Chuyên đề: Ngắm trăng - Một cuộc vượt ngục tinh thần kì thú

Tiếp theo là bài Khai quyển (mở đầu tập thơ)

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Tự do là niềm khát khao, là nguyện vọng lớn lao của Bác. Dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào thì khát vọng tự do vẫn canh cánh trong lòng, vẫn luôn hiện diện trong tâm trí Bác. Đặc biệt là trong cảnh ngục tù hoặc khi đối diện với những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp thì khát vọng ấy càng tỏa sáng. Ngắm trăng là một minh chứng về điều đó.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Ngắm trăng - Một cuộc vượt ngục tinh thần kì thú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
I.VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Tháng 2 -1941 Người trở về nước. Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng Giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.II.HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ:Mùa thu năm 1942, từ Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đến huyện Túc Vinh ( Quảng Tây), người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày ải cực khổ hơn một năm trời từ 29 tháng 8 năm 1942 đến 10 tháng 9 năm 1943. Trong thời gian đó, để ngâm ngợi cho khuây, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do, Bác viết tập nhật kí bằng chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù), gồm 133 (135?) bài. Ngoài bìa tập thơ Bác vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ cao cùng với bốn câu đề từ:Thân thể ở trong laoTinh thần ở ngoài laoMuốn nên sự nghiệp lớnTinh thần càng phải caoTiếp theo là bài Khai quyển (mở đầu tập thơ)Ngâm thơ ta vốn không hamNhưng mà trong ngục biết làm chi đâyNgày dài ngâm ngợi cho khuâyVừa ngâm vừa đợi đến ngày tự doTự do là niềm khát khao, là nguyện vọng lớn lao của Bác. Dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào thì khát vọng tự do vẫn canh cánh trong lòng, vẫn luôn hiện diện trong tâm trí Bác. Đặc biệt là trong cảnh ngục tù hoặc khi đối diện với những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp thì khát vọng ấy càng tỏa sáng. Ngắm trăng là một minh chứng về điều đó. II.HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ:NGẮM TRĂNGMỘT CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚIII. NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚ:Như chúng ta đã biết, trăng xưa nay luôn là nguồn cảm hứng dạt dào, vô tận của biết bao thi sĩ, đã có không biết bao nhiêu những bài thơ hay viết về trăng qua sự cảm nhận của các nhà thơ đông tây kim cổ. Và trăng cũng để lại những ấn tượng khó quên trong trái tim người đọc. Bác Hồ cũng là một trong những tác giả rất thích trăng, yêu trăng, dành tình cảm nồng thắm cho trăng, coi trăng như người bạn đồng hành của mình. Nhờ đó mà Bác đã để lại cho ta những bài thơ tuyệt bút về đề tài này.Khi ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp với bài Rằm tháng giêng ta thấy vầng trăng xuân tròn đầy, ánh trăng lồng lộng, tràn ngập cả bầu trời đấy ắp sắc xuân: Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuânIII.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚỞ Cảnh khuya, trăng đẹp tới kì ảo giống như một bức tranh sơn mài lộng lẫy, lung linh:Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa .Nếu Rằm tháng giêng, Cảnh khuya được sáng tác trong thời kì kháng chiến chông Pháp thì cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt diễn ra trong cảnh tù đày, tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc). Người tù thi sĩ tay bị xích chân bị cùm, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh nhưng tâm hồn vẫn thảnh thơi say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng .III.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚIII.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚMở đầu bài thơ, Bác viết:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa(Trong tù không rượu cũng không hoa)Trong tù không có rượu, không có hoa là chuyện tất nhiên, bình thường. Ở đây Bác không phải nói lên hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ mà nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu, hoa. Xưa nay, việc uống rượu, thưởng hoa, thưởng trăng là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, người ta thường đem rượu ra uống và thưởng hoa, ngắm trăng. Có rượu, có hoa và có bạn tri kỉ nữa thì việc ngắm trăng mới trọn vẹn mới hoàn hảo. Và người ta chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi, thư thái. Ở đây, thi sĩ Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh rất độc đáo – ngắm trăng trong tù – thật chẳng phù hợp với thúIII.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚthưởng trăng thanh tao! Thế nhưng trước cảnh trăng quá đẹp, quá quyến rũ, không kìm lòng được, Bác đã thốt lên: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) Bác thật sự cảm thấy bối rối, xốn xang trước cảnh trăng đẹp. Vầng trăng tròn đầy, ngời sáng như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra chốn tự do mà chiêm ngưỡng mà bầu bạn với trăng, hưởng thụ cái đẹp của trời đất, cái ánh sáng cao khiết, huyền ảo của vầng trăng mà người rất yêu quý và nó cũng đã làm mê hồn mê đắm bao người. Giữa chốn lao tù cái không rượu chồng lên cái không hoa, hiện thực xám ngắt lạnh lẽo bao trùm lên tất cả nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác cảm hứng vẫn dạt dào, III.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚ nồng đượm. Ngặt nỗi vì bị giam cầm nên việc thưởng trăng của người tù – thi sĩ – chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.Ít ai ngắm trăng trong tư thế kì lạ này. Đọc kĩ hai câu thơ trong nguyên tác chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của người, trăng và cái song sắt của nhà tù.Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Nhân – nguyệt rồi nguyệt – thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn ở giữa. Ở đầu câu thơ trên, Bác dùng nhân tức người, người tù, để chỉ chủ thể, nhưngIII.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚcuối câu thơ dưới, chủ thể lại là thi gia. Trước cuộc ngắm trăng Bác là người tù, cuối cuộc ngắm trăng, người tù đã thành nhà thơ. Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ rất đặc biệt, sự giao hòa thắm thiết giữa trăng và người. Phép đối và nhân hóa được sử dụng rất thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say đắm ngắm trăng sáng, thì thầm tâm sự bằng tưởng tượng với chị Hằng. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến tri âm, để ngắm nhà thơ.Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là tình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Chính tình cảm mãnh liệt đó, chính sự gắn bó thân thiết đó đã khiến cho cái song sắt sừng sững - cái sức mạnh tàn bạo lạnh lùng của nhà tù kia đành phải buông xuôi, bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng. III.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚHai câu thơ cũng cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ. Trong này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, sáng đẹp, là thế giới của tự do của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Hiện thực khắc nghiệt của nhà tù không thể ngăn cản được khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.Tóm lại, bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của Bác vừa cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đằng sau những câu thơ đậm đà phong vị cổ điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát vọng tự do, ở phong thái ung dung, vượt hẳn lên hoàn cảnh khó khăn gian khổ, áp bức nặng nề của cảnh lao tù. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy dường như người tù cách mạng bất chấp cả song sắt cản ngăn, III.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚkhông chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở  của chế độ nhà tù khủng khiếp để thả hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng thơ mộng. Ánh sáng rạng ngời của vầng trăng đã đẩy lùi bóng tối ngột ngạt, u ám của nhà tù. Giữa Bác và trăng, giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu có một mối giao hòa thiêng liêng, khó tả. Cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh gian nan, Bác vẫn hướng cái nhìn vào vầng trăng như hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Ngắm trăng là một minh chứng sinh động cho hai câu thơ mà Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập thơ Nhật kí trong tù:Thân thể ở trong lao,Tinh thần ở ngoài lao.III.NGẮM TRĂNG – CUỘC VƯỢT NGỤC TINH THẦN KÌ THÚhay nói cách khác Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục tinh thần kì thú của người nghệ sĩ, thi sĩ, nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. CHÚC QUÝ VỊ VUI ,KHỎE, HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNGXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠNQUÝ VỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

File đính kèm:

  • pptCHUYENDE NGAMTRANG.ppt