Chuyên đề Một Số Ý Kiến Bàn Về Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Tại Học Viện Ngân Hàng-Phân Viện Phú Yên
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong
những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được dư luận quan tâm. Báo
chí và các cơ quan truyền thông đã mở nhiều cuộc trao đổi xoay quanh vấn
đề này. Cũng là những tín hiệu đáng mừng, nó phản ánh chủ trương mạnh
dạn xã hội hóa giáo dục và quyết tâm đổi mới giáo dục Đại học ở nước ta,
trong điều kiện khách quan đã chín muồi: Phải dạy học trong môi trường dân
chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa để có được khâu đột phá về mặt đào tạo
chuyên sâu nguồn nhân lực.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IXđã khẳng định : “Con
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá” , “coi phát triển giáo dục và đào tạo
khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hoá”, do đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói
chung và chất lượng giảng dạy cao đẳng và đại học chính quy nói riêng là
vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở
nước ta trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 có thể tiến kịp với sự phát triển của
khoa họctrên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Nếu như các doanh nghiệp có thương hiệu thông qua các sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ của mình thì chất lượng giảng dạy của các trường tạo thương
hiệu cho chính trường đó. Chất lượng giảng dạy được thể hiện ở chất lượng
sản phẩm đào tạo. Đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo thông qua khả
năng của người được đào tạo, trong đó theo chúng tôi mấu chốt vẫn là năng
lực tư duysáng tạo của chính người học. Người học không chỉ có khả năng
tác nghiệp nghiệp vụ tốt mà còn phải có chiều sâu của phương pháp luận,
chiều rộng của tri thức thực tế, năng lực nghiên cứu khoa học. Nghĩa là,
không chỉ biết chiếm lĩnh tri thức mà còn phải biết đánh giá tri thức và tái
tạo phát triển tri thức.
không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó người giảng có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến người học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú. Để có thực hiện tốt phương pháp giảng dạy này, đòi hỏi: - Ngay từ đầu môn học, giảng viên phải giới thiệu các tài liệu học tập đã chọn lọc theo từng vấn đề trong nội dung giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng viên phải nêu vấn đề, gợi mở các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu tài liệu tham khảo từ đó giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức trong sự so sánh đối chiếu, tạo thuận lợi cho sinh viên tích lũy được vốn kiến thức đa dạng, khám phá ra những ý tưởng mới, góp phần rèn luyện khả năng xử lý, tiếp nhận tri thức vá phát huy tư duy sáng tạo. - Giảng viên phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng nội dung thảo luận và tăng cường các hình thức trao đổi thảo luận cả về lý thuyết và thực hành. Trong qúa trình thảo luận, giảng viên không làm thay, chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, tự bồi dưỡng niềm tin khoa học, từ đó giúp sinh viên nắm bắt nội dung học tập nghiên cứu một cách sâu sắc và đầy đủ. - Trong điều kiện thời gian có hạn, việc tổ chức thảo luận nhóm và học đối thoại có thể làm “cháy” giáo án. Do đó phải lựa chọn những vấn đề trọng tâm và phải xác định rõ thời lượng cho mỗi bài thảo luận. - Để cho sinh viên tự tin trong tham gia phát biểu thảo luận, đối thoại, đòi hỏi giáo viên cần phải tạo cho lớp học một không khí học tập thoải mái thân thiện và không căng thẳng, mà vẫn không mất đi tính nghiêm túc của nó. - Kết cấu chương trình phải hợp lý sao cho sinh viên phải có quỹ thời gian để đọc và nghiên cứu các tài liệu được giáo viên hướng dẫn. - Lớp học phải bố trí số lượng sinh viên vừa phải. Nếu số lượng sinh viên qúa đông thì khó có thể giảng dạy theo phương pháp mới một cách hiệu quả được. 2. Nâng cao chất lượng giảng dạy Chất lựợng giảng dạy có thể được đánh