Chuyên đề: Một vài suy nghĩ về phương pháp trả bài tập làm văn THCS
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Phương pháp trả bài tập làm văn trên lớp là vấn đề đã có từ lâu. Vấn đề này đã dược ngành giáo dục quan tâm, các văn bản của Bộ, Sở. đều có những định hướng, song thực sự vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến một cách hệ thống, đầy đủ, rõ ràng. Hầu hết giáo viên tiến hành giờ dạy theo hướng dẫn rất chung chung, theo kinh nghiệm và theo cảm tính dù có sự bàn bạc thống nhất trong nhóm chuyên môn nhưng thực sự vẫn chưa có được một phương pháp chung và chuẩn. Do vậy, tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nói chung đổi mới phương pháp trả bài tập làm văn nói riêng là một vấn đề cần được tiến hành nghiêm túc và thực tiễn hơn.
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng đã chỉ đạo về hoạt động của tổ nhóm chuyên môn như sau: cần thiết nghiên cứu, thảo luận, trao đổi "Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, hứng thú cho học sinh trong giờ Ngữ văn, kinh nghiệm giúp học sinh làm văn sáng tạo."(Theo Hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS, năm học 2006-2007, theo Quyết định 509/GDTrH ngày 11/ 09/ 2006) và cần thiết: "Dạy bài khó theo PPDH đổi mới với các kĩ thuật nhằm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. và vấn đề rèn kĩ năng phương pháp học tập cho học sinh" (Theo Hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS, năm học 2007-2008, kèm theo Quyết định số 416/GDTrH ngày 10/ 09/ 2007 )
chữa những sai sót trong bài làm, biết rút kinh nghiệm là thành công. 2. Dạy học thông qua việc rèn luyện phương pháp tự học: Một trong những phương pháp dổi mới dạy học là rèn cho HS có thói quen tự học, tự nghiên cứu trước bài học của giờ sau hay đọc thêm tài liệu để mở rộng kiến thức. Phân môn Tập làm văn không giống văn và tiếng Việt, Một bài Tập làm văn là sự tích hợp của hai phân môn văn và tiếng Việt, đó là sự hiểu biết về kiến thức văn học, là sự vận dụng các kiến thức dùng từ, đặt câu trong quá trình làm bài của mình. Hay nói cách khác, bài tập làm văn chính là kết quả của quá trình nghe, nói, đọc. Là sản phẩm của quá trình học tập của HS, cũng là sản phẩm của quá trình dạy. Vì vậy, người HS phải biết được sản phẩm của mình sáng tạo ấy có đạt chất lượng tốt không ? Muốn vậy, người HS phải nghiên cứu trước bài của mình, đọc kĩ lời phê của cô, tự chữa được lỗi sai của chính mình. Để HS làm được việc này tôi yêu cầu chữa cho từng bài viết một. Đối với bài viết số 2, ngoài việc chữa những lỗi chính tả, lỗi diễn đạt thì HS phải chữa cả lỗi chưa sử dụng được yếu tố miêu tả. Câu hỏi cho phần chuẩn bị của cá nhân: Trên cơ sở lời phê của cô: + Bài viết đã đạt được những yêu cầu nào? (Bố cục, kĩ năng, việc sử dụng phối hợp các phương thức biểu đạt khác như thế nào, diễn đạt, chữ viết...) + Hãy liệt kê những lỗi sai trong bài viết? (Phát hiện thêm các lỗi mà người chấm chưa phát hiện ra?) Các lỗi đó có lặp lại trong bài viết không? Lặp lại mấy lần? + Dự kiến cách sửa? + Lập dàn ý cho bài văn cụ thể? 3. Dạy học thông qua các hoạt động phối hợp cá nhân với tổ, nhóm: Trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần tuý cá nhân. Sự hợp tác giữa trò và trò thông qua thảo luận tranh luận, mỗi ý kiến cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mìmh lên một trình độ mới. Trong hoạt động nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia xẻ những suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, bộc lộ những gì đang nghĩ, nhận rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Phương pháp này dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì các em được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề, cảm thấy hào hứng trong sự thành công chung có phần đóng góp của mình. Đây là một phương pháp rất hiệu quả nếu như người dạy biết vận dụng nó một cách triệt để, không hình thức. Đặc biệt khi giao hoạt động nhóm với những yêu