Chuyên đề Những giải pháp xây dựng tổ chức Đội và đẩy mạnh hoạt động Đội trong nhà trường

Phần I: Phần mở đầu.

 1.Lý do chọn đề tài:

 A- Cơ sở lí luận

 - Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, các cấp Bộ Đoàn đã không ngừng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ- những mầm non tương lai của đất nước, nhằm góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

- Thông qua hoạt động Đội giúp các em có sự phát triển toàn diện, các em tự khẳng định mình cả đức lẫn tài

 

ppt38 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp xây dựng tổ chức Đội và đẩy mạnh hoạt động Đội trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ựng kế hoạch xuyên suốt năm học. - Cần xây dựng đội ngũ phụ trách Chi đội và phụ trách nhi đồng, xây dựng các Chi đội mạnh và Sao nhi đồng tự quản Xây dựng và kiện toàn các Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, các nhóm nòng cốt có khả năng điều hành các hoạt động Đội. Đây là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các bước cơ bản đầu tiên, quyết định hiệu quả công tác của GV- Tổng phụ trách Đội trong nhà trường. Mục tiêu của nhiệm vụ này là hình thành một đội ngũ cán bộ có đủ tâm huyết, có năng lực tổ chức các hoạt động Đội( từ phụ trách các Chi đội đến các Ban chỉ huy Đội). - Để đạt được mục tiêu nói trên, GV-Tổng phụ trách Đội cần phải áp dụng một số biện pháp cụ thể sau đây: + Lựa chọn đề xuất với Ban giám hiệu, với chi ủy xây dựng đội ngũ phụ trách Chi đội, phụ trách nhi đồng. + Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện về kỹ năng nghiệp vụ xây dựng Đội và công tác Đội. + Hướng dẫn, theo dõi các em thực hiện nhiệm vụ hoạt động Đội. - GV- Tổng phụ trách Đội phải là người luôn đặt mối quan hệ tốt với các tổ chức trong nhà trường; GV- Tổng phụ trách Đội cần phải có mối quan hệ tốt với các tổ chức sau: + Quan hệ với Liên Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường + Quan hệ với tập thể phụ trách Chi ĐộiChính vì vậy mà GV-TPT Đội cần phải: Chăm lo xây dựng phụ trách Chi đội thực sự đoàn kết, thống nhất, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tìm cách giải quyết những nhu cầu hợp lý của phụ trách Chi đội, tạo uy tin, tạo niềm tin cho họ, giúp họ giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tác, trong cuộc sống. + Quan hệ với Chi đoàn cán bộ, giáo viên + Quan hệ với chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường: GV - Tổng phụ trách Đội cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Chi uỷ, Ban giám hiệu, đặc biệt là với Bí thư chi bộ và hiệu trưởng nhà trường trên hai phương diện : Tham mưu và phối hợp thực hiện GV- TPT Đội tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về các hoạt động của tổ chức Đội, gắn hoạt động giáo dục trên lớp và giáo dục ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, đưa ra kế hoạch công tác Đội thành một bộ phận hữu cơ trong kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục tiêu của lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động Đội theo kế hoạch đã được duyệt. + Quan hệ với Hội đồng sư phạm nhà trường và các lực lượng giáo dục khác. Một mối quan hệ khác cần quan tâm là mối quan hệ giữa GV-TPT Đội với Hội cha mẹ học sinh để tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa 3 môi trường : nhà trường, gia đình và xã hội. GV-TPT Đội có thể và cần thiết phải thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với cộng đồng dân cư nơi trường đóng. ở đây có vai trò của Hội phữ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi ngoài thời gian lên lớp, giúp các em tham gia các hoạt động xã hội vừa sức mình. Tóm lại: Muốn thúc đẩy phong trào Đội của Liên đội hoạt động có chất lượng thì cần có :- Người GV- TPT Đội năng động, nhiệt