giá từ kết quả học tập của người học, từ những đánh giá dành cho giảng viên, từ nhận xét của người sử dụng “sản phẩm”Vậy tiêu chí cụ thể là gì và tiêu chí đó có thể phân chia thành yếu tố định tính và định lượng được không? Với ý kiến cá nhân, tôi mạnh dạn liệt kê các tiêu chí để đánh giá chất lượng và lấy đó làm cơ sở để xét đoán chất lượng giảng dạy thưc tế hiện nay của trường chúng ta như sau : * Chỉ tiêu định lượng : -Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiệp -Dựa trên tổng hợp ý kiến thăm dò của sinh viên *Chỉ tiêu định tính : -Có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng học, từng chuyên đề, môn học. -Đảm bảo truyền đạt những thông tin chính yếu nhất mà môn học đòi hỏi, thông tin được cung cấp có độ chính xác, logic, khoa học và có tính thực tiễn, có sự kết nối với các môn học có liên quan. * Cung cấp đầy đủ tài liệu: Nêu tên tài liệu, hệ thống câu hỏi bài tập và có hướng dẫn cách thức tìm hiểu thông tin, phương pháp giải bài tập. * Giúp cho người học nhận thức được khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào việc học các môn khác hoặc vào thực tiễn, các môn ngành có thể thao tác, xử lý được nghiệp vụ ngay khi còn đang học. * Phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên, hướng dẫn được cho sinh viên cách thức nghiên cứu vấn đề, tạo sự hứng khởi, chủ động cho người học. * Biết sử dụng các phương tiện trợ giảng hợp lý. Tuy nhiên các tiêu chí này cần được đặt trong một hoàn cảnh và môi trường cụ thể, trong mối quan hệ giữa dạy và học cũng như sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, điều kiện, môi trường làm việc, cách thức quản lý thích hợp để xét đoán 3. Sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại Phải chuẩn bị chu đáo và sử dụng hợp lý các phương tiện trợ giảng. Tuy nhiên không nên qúa lạm dụng có thể gây phản tác dụng. Vẫn còn tình trạng quá lạm dụng, ỷ lại phương tiện trợ giảng, không thoát ly được bài giảng, vì vậy khi xảy ra bất trắc -ví dụ như mất điện-các phương tiện trợ giảng không sử dụng được thì giảng viên trở thành bị động. Lạm dụng phương tiện trợ giảng sẽ vô tình biến quá trình dạy học “đọc- chép” trở thành “nhìn-chép”! 4. Chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưa được xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đề rất đáng quan tâm. Giống như lợi nhuận trong kinh doanh, trong học tập điểm số chính là dấu hiệu chỉ báo cơ bản phản ánh kỹ năng kiến thức của một sinh viên cần phải đạt được qua một khoá học. Đánh giá quá trình học tập phải được thể hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn mực dùng để xác định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thống điểm số đánh giá được chuẩn hoá, sao cho vừa có thể chuyển tải được hết mục đích của giáo dục, vừa giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có ích năng lực của sinh viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng được mục tiêu và điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bản thân. Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ở chổ chất lượng của hệ thống xác định nó. Chất lượng càng cao mức độ chuẩn hoá càng lớn, khả năng quốc tế hoá nền giáo dục đó càng rộng. Trước yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nhanh chóng hoàn thiện một hệ thống đánh giá kết quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu. 5. Những biện pháp cụ thể để sinh viên có thái độ học tập tích cực a/. Tăng tính tự giác học tập qua việc cho sinh viên thấy hệ quả giữa chất lượng học tập và vị trí làm việc trong tương lai Xét cho cùng khi vào trường đại học, mục đích của mọi sinh viên là muốn có một việc làm để giúp ích cho bản thân và gia đình trước khi có suy nghĩ trở thành người hữu ích cho đất nước. Nhưng cần cho sinh viên thấy rằng quan niệm học tập chiếu lệ, miễn sao có được mảnh bằng để ra làm việc là sai lầm. Văn bằng là điều kiện cần nhưng chưa đủ, đó chỉ là phương tiện để đưa các bạn đến cổng đơn vị, cơ quan. Nếu các bạn không tự giác học tập, không say mê nghiên