Chuyên đề ngoại khóa: Biến đổi khí hậu toàn cầu

PHẦN I : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

1. Định nghĩa khí hậu :

- Khí hậu là giá trị trung bình trung bình của thời tiết trong khoảng 39 năm.

Em hiểu thế nào là biến đổi khí hậu ?

- Nếu hiểu thông thường : Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng

thái trung bình, đang ấm dần lên.

- Cách hiểu phổ biến hiện nay là một khái niệm rất rộng. Biến đổi khí hậu là sự nóng lên

của Trái đất, kéo theo sự thay đổi bất lợi của hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác, gồm cả

trong khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển của lớp vỏ Trái đất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề ngoại khóa: Biến đổi khí hậu toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
an xếp thứ 2, sau CO² về khối lượng khí nhà kính, sản sinh từ quá trình
phân hủy hữu cơ của các vi khuẩn, trong các mỏ khí, than đá ở vùng ngập nước. 
 - Ít hơn nữa còn có O² : Ô zôn ở tầng đối lưu, N²0 : Ô xit ni-tơ, hơi nước. 
 - Các nhà khoa học dự báo : ngay cả khi loài người có thể ngừng hoàn toàn việc 
thải CO2 thì nhiệt độ trung bình của Trái đất vẫn tiếp tục tăng đến mức hơn hiện nay 
gần 2°c và kéo dài trong 500 năm nữa vì các đại dương, vốn đã bị ấm lên, cần có 
thời gian để hạ nhiệt. 
b. Suy giảm diện tích rừng :
Vì sao nói : rừng là lá phổi xanh của Trái đất ?
 - Vì cây xanh có khả năng hấp thu khí CO² và trả lại O² ( ngược lại với con người 
và sự đốt cháy là hút O² và thải CO² ). Vậy, thảm thực vật : rừng đã giúp Trái đất cân 
bằng thành phần khí quyển để từ đó cân bằng các thành phần tự nhiên khác. 
- Riêng ở vùng Đông Nam Á trong thời gian từ 1980 - 1990 diện tích rừng giảm 
khá nhanh. Như ở Indônêxia rừng giảm đi 1212 nghìn ha, Thái lan là 515 nghìn ha, 
Việt Nam là 139 nghìn ha...
3. Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu :
a. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính:
Em hiểu thế nào là hiện tượng hiệu ứng nhà kính của khí quyển ?
 - Lớp không khí chứa những chất khí có tính chất : cho tia trực xạ từ Mặt trời xuyên qua
nhưng cản phần lớn tia tản xạ trở lại không trung từ mặt đất - nếu có khối lượng quá lớn, 
kết quả là nhốt nhiệt lượng lại, làm Trái đất nóng dần lên. ( Tương tự như chúng ta đóng
chặt của kính của phòng học lại thì năng lượng ánh sáng Mặt trời vẫn vào phòng qua lớp
kính, nhưng năng lượng ánh sáng Mặt trời phản xạ thì lớp kính lại chặn, không cho thoát
ra ngoài, dẫn đến nhiệt độ trong phòng tăng lên dần ).
b. Mưa acid : 
 - Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các 
acid khác nhau. 
 - Nguyên nhân là do các phương tiện giao thông như xe ô-tô, máy bay, tàu thủy...hay
các nhà máy : nhiệt điện, luyện kim, lọc dầu... đã xả khí SO² ( sun fua rơ ), NO² ( nitric ) 
vào khí quyển. Đây là những chất khí rất dễ hòa tan trong nước. Các oxid này sẽ phản ứng 
với hơi nước trong khí quyển để hình thành các acid như H2SO4 ( acid sun fua ric ), 
HNO³ ( acid Nitric ). Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa. 
 - Lưu ý : đây là con đường tổng hợp acid trong tự nhiên còn đầy bí ẩn. Trên thực tế :
con người không dễ dàng tổng hợp acid bằng cách cho SO² hay NO² lội qua nước. 
 c. Thủng tầng Ozon :
 - Ozon là một chất khí có nằm ở độ cao khoảng 25km thuộc tầng bình lưu của Trái đất, 
gồm 3 nguyên tử oxy (O³) 
- Tầng ozon là lớp lọc tia tử ngoại trong bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ 
làm cho chiếc áo choàng quý giá ấy bị “rách” : cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị 
đe dọa. Đối với con người, tiếp xúc nhiều với tia cực tím từ bức xạ Mặt trời sẽ bị ung thư 
da, mù võng mạc mắt...
- Các chất khí gây thủng tầng ozon là CFC và ODS. CFC dùng làm khí ga cho các 
thiết bị gây lạnh như tủ lạnh, máy điều hòa, bình cứu hỏa, bình xịt côn trùng, khử mùi...
Và tuy lượng ít nhưng CFC gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp CO² hàng nghìn lần! 
 d. Cháy rừng :
 - Khí hậu ấm lên, làm quá trình tan chảy băng diễn ra sớm hơn và hậu quả là mùa hè trở 
nên khô hanh hơn, là yếu tố chính dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng trên diện rộng.
e. Bão - Lũ lụt - Hạn hán:
* Bão : - Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn, kéo theo lũ lớn.
 - Bão hình thành cần ba điều kiện chính nhưng yếu tố : nhiệt độ ngày càng cao làm
cho bão hình thành ngày càng ít hơn ( vì không khí lạnh tràn về yếu dần ) nhưng cường 
độ, phạm vi hoạt đọng của bão lại ngày càng mạnh hơn, rộng hơn. 
PHẦN II : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở NƯỚC TA
1. Diễn biến khí hậu Việt Nam trong những năm qua :
 - Ở Việt Nam trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5° C 
trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam 
lãnh thổ. Xu hướng chung : lượng mưa chỉ tăng trong mùa đông, giảm về mùa hè.
Vì vậy, lũ lụt và hạn hán đều gia tăng về số lượng và cường độ. El – Nino và 
La – Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt nam.
2. Các tác động lớn của biến đổi khí hậu đến Việt Nam : 
 - Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị thảm họa tự nhiên của biến đổi 
khí hậu toàn cầu. Cụ thể :
 + Nước biển dâng sẽ làm nhiều vùng đất thấp ven biển bị ngập, ngập nặng nề nhất là
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long : vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước
ta. Theo dự đoán của các nhà khoa học : vào cuối thế kỷ XXI, ở Việt nam – mực nước
biển có thể đâng cao 1 mét và sẽ làm ngập 12% diện tích đất đai, 23% nơi cư trú của
người dân. 
 + Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể 
con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt 
đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và 
vật mang bệnh.
 + Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao 
thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,... liên quan đến chi phí gia 
tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu.
3. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu :
Ngày 5/12/2011, Thủ trướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2193/QĐ-TTg về ban 
hành Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu. 
* Các nhiệm vụ chiến lược :
- Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
- Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn 
 đề về biến đổi khí hậu
- Phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước
- Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa 
 dạng sinh học
- Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.
PHẦN III : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
1. Tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ngãi :
a. Biến động về khí áp và gió :
- Khí áp trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi trong những năm gần đây : đều 
thấp hơn khí áp trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, do áp cao lạnh lục địa đến Quảng Ngãi
yếu hơn quy luật trung bình nhiều năm. Nhưng hệ thống hoàn lưu chủ yếu của mùa hè như
bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới... lại ảnh hưởng đến Quảng Ngãi mạnh mẽ hơn
quy luật trung bình nhiều năm. Dẫn đến : tốc độ gió trong mùa hè tại Quảng Ngãi trong 
thời kỳ 2001 – 2011 mạnh hơn tốc độ tốc độ gió trong các thập niên trước đây và trung
bình nhiều năm. 
- Trung bình hằng năm có 4 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh Quảng 
Ngãi và thường xuất hiện trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 12. Trong khoảng 5 năm 
gần đây, áp thấp nhiệt đới xuất hiện cả trong tháng 1, tháng 2 ; Bão cũng xuất hiện sớm 
( ngay trong tháng 4 ).
b. Biến động về nhiệt độ :
 Trong 10 năm gần đây, tất cả các tháng trong năm đều tăng từ 0,1 đến 0,5 °c 
( trừ tháng 8 ).
c. Biến động về lượng mưa : 
Lượng mưa các năm đều tăng, nhất là ở 4 huyện : Ba Tơ, Minh Long, Mộ Đức, Đức 
Phổ. Lượng mưa tăng trong cả hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi :
a. Đối với tài nguyên đất :
Đáng lo ngại nhất hiện nay ở Quảng Ngãi là tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển. Biến 
đổi khí hậu còn gây nên những cảnh khô hạn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở núi trên 
diện rộng.
b. Đối với sản xuất nông nghiệp :
- Theo tính toán, do biến đổi khí hậu sẽ làm nước biển dâng nước biển dâng và gây
nguy cỏ ngập cho 31977 ha đất nông nghiệp, chiếm 23,5 % tổng diện tích đất nông
nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất trồng lúa có nguy cơ bị ngập tương ứng là
28890 ha : chiếm 39,76 % tổng diện tích đất trồng lúa cả tỉnh.
- Tập trung xây dựng bản đồ : nguy cơ ngập mặn do nước biển dâng cho địa bàn
huyện đảo Lý Sơn và Sa Huỳnh ( nơi được mệnh danh là vương quốc tỏi và muối của 
nước ta ).
3. Phương hướng ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi :
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích nghi và 
giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu.
a. Đối với cộng đồng xã hội :
Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, em biết tỉnh Quảng Ngãi đã
có những hoạt động nào để ứng phó với biến đổi khí hậu ? 
- Xây dựng các kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu cho các địa phương trong tỉnh.
- Quy hoạch, thiết kế các công trình thủy lợi trong tỉnh : đảm bảo khả năng thích ứng 
với biến đổi khí hậu, nhất là các hồ chứa nước.
- Ưu tiên phát triển kinh tế 6 huyện miền núi để xóa bỏ thói quen canh tác lạc hậu là đốt
rừng làm nương rấy, xóa bỏ nhà tạm bằng tranh tre nứa lá : vừa phát triển kinh tế bền 
vững, vừa thực hiện xóa đói – giảm nghèo.
- Năm 2015 : toàn tỉnh sẽ sử dụng xăng sinh học E95 với ê-te –noon được sản xuất từ
các nhà máy tinh bột mì trong tỉnh và pha chế ở nhà máy lọc dầu Dung Quất : nhằm 
góp phần giảm thiểu khí thải CO².
- Sau năm 2015, giáo dục biến đổi khí hậu sẽ được lồng ghép, tích hợp vào chương
trình giảng dạy của tất cả các trường phổ thông trung học trong tỉnh.
b. Đối với mỗi cá nhân :
- Là học sinh, em có giải pháp thiết thực nào trong sinh hoạt hằng ngày để góp
 phần ứng phó với biến đổi khí hậu ? 
- Đi bộ hay xe đạp khi di chuyển ở cự ly gần : vừa có lợi cho sức khỏe, lại có lợi về 
 kinh tế và môi trường.
- Ưu tiên mua hàng hóa được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm sự vận chuyển,
 nguyên nhân tăng tăng lượng thải các khí nhà kính.
- Tiết kiệm giấy là góp phần bảo vệ cây xanh, vì cây xanh là nguyên liệu chính sản
 xuất ra giấy.
- Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy sẽ tạo ra khí Mê-tan, gây hiệu ứng nhà kính. 
- Tăng cường ’’ ăn chay ’’: vừa tốt cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường. 
- Tham gia nhiệt tình phong trào trồng và chăm sóc cây xanh.
- Sử dụng tiết kiệm điện. 
Mộ đức – Quảng Ngãi ngày : 23 / 1 0 / 2013

File đính kèm:

  • docChuyên đề ngoại khóa.doc