Chuyên đề Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết luyện tập đại số

Toán học là một môn khoa học tự nhiên. Môn Toán là môn học làm nền tảng cho nhiều môn học khác, cũng là môn thi bắt buộc đối với nhiều kì thi và là môn học lấy điểm hệ số 2 khi tính điểm. Học sinh được làm quen với toán ngay từ khi còn nhỏ, đến trường Mầm non các em đã được học thành môn học. Ở trường THCS thì các em đã xác định được tầm quan trọng của môn toán.

ppt23 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 3488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết luyện tập đại số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
chậm, rất nhiều em không biết làm các bài tập vận dụng như thế nào. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ I. THỰC TRẠNG: 2. Khó khăn: * Về phía giáo viên: Một số GV còn chưa mạnh dạn thoát khỏi sự lệ thuộc vào sách giáo khoa. Nội dung kiến thức trong tiết Luyện tập còn ôm đồm, chưa lựa chọn các dạng bài tập, các đơn vị kiến thức trọng tâm, cơ bản. Trong tiết Luyện tập phương pháp có khi còn đơn điệu, thường gọi HS khá giỏi lên sửa bài tập mà thiếu chú ý đến việc dạy phương pháp học, phương pháp giải bài tập cho HS. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng HS yếu ỉ lại vào HS khá giỏi, đợi bạn giải trên bảng xong chép vào vở do vậy tiết Luyện tập trở thành tiết sửa bài tập. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ Việc tổ chức hoạt động nhóm đôi khi chưa đạt hiệu quả một phần do việc phân chia nhóm chưa hợp lí, nội dung để thảo luận chưa phù hợp. Có những tiết GV giao cùng một bài cho tất cả các nhóm cùng thảo luận, không quy định thời gian, có khi sửa hết bài của 4; 5 nhóm làm mất nhiều thời gian và HS khá giỏi có thể không phát huy được hết khả năng của mình. Có đôi lúc trong 1 tiết GV tổ chức nhiều hoạt động nhóm nhưng cũng rất đơn điệu khi cứ giao bài cho các nhóm thảo luận nhưng lại gọi HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày khi các nhóm chưa thảo luận. Chưa có nhiều giải pháp tạo hứng thú cho các em khi dạy tiết luyện tập như ngại việc chuẩn bị giáo án điện tử, ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học ( bảng phụ, phiếu học tập…) chưa đầu tư nghiên cứu kĩ chương trình để thiết kế các hoạt động tạo sự hứng thú cho HS. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. II.1. Việc chuẩn bị ở tiết lý thuyết: Để dạy – học tốt tiết Luyện tập Đại số đòi hỏi có sự phối hợp tốt giữa thầy và trò. Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của cả 3 đối tượng HS không phải là vấn đề đơn giản. Thông thường tiết Luyện tập được thực hiện sau tiết lý thuyết, do vậy ở tiết trước GV cần : Chốt lại những kiến thức cơ bản yêu cầu HS học thuộc. Giao bài tập về nhà cho HS, có bài tập dành riêng cho HS khá giỏi, GV cần hướng dẫn những bài khó, chỉ ra kiến thức nào cần áp dụng để giải quyết bài toán khó cho các em. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ VD: - Tiết 49 Luyện tập sau bài Phương trình chứa ẩn ở mẫu ( Lớp 8) : GV cần dặn dò HS ôn lại cách giải PT bậc nhất, phương trình tích, PT chứa ẩn ở mẫu, 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, hướng dẫn cho HS bài 33 cách tìm các giá trị của a để biểu thức có giá trị bằng 2. HS cần chuẩn bị tốt ở nhà theo yêu cầu của GV. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. II.2. Một số giải pháp khi dạy tiết luyện tập: 1 . Lựa chọn nội dung luyện tập : GV cần xác định rõ nội dung cần luyện tập: Trong tiết này có thể có kiến thức mới nào cần truyền thụ cho các em hay chỉ áp dụng kiến thức đã học vào giải toán. Kiến thức trong tiết luyện tập cũng cần đảm bảo đủ theo chuẩn kiến thức kĩ năng. - Lựa chọn dạng bài tập: Vì lượng bài tập sau mỗi bài học và trong mỗi bài luyện tập rất đa dạng và phong phú, bên cạnh đó có nhiều bài tập trong sách bài tập. Để tránh việc ôm đồm kiến thức mà không đảm bảo nội dung trọng tâm, cơ bản, GV cần lựa chọn dạng bài tập sao cho phù hợp với nội dung cần luyện tập. Từ bài tập đơn giản rồi nâng dần lên. Không cần sửa hết tất cả các câu trong cùng một bài, có thể thay đổi số liệu để tránh việc HS làm máy móc theo sách giải hoặc theo bài người khác đã giải điều này giúp GV đánh giá chính xác năng lực của HS và HS cũng tích cực hơn khi làm bài mới. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Ví dụ: Tiết 50 lớp 9 luyện tập sau bài Đồ thị hàm số: y = f(x)= ax2 Gv có thể chia thành các nội dung sau: a. Vẽ đồ thị hàm số: y = - x2; y= 4x2; y = 4x -1 b. Tính giá trị của hàm số: Tính f( -2); f(1/3 ); f(0) của hàm số y = -x2 c. Tìm hệ số a: Bài 7a; bài 8a d. Tìm tọa độ của điểm thuộc đồ thị khi biết tung độ hoặc biết hoành độ: bài 8b;c e. Tìm giao điểm của hai đồ thị ( lấy luôn hàm số y= 4x2 ; y=4x-1 ở câu a) CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 2. Tổ chức các hoạt động : a. Hoạt động tập thể ôn lại lí thuyết: - Trước hết cần cho cả lớp ôn lại kiến thức đã học ở tiết trước hoặc các tiết trước đó mà có liên quan đến nội dung cần luyện tập. Hoạt động này có thể lồng ghép vào các dạng bài tập CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ VD: Tiết 19 Luyện tập sau bài Số thực Lớp 7: Cần cho HS ôn lại tập hợp số Tự nhiên, Tập hợp số nguyên. Khi luyện tập về dạng toán tìm x ( -5,6.x + 2,9.x – 3,68 = - 9,8) cần ôn lại cho HS về dấu khi thực hiện các phép tính. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.2. Tổ chức các hoạt động : b. Đối với dạng bài tập cơ bản ( nhận biết, thông hiểu): - Để vận dụng, khắc sâu kiến thức thường thực hiện qua việc giải bài tập. Để phát huy tính tích cực, chủ động của HS thì GV cần hỏi HS cách giải bài tập này như thế nào, cần vận dụng kiến thức nào vào bài này để xác định hướng đi của các em là đúng hay sai trước khi cho HS lên bảng làm và để HS yếu chưa biết cách làm cũng có thể làm được khi bạn hoặc GV đã chỉ ra cách làm. - GV cần phân chia cho phù hợp với từng đối tượng HS, có thể trong cùng một bài yêu cầu HS yếu , TB lên làm một ý nhỏ phù hợp với khả năng của các em. HS khá giỏi làm câu khó hơn CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ * VD: Tiết 52 Luyện tập sau bài Quy tắc “ Dấu ngoặc” Lớp 6: Dạng 1: Tính tổng: a. ( - 25) + 7 + 8 + 25; b. ( -5) + ( -10) + 16 + ( -1) Dạng 2: Tính nhanh: a. ( 2017 – 978) – 2017; b. ( - 2020) – ( 67 – 2020) Với hai dạng này HS cần nêu cách thực hiện trước khi lên bảng. Câu a dành cho HS TB, yếu; câu b dành cho HS Khá, giỏi. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.2. Tổ chức các hoạt động : c. Đối với dạng bài tập khó ( nâng cao, vận dụng): * GV có thể tổ chức hoạt động nhóm để HS thảo luận, phân tích đưa ra cách giải và thống nhất lựa chọn phương pháp tối ưu nhât. - Chia nhóm để HS thảo luận: Căn cứ vào khả năng học tập của HS và cách bố trí chỗ ngồi. GV có thể chia nhóm HS theo bàn, theo nhóm bàn hoặc theo nhóm HS khá giỏi; nhóm HS trung bình; nhóm HS yếu kém để giao nội dung thảo luận một cách phù hợp. Ví dụ: Thảo luận theo bàn với nội dung thảo luận nhỏ như bài 17; 19 / 13 SGK Toán 6 tập 1. Thảo luận theo nhóm HS có cùng lực học để giải quyết bài toán tìm x. Với bài chỉ có 2 bước dành cho HS TB, yếu. Với bài có nhiều hơn hai bước dành cho HS khá giỏi... CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ VD: Tìm x, biết: 	a/ 2x – 50 = 75; 	b/ 3 – ( 2x +4) = (-2)3 . ( -4) Câu a dành cho nhóm HS TB, yếu. Câu b dành cho nhóm HS khá giỏi. - Để tổ chức được hoạt động này GV cần chuẩn bị phiếu học tập, bảng nhóm, nếu chuẩn bị được trên máy chiếu thì hoạt động này đạt hiệu quả hơn. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.2. Tổ chức các hoạt động : Hoạt động trò chơi: 	Đây là hoạt động vừa gây hứng thú cho HS vừa rèn cho HS khả năng tư duy logic, tính nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết tham gia trong cùng một đội chơi. Vì vậy trong tiết luyện tập, để tạo sự hứng thú cho các em GV nên tạo ra các trò chơi, ví dụ trò chơi ô chữ bí mật; Trò chơi tìm hình nền; trò chơi vui để học... - GV cần chuẩn bị nội dung câu hỏi hoặc bài tập nhỏ phù hợp với từng trò chơi. Hoạt động này nên thiết kế trên máy để giảm bớt thời gian và tất cả HS theo dõi được. Có thể sử dụng bảng phụ kẻ ô sẵn thay cho máy chiếu. 	- VD: CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ 3. Một số lưu ý khi dạy tiết luyện tập: - GV giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra.để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản, giúp HS từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú học tập. - Cần hỏi HS xem còn có cách nào khác để giải quyết bài toán này không, đôi khi các em có những cách làm khác thì GV cần xem xét xem đúng hay sai, nếu sai cần chỉ ra để các em khắc phục. VD các em có thể rút gọn phân số sai như sau: - Bài này các em đã rút gọn nhanh 30 