cứu, không tự đầu tư kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì các bạn chỉ dậm chân tại chỗ trong quá trình công tác hoặc sẽ bị đào thải. Điều này chỉ có các nhà tuyển dụng mới là người có tiếng nói mang tính trọng lượng nhất đối với sinh viên. Do vậy, nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về cơ hội nghề nghiệp, các buổi giao lưu hướng nghiệp với các nhà quản trị doanh nghiệp, ngân hàng để sinh viên biết được yêu cầu của công việc trong tương lai mà cố gắng phấn đấu. Học tập tốt sẽ có việc làm tốt, đây chính là động lực thúc đẩy sinh viên tự giác học tập, hăng say nghiên cứu để làm giàu cho kiến thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp. b/. Tăng tính tự giác học tập qua việc đánh thức lòng tự trọng, tự hào của sinh viên Cần đặt sinh viên ở vị trí của một người đã trưởng thành, một người lớn, một công dân để đánh thức lòng tự trọng. Đã là một người lớn thì không đợi ai phải nhắc nhở, đã là một công dân thì bên cạnh quyền lợi phải có nghĩa vụ đối với xã hội. Điều này sẽ tăng tính tự giác, tự vươn lên, tự chịu trách nhiệm trong sinh hoạt, học tập của sinh viên. Muốn như vậy thì nhà trường, giảng viên, cán bộ quản lý phải thực sự tôn trọng và đối xử bình đẳng với các em. Vừa là người thầy, người cha để bảo ban uốn nắn các em, nhưng lại phải là người bạn đáng tin cậy để động viên, chia sẻ giúp các em vượt qua các khó khăn, vướng mắc. c/. Công tác giáo dục chính trị và sự động viên của các đoàn thể Bên cạnh điểm học tập, sinh viên còn có điểm rèn luyện đạo đức. Đây cũng là động lực nhắc nhở các em phải luôn giữ cách sống đúng mực. Sinh viên luôn được thầy cô, các phòng ban chức năng và đoàn, hội động viên trong học tập, nhắc nhở trong sinh hoạt và uốn nắn các suy nghĩ lệch lạc nhằm hướng cho các em con đường đi đúng đắn, tạo một mội trường lành mạnh để các em có điều kiện phấn đấu rèn luyện trở thành những công dân tốt có năng lực chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Nhưng để đạt hiệu quả cao hơn, công tác giáo dục chính trị và sự động viên của các đoàn thể cần đi vào chiều sâu, có những biện pháp thật cụ thể đối với từng nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, cần thấy rằng đây cũng chỉ là những biện pháp hỗ trợ chứ điều chủ yếu vẫn là ý thức vươn lên của mỗi sinh viên. d/.Thực hiện một chế độ học tập mềm dẻo từ mục tiêu, nội dung, hình thức đến quy trình học tập. Sinh viên có thể lựa chọn môn học, nội dung, hình thức lên lớp, học vượt, học chậm, học theo giai đoạn hoặc niên chế v.v... Thực hiện quy trình đào tạo theo hướng cá biệt hóa. e/.Tiến hành phân hóa và sàng lọc sinh viên qua từng giai đoạn, từng năm học. Mạnh dạn xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn về năng lực hoặc phẩm chất của người học. f/. Công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch và quy trình đào tạo ở cấp nhà trường, khoa, tổ bộ môn cho sinh viên biết ngay từ đầu mỗi khóa, năm học, mỗi môn học để họ có thể chủ động tự mình thiết kế quá trình học tập của mình. g/. Biên soạn những tài liệu hướng dẫn học tập chung về quá trình học tập, phương pháp, sử dụng phương tiện, gặp gỡ giáo viên, tham khảo tài liệu ... và tài liệu hướng dẫn cho từng loại môn học. h/.Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đặc biệt là những kiểu dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thông báo, đàm thoại...; giảm tối đa tỉ lệ diễn giảng một chiều tùy vào từng bộ môn. i/. Nâng cao tỉ lệ giờ thực hành. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành với nội dung thiết thực và phong phú qua các dạng bài tập sáng tạo, bài tập tình huống, kích thích sinh viên suy nghĩ, tưởng tượng để tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Trên đây chỉ là một số ý kiến và cách nhìn nhận về đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân nhằm đóng góp vào chiến lược phát triển đào tạo của Phân viện, rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của đồng nghiệp.
File đính kèm:
- Đổi mới PPGD- nguyenquangthuan[1].pdf