tình, hiểu biết về công tác Đội, có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá. - Có uy tín với tập thể sư phạm và với học sinh, lời nói có sức thuyết phục trước công chúng, thu hút được mọi người cùng tham gia nhiệt tình và cùng đi vào hoạt động Đội. - Có BCH liên đội, đội ngũ phụ trách Chi đội và lớp nhi đồng năng động, sáng tạo có tính kỷ luật cao, có kỹ năng nghiệp vụ và luôn vì tập thể, vì phong trào Đội. - Xây dựng và kiện toàn các tổ chức Đội, đội tuyên truyền măng non, đội cờ đỏ, phụ trách Sao nhi đồng để thực hiện tốt các phong trào hoạt động Đội trong nhà trường 2.2 - Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống: Giáo dục đạo đức, phát động thi đua và đẩy mạnh các hoạt động tập thể, triển khai có hiệu chương trình rèn luyện đội viên trong Liên đội. - Nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn cần chú ý bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho đội viên bằng các việc làm: Mít tình kỷ niệm, nói chuyện truyền thống.... khơi gợi trong mỗi đội viên tình cảm, đạo lý của dân tộc Việt Nam “ Uống nước nhớ nguồn” để từ đó các em có những việc làm“ đền ơn đáp nghĩa” mở rộng “ vòng tay bạn bè” yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và tham gia vào các hoạt động từ thiện: Quyên góp, ủng hộ mỗi khi có bạn trong liên đội gặp khó khăn hoặc do các tổ chức khác phát động. - TPT phải xác định rõ “giao tiếp, vui chơi, múa hát tập thể” là nhịp cầu đưa các em xích lại gần nhau hơn. - Song song với các hoạt động trên, cần triển khai sâu rộng chương trình Rèn luyện đội viên, cho các Chi đội đăng ký chương trình rèn luyện đội viên ngay từ đầu năm học. Tổng phụ trách theo dõi và cấp chuyên hiệu chương trình “ Rèn luyện đội viên” kịp thời cho các em hoàn thành chương trình. Qua đó giúp đội viên phấn dấu, rèn luyện một cách toàn diện, sớm trở thành người công dân tốt, người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 2.3- Thường xuyên lựa chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội đối với phụ trách Chi đội, lớp nhi đồng. - Cần lựa chọn những đồng chí phụ trách Chi đội có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nhiệt tình với hoạt động Đội, thực sự thương yêu, giúp đỡ học sinh. + Phụ trách Đội không những là nhà giáo dục mà còn là người anh, người chị, người bạn thân thiết của các em, biết cảm thông, chia sẻ và hòa đồng với đối tượng giáo dục. + TPT là người đề xuất với BGH chọn cử phụ trách Chi đội, TPT phải thường xuyên gắn bó mật thiết và có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho phụ trách Chi đội. + Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là một phụ trách Chi đội, đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên trong năm học. - Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách Đội. Các phụ trách phải được tập huấn theo chương trình hoạt động năm học, nắm chắc được “ 7 yêu cầu đội viên”. Bồi dưỡng về cách thức tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng.. Phù hợp với lứa tuổi, hs từng vùng trong huyện. 2.4- Nhân gương điển hình:Đây là một hình thức rất quan trọng nhằm tạo dựng phong trào ngày càng sâu rộng và đem lại hiệu quả, mục tiêu của Đội: thường xuyên nhân rộng những gương điển hình trong Liên đội, những gương người tốt, việc tốt trong học tập và lao động. 2.5 - Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm và xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội. - Ngay từ đầu năm học GV-Tổng phụ trách Đội cần triển khai kế hoạch hoạt động Đội của Liên đội tới các giáo viên phụ trách Chi đội và lớp nhi đồng. Hướng dẫn làm hồ sơ, sổ sách của Đội theo quy định của HĐĐ Trung ương. - Thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách của Đội để nắm bắt và đánh giá được quá trình hoạt động của Chi đội, lớp nhi đồng trong Liên đội. - Trang thiết bị phục vụ hoạt động Đội cần trang bị đầy đủ cho cả khu chính đến khu lẻ. Thường xuyên kiểm tra và giao nhiệm vụ cho trưởng khu để cùng TPT theo dõi việc thực hiện nề nếp của khu, để từ đó việc đánh giá thi đua được dễ dàng và có chất lượng. III . Kết quả Sau khi nghiên cứu, trao đổi với các bạn đồng nghiệp và đề ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường. Liên đội trường Tiểu học Tuấn Đạo đã đi vào hoạt động và hoạt động có chất lượng. Trong 2 năm học 2006- 2007; 2007- 2008 liên đội đã được HĐĐ huyện đánh giá cao và cũng đã được HĐĐ tỉnh công nhận và tặng giấy khen “ Liên đội xuất sắc cấp tỉnh”. Đặc biệt năm học 2007-2008 Liên đội đã có 2 đội viên đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Tỉnh. Kết quả này cho thấy để nâng cao chất lượng học tập chính là sự đóng góp không nhỏ của tổ chức Đội trong nhà trường., nhà trường luôn tạo cho các em cảm nhận được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trong những năm qua, không những liên đội TH Tuấn Đạo và nhiều liên đội khác trong huyện Sơn Động nói chung đã áp dụng và đạt kết quả tốt. Tổ chức Đội trong nhà trường đã được chú trọng, xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học. Không những phát huy được sức mạnh tổng hợp, tập hợp được đông đảo thiếu nhi tham gia, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động Đội trong phạm vị nhà trường mà còn có tác dụng góp phần tô thắm thêm vườn hoa “ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi” của nước nhà.IV- Một số đề xuất, kiến nghị: Để nâng cao hiệu quả hoạt động Đội trong trường học cần: - Đối với HĐĐ cấp trên: +Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội. + Tiếp tục bổ sung những văn bản, tài liệu về kỹ năng công tác Đội xuống các trường. + Quan tâm, theo dõi sát sao hơn nữa về việc triiển khai và xây dựng kế hoạch hoạt động của các Liên đội. + Chỉ đạo cụ thể hơn nữa chương trình “Rèn luyện đội viên”, đặc biệt là việc đăng ký và cấp Chuyên hiệu cho đội viên hoàn thành các Chuyên hiệu của các Liên đội trong toàn huyện. - Đối với nhà trường: Các trường, đặc biệt là Ban giám hiệu cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Liên đội hoạt động theo kế hoạch đã phê duyệt từ đầu năm học. - Đối với GV- TPT Đội: Cần có kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng tháng của cả năm học. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động Đội phải phù hợp với Liên đội mình phụ trách. Nhiệt tình, năng động, thường xuyên thay đổi hình thức hoạt động trong năm . Luôn coi công việc của tập thể là công việc của chính gia đình mình. - Đối với tập thể học sinh: Dưới sự chỉ đạo sát sao của Giáo viên- Tổng phụ trách Đội cần có đội ngũ cán bộ Đội năng động, nhiệt tình, hăng say với công tác Đội. Từ đó sẽ cùng phụ trách Chi đội, lớp nhi đồng và Tổng phụ trách Đội thực hiện mọi kế hoạch mà Liên đội đề ra trong kỳ Đại hội Liên đội đầu năm học. Phần III: Kết luận chung Trên đây là những giải pháp mà tôi đã thực hiện nhằm củng cố tổ chức Đội ngày càng vững mạnh, đẩy mạnh hoạt động Đội trong các nhà trường. Song về lâu dài giải pháp trên chưa đầy đủ để thúc đẩy hoạt động Đội vững mạnh, đáp ứng nhu cầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thời kỳ đất nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế . Cần có những giải pháp sáng tạo hơn nữa về việc tổ chức các hoạt động Đội trong trường học để phần nào đáp ứng với phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD và Đào tạo đề ra. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Chân thành cảm ơn Ban giám khảo và quí vị đại biểu! Trường tiểu học Tuấn Đạo

File đính kèm:

  • pptDe tai Tong phu trach gioi cap tinh.ppt
Bài giảng liên quan