Chuyên đề Một số vấn đề ngữ âm Tiếng việt trong chương trình Tiếng việt

Cấu trúc bài giảng

1. TIẾNG

2. ÂM TIẾT

3. KHÁI NIỆM NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM, BÁN NGUYÊN ÂM

4. CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT(THANH ĐIỆU, ÂM ĐẦU, ÂM ĐỆM, ÂM CHÍNH, ÂM CUỐI)

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề ngữ âm Tiếng việt trong chương trình Tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 CGDCâu hỏi thảo luận1) Cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?2) Trong tiếng Việt có mấy nguyên âm? Phụ âm? Cơ sở để phân biệt nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt? 3) Tiếng Việt có mấy nguyên âm đôi? Đó là những nguyên âm nào?Cấu trúc bài giảng1. TIẾNG2. ÂM TIẾT3. KHÁI NIỆM NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM, BÁN NGUYÊN ÂM4. CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT(THANH ĐIỆU, ÂM ĐẦU, ÂM ĐỆM, ÂM CHÍNH, ÂM CUỐI)1. TIẾNGTiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập.Chương trình Tiếng Việt 1 CGD cũng xuất phát từ khái niệm tiếng để dạy cho học sinh. 2. ÂM TIẾTChúng tôi có lược đồ âm tiết tiếng Việt như sau:Thanh điệuÂm đầuVầnÂm đệmÂm chínhÂm cuối Chương trình Tiếng Việt 1 CGD đã vận dụng cấu trúc âm tiết tiếng Việt để dạy học sinh:Tách tiếng thành hai phần (dùng thao tác tay, mô hình quân nhựa...)Ví dụ: + bà: ba-huyền-bà.+ ba: b-a-ba.- Đưa ra 4 mẫu vần được học xuyên suốt trong năm học:+ Vần có âm chính:+ Vần có âm đệm, âm chính:baloa+ Vần có âm chính, âm cuối + Vần có âm đệm, âm chính, âm cuốilanloan 3. KHÁI NIỆM NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM, BÁN NGUYÊN ÂMNguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài.Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài.Bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. (VD: hoa, lau)4. CÁC THÀNH TỐ CẤU TẠO ÂM TIẾT4.1. Thanh điệuTiếng Việt có sáu thanh điệu: thanh ngang(thanh không dấu), thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng. 4.2. Âm đầu:Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Các phụ âm thể hiện bằng chữ viết: b, c (k, q), d (gi), đ, ch, g (gh), ng (ngh), h, nh, l, m, n, kh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.4.3. Âm đệm Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /-w-/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị này được ghi bằng 2 con chữ: u, o4.4. Âm chínhCác âm vị đảm nhiệm vị trí âm chính trong âm tiết Tiếng Việt bao giờ cũng là các nguyên âm. Bên cạnh nguyên âm đơn, Tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi. Các nguyên âm thể hiện bằng chữ viết: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư,ia (iê, yê, ya), ua (uô), ươ (ưa).4. 5. Âm cuối Tiếng Việt có các âm vị làm âm cuối là:+ 8 phụ âm (n, t, ng, c, m, p,nh, ch )+ 2 bán nguyên âm (u, o, i, y).Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptcong_nghe_giao_duc.ppt