cầu cụ thể với nhóm (4 - 6 em): + Phát hiện những ưu điểm (đoạn văn hay, bài văn hay...) và những tồn tại chung của các bài văn trong nhóm. + Những tồn tại nào phổ biến? Dự kiến cách chữa? + Những băn khoăn... Mỗi bài văn là một sáng tạo có tính cá nhân cao và không đồng đều, hợp tác với nhau các em có thể bổ sung kiến thức, kĩ năng và thái độ cho nhau. Giúp nhau sửa chữa được những sai sót cần thiết. Hiệu quả học tập sẽ tăng lên, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, hoạt động này phải được thầy đánh giá, kiểm tra, uốn nắn không hình thức mới thành công, mới hiệu quả. ở tiết trả bài chúng tôi thực hiện việc trao đổi bài theo nhóm ở nhà tương đối có kết quả. Phần bA: Kết luận và những khuyến nghị 1. Kết quả: Đối sánh chất lượng bài kiểm tra hai lớp: Bài Tập làm văn số 2 Lớp sĩ số giỏi khá tB yếu 9A1(Chưa chỉ đạochuyên đề) 43 0 16 (37,2%) 17 (39,5%) 10(23,2%) 9A2(Lớp thực hiện chuyên đề) 43 5(11,6%) 13 (30,2%) 24 (55,8%) 1 (2,3%) 2. Kết luận: Dạy văn là một công việc phức tạp đòi hỏi người dạy và người học phải phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, đi tìm cái mới ngay trong nhu cầu của người học và yêu cầu đổi mới có tính thời sự, tránh chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa bài bản. Qua nghiên cứu và áp dụng một số các giải pháp trên vào tiết trả bài Tập làm văn, chúng tôi nhận thấy tiết học có hiệu quả hơn. Do đã kết hợp các phương pháp dạy truyền thống với phương pháp dạy học mới nên đã phát huy được tính tích cực của HS: Giờ trả bài gây hứng thú cho HS chính là ở chỗ kích thích tư duy tự học, trao đổi, tự phát hiện những ưu điểm và tồn tại trong bài viết của mình, của bạn. HS được thể hiện, được tranh luận, trao đổi, đối thoại tìm cách giải quyết.Giờ học vì thế có sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành; phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò, giữa trò và trò... giúp các em tự tin hơn trong học tập. Giờ trả bài vì thế bớt đi sự nhàm chán. Nhiều giờ trả bài rất sôi nổi, hứng thú và giúp các em nhớ mãi. 3. Một số kinh nghiệm rút ra: Trong quá trình giảng dậy, chúng tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm sau để tiết trả bài Tập làm văn đạt kết quả: 2.1. Đối với giáo viên: - Đó là cần thiết đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của HS. (ở mỗi kiểu bài làm văn, nên giới thiệu với HS những tài liệu tham khảo cần thiết, có giá trị. Hướng dẫn các em cách đọc (đọc qua một lượt để nắm tinh thần chung sau đó đọc kĩ và gạch dưới những ý quan trọng, những lời bình hay, ghi chép lại những gì hữu ích). Qua việc đọc các tài liệu tham khảo các em sẽ làm quen với nhiều cách tiếp cận với các VB khác nhau học lấy những điều hay từ đó áp dụng, rút ra những gì cần thiết cho bài làm TLV). - Từng bước hình thành và củng cố phương pháp học tập bộ môn cho HS. - Không nên lạm dụng những lời lẽ hoa mỹ, mượt mà thậm chí khuôn sáo, từ bên ngoài dội vào các TP mà HS được học. Lâu dần hình thành ở HS một thói quen: lấy cái hoa mĩ của ngôn từ thay cho những hiểu biết và khám phá từ bản thân TP văn chương. - Trả bài là công đoạn cuối, nghiệm thu kết quả nhưng cũng lại mở ra những công đoạn sau: HS tiếp thu ý kiến của thầy cô, sửa sai. Giờ trả bài đòi hỏi cả một quá trình làm việc nghiêm túc từ khi dạy lý thuyết, học các văn bản mẫu cho đến việc ra đề, làm biểu điểm, soạn giáo án... Đòi hỏi ấy cũng là yêu cầu của công việc mà GV phải làm và làm một cách nghiêm túc. Trong các giờ trả bài, sự chuẩn bị phải thật kĩ lưỡng: Chấm bài kĩ, sửa lỗi, đánh lỗi trong bài chính xác, lời phê chỉ rõ được ưu khuyết điểm và động viên được HS. Sự phân bố thời gian cho các hoạt động phải khoa học, không cảm tính. 2. 2. Đối với HS: - Có phương pháp học tập đúng đặc trưng cơ bản của bộ môn. - Nắm chắc lí thuyết và vận dụng vào Làm văn Trên thực tế khi HS nắm vững những kiến thức và kĩ năng làm văn với những kiếu bài khác nhau thì khi thi cử, dù " bị bất ngờ" (như cách nói của các em) HS vẫn có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản nhất. - Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV một cách tích cực Rèn cho các em ý thức giờ trả bài là phải chữa bài, rút ra bài học kinh nghiệm chứ không phải đơn thuần là biết điểm. Các em không chỉ thụ động nhận bài mà chủ động hoạt động kết hợp với lời phê của thầy, tự mình tìm ra yêu cầu của đề bài và đối chiếu với bài mình làm xem đã đúng chưa. Cách dạy của thầy sẽ truyền đến các em giá trị của giờ trả bài chính là ở chỗ các thầy cô chỉ cho các em chỗ chưa được, nguyên nhân, cách sửa. Từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau. 4. Khuyến nghị: 4.1. Đối với giáo viên đứng lớp: Nghiên cứu nghiêm túc lí luận dạy học, chương trình SGK, áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy học vào tiết dạy - học Văn đặc biệt ở tiết trả bài Tập làm văn; tích cực đổi mới trong khâu soạn, giảng, kiểm tra - đánh giá HS, chấm trả bài nghiêm túc. 4.2. Đối với nhà trường: Cần chỉ đạo để xây dựng một ngân hàng đề đồng bộ đáp ứng yêu cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính thực tiễn, tính thúc đẩy và tính thẩm mỹ, mang tính chất dài hơi, không chắp vá... Đảm bảo đề thi không chỉ kiểm tra được kiến thức mà còn đánh giá được phương pháp tư duy, nỗ lực cá nhân của HS. Cần thiết trao đổi ngân hàng đề với các trường bạn, quận bạn; sưu tầm các đề Văn hay... làm tư liệu dạy học cho giáo viên Ngữ văn. 4.3. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo: Cần thiết xem xét, chỉ đạo có sự thống nhất về chất lượng ngân hàng đề nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Hàng năm nếu quan tâm đến vấn đề chuyên môn nào, hãy để giáo viên giảng dạy bộ môn đó ở tất cả các trường cùng tham gia nghiên cứu hoặc để cho tự mỗi trường đề xuất tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề mà trường đó quan tâm... Như thế mới đẩy mạnh được chuyên môn một cách thực chất. Tránh việc tổ chức bốc thăm may rủi như đã từng làm vì đây là công tác khoa học. 4. 4. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo: - Cần có sự phân tích về kỹ năng của học sinh làm văn hiện nay. Thực trạng dạy văn trong các trường phổ thông. (Nên chăng cần quan tâm hơn nữa đến việc đối chiếu cần thiết giữa mục tiêu đào tạo với sản phẩm đào tạo xem xét mức độ đạt đén đâu chứ không phải căn cứ vào thành tích học tập của HS. Và như thế là lượng giá chứ chưa phải đánh giá). - Nên chăng có một chương trình bồi dưỡng về phương pháp kỹ năng ra đề thi, kiểm tra cho các giáo viên gắn với chương trình bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên. - Tổ chức việc trao đổi ý kiến, kinh nghiệm giảng dạy bộ môn giữa các trường, các quận. Tổ chức chuyên đề ở các cấp, thông báo rộng rãi các hội nghị sinh hoạt chuyên môn để GV được biết và đi dự đầy đủ. Với thời gian không dài, phạm vi chuyên đề rộng, nội dung khó, với khả năng còn hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này. Tuy vậy, chắc chắn không tránh khỏi ít nhiều hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình, bổ sung chân thành của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp ! Xin trân trọng cảm ơn ! Hải phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Thuỷ Tài liệu tham khảo 1. Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Nguyễn Kì - Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo - Hà Nội, 1994 2.Phát huy tính tích cực của học sinh ,Trần Bá Hoành - Vụ giáo viên, 1995 3. Kỹ thuật dạy học sinh học, Trần Bá Hoành - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996 4.Quá trình dạy - tự học , Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) - NXB Giáo dục, 1997 5.Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS , tập I, II - Trần Kiều (chủ biên) - Viện khoa học giáo dục, 1999. 6. Tạp chí Ngôn ngữ, Viện Ngôn ngũ học, số 143. 7. Thông tin khoa học giáo dục, Bộ GD và ĐT- Viện KHGD, số 84, 2001
File đính kèm:
- Chuyen De Ng² Van (chuan).doc