi . Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe. Xin chúc các đồng chí sức khoẻ ,chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp .

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE.doc