Chuyên đề Một số yếu tố của lí thuyết đồ thị và ứng dụng
Các khái niệm cơ bản: Đồ thị; đỉnh, đỉnh cô lập, cạnh vô hướng, cạnh có
hướng của đồ thị; đồ thị có hướng; đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị đầy đủ; đồ
thị bù; phần của đồ thị (còn được gọi là “đồ thị con” trong một số tài liệu), đồ thị
con (còn được gọi là “đồ thị con cảm sinh” trong một số tài liệu); bậc của đỉnh trong
đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị thuần nhất; đường đi, độ dài đường đi, đường
đi khép kín, xích (có tài liệu gọi là đường đi đơn giản), xích đơn, chu trình (có tài
liệu gọi là chu trình đơn giản), chu trình đơn, đường đi Ơle, đường đi Hamintơn, chu
trình Ơle, chu trình Hamintơn trong đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị liên thông,
cây, đồ thị Ơle, đồ thị Hamintơn; thành phần liên thông của đồ thị đơn vô hướng
hữu hạn; đồ thị lưỡng phân (còn được gọi là “đồ thị hai phe” trong một số tài liệu).
1 GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA LÍ THUYẾT ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG” cho học sinh các lớp chuyên Toán trường THPT chuyên (Bài giảng tại Lớp tập huấn giáo viên chuyên Toán - Đợt 2) Nguyễn Khắc Minh (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD - Bộ GD&ĐT) Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chuyên đề “Một số yếu tố của lí thuyết đồ thị và ứng dụng” là một chuyên đề cần được giảng dạy cho học sinh các lớp chuyên Toán trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc. 1. Nội dung tối thiểu cần giảng dạy Theo các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD&ĐT, đối với Chuyên đề nêu trên giáo viên cần giảng dạy cho học sinh các kiến thức tối thiểu dưới đây: a. Các khái niệm cơ bản: Đồ thị; đỉnh, đỉnh cô lập, cạnh vô hướng, cạnh có hướng của đồ thị; đồ thị có hướng; đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị đầy đủ; đồ thị bù; phần của đồ thị (còn được gọi là “đồ thị con” trong một số tài liệu), đồ thị con (còn được gọi là “đồ thị con cảm sinh” trong một số tài liệu); bậc của đỉnh trong đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị thuần nhất; đường đi, độ dài đường đi, đường đi khép kín, xích (có tài liệu gọi là đường đi đơn giản), xích đơn, chu trình (có tài liệu gọi là chu trình đơn giản), chu trình đơn, đường đi Ơle, đường đi Hamintơn, chu trình Ơle, chu trình Hamintơn trong đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị liên thông, cây, đồ thị Ơle, đồ thị Hamintơn; thành phần liên thông của đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị lưỡng phân (còn được gọi là “đồ thị hai phe” trong một số tài liệu). b. Một số kết quả đơn giản Định lí 1. Số đỉnh bậc lẻ trong một đồ thị đơn vô hướng hữu hạn là một số chẵn. Định lí 2. Trong đồ thị đơn vô hướng n đỉnh (n Z, n 2) tồn tại ít nhất hai đỉnh có cùng bậc. Định lí 3. Nếu đồ thị G đơn vô hướng n đỉnh (n Z, n 2) có đúng hai đỉnh cùng bậc thì G phải có đúng một đỉnh bậc 0 hoặc đúng một đỉnh bậc n – 1. Định lí 4. Mỗi đồ thị đơn vô hướng hữu hạn không liên thông đều bị phân chia một cách duy nhất thành các thành phần liên thông. Định lí 5. Nếu mỗi đỉnh của đồ thị G đơn vô hướng n đỉnh (n Z, n 2) đều có bậc không nhỏ hơn n/2 thì G là đồ thị liên thông. Định lí 6. Đồ thị G đơn vô hướng hữu hạn là đồ thị Ơle khi và chỉ khi hai điều kiện sau được đồng thời thoả mãn: i) G là đồ thị liên thông. ii) Mọi đỉnh của G đều có bậc chẵn. Định lí 7. Nếu tất cả các cạnh của một đồ thị đơn vô hướng đầy đủ 6 đỉnh được tô bởi hai màu thì phải tồn tại ít nhất một chu trình đơn độ dài 3 có tất cả các cạnh cùng màu. 2 2. Nội dung nâng cao nên giảng dạy Các kết quả lí thuyết đã được trình bày trong Bài giảng của PGS. TS. Phan Thị Hà Dương tại Lớp tập huấn. Về tính liên thông của đồ thị - Định lí 1.1: Nếu G là đồ thị đơn, vô hướng, có n đỉnh và k thành phần liên thông thì số cạnh tối đa trong G bằng 1 ( , ) ( )( 1) 2 S n k n k n k . - Định lí 1.2: Nếu G là đồ thị đơn, vô hướng, có n đỉnh và có số cạnh lớn hơn 1 ( ,2) ( 2)( 1) 2 S n n n thì G là đồ thị liên thông. Về đồ thị Hamintơn Xét đồ thị G đơn, vô hướng, n đỉnh. Kí hiệu các đỉnh của G bởi 1 2, ,..., na a a và kí hiệu ( ,i ja a ) là cạnh có hai đầu mút là ia và ja . Bậc của đỉnh ia được kí hiệu bởi ( )id a . Xét xích đơn A có độ dài l; không mất tổng quát, giả sử A = 1 2 1... la a a . - Định nghĩa: A được gọi là xích đơn đầy đủ nếu không thể kéo dài A bằng cách thêm vào A các cạnh liên thuộc đỉnh 1a hoặc đỉnh 1la . - Định lí 2.1: Nếu xích đơn đầy đủ A độ dài l có các đầu mút 1a , 1la thỏa mãn điều kiện 1 1( ) ( ) 1ld a d a l thì đồ thị con cảm sinh 0G của G, với tập đỉnh { 1 2 1, ,..., la a a }, là đồ thị Hamintơn. - Định lí 2.2: Giả sử G là đồ thị liên thông. Khi đó, hoặc G là đồ thị Hamintơn hoặc độ dài l của xích đơn có độ dài lớn nhất trong G thỏa mãn bất đẳng thức 1 1( ) ( )ll d a d a , trong đó 1a và 1la là các đầu mút của xích đơn đó. - Hệ quả: Giả sử đồ thị G không có chu trình Hamintơn. Khi đó, nếu ia và ja là hai đỉnh có bậc nhỏ nhất trong G thì ( ) ( )i jl d a d a , với l là độ dài của xích đơn có độ dài lớn nhất trong G. - Định lí 2.3 (Dấu hiệu Dirac): Nếu bậc (trong G) của mỗi đỉnh đều lớn hơn hoặc bằng 2 n thì G là đồ thị Hamintơn. - Định lí 2.4 (Dấu hiệu Ore): + Nếu với hai đỉnh tùy ý ia và ja đều có ( ) ( ) 1i jd a d a n thì G có đường đi Hamintơn. 3 + Nếu với hai đỉnh tùy ý ia và ja đều có ( ) ( )i jd a d a n thì G có chu trình Hamintơn. Về đồ thị lưỡng phân và bài toán ghép cặp - Định lí 3.1: Đồ thị G đơn, vô hướng, hữu hạn là đồ thị lưỡng phân khi và chỉ khi mọi chu trình đơn trong G đều có độ dài chẵn. - Định lí 3.2: Định lí Hall. 3. Phương pháp giảng dạy Các giáo viên nên dẫn dắt học sinh đến các khái niệm, các kết quả thông qua các bài toán cụ thể được phát biểu bằng ngôn ngữ đời sống. Lưu ý: Nhằm tránh sự đơn điệu trong việc dẫn dắt học sinh tới khái niệm “đồ thị” hay một số khái niệm khác như “đường đi trong đồ thị”, …, các giáo viên nên tìm đến các bài toán vui, các bài toán cổ có bản chất đồ thị mà học sinh đã biết trong quá trình học tập từ cấp Tiểu học. - Ví dụ 1: Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh tới khái niệm “đồ thị” cũng như khái niệm “đường đi trong đồ thị” thông qua bài toán vui sau: Bài toán 1: Trên một bờ sông có một con sói, một con dê và một cái bắp cải. Một bác lái đò phải chở cả sói, dê và bắp cải sang sông. Mỗi lần sang sông, bác chỉ chở được đúng một trong ba đối tượng trên. Hơn nữa, bác lái đò phải đảm bảo không được để lại trên bờ sông chỉ có sói và dê, cũng như chỉ có dê và bắp cải. Hỏi bác lái đò phải chở sói, dê và bắp cải sang sông bằng cách nào ? - Ví dụ 2: Để dẫn dắt học sinh tới dấu hiệu Dirac hay dấu hiệu Ore về đồ thị Hamintơn, giáo viên có thể xuất phát từ bài toán đơn giản sau: Bài toán 2: Có 6 loại sợi, mỗi loại sợi có một màu và hai loại sợi khác nhau có màu khác nhau. Từ các loại sợi đó, người ta dệt nên các tấm vải hai màu. Biết rằng, trong quá trình dệt, mỗi loại sợi đều được ghép với tối thiểu ba loại sợi khác. Chứng minh rằng có thể chọn ra được 3 tấm vải mà ở 3 tấm vải đó có đầy đủ cả 6 loại sợi. Đối với việc giảng dạy các kết quả hay các bài tập, các giáo viên không nên trình bày ngay chứng minh của các kết quả hay lời giải của các bài tập đó, mà nên có bước phân tích dẫn dắt học học sinh tới các chứng minh hay lời giải. Qua đó, giáo viên giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích cấu trúc của đồ thị, … . 4. Một số kết quả tham khảo Cho G là đồ thị đơn, vô hướng, hữu hạn. Kí hiệu M(n, G) là số cạnh lớn nhất của một đồ thị đơn, vô hướng, có n đỉnh và không nhận G làm đồ thị con cảm sinh. Kí hiệu nK là đồ thị đơn, vô hướng, đầy đủ, có n đỉnh. Kí hiệu ,m nK là đồ thị đơn, vô hướng, lưỡng phân, đầy đủ, có số đỉnh của mỗi phần tương ứng là m và n. Kết quả 4.1 (Định lí Turan): 2 3( , ) 4 n M n K . 4 Kết quả 4.2: Số cạnh lớn nhất của đồ thị đơn, vô hướng, n đỉnh và trong đó không có hai chu trình đơn độ dài 3 có chung cạnh bằng 2 4 n . Kết quả 4.3: 2,2 (1 4 3) ( , ) 4 n n M n K . Kết quả 4.4: 2, (1 1 4( 1)( 1)) ( , ) 4 m n m n M n K . Kết quả 4.5: 1 1 2 , 1 ( , ) ( 1) . 2 4 m m l m mn M n K l n . Kết quả 4.6: Tồn tại vô hạn số nguyên dương n sao cho 3 3 2, 1( , ) 2 4 2 4 m mn mn mn mn M n K . Kết quả 4.7: Tồn tại vô hạn số nguyên dương n sao cho 3 2, 1( , ) 2 m mn M n K mn . Kết quả 4.8: Với p là số nguyên tố lẻ, ta luôn có 5 4 3 3,3( , ) 2 p p M p K .
File đính kèm:
- Bai giang cho GV chuyen Toan _ Da Nang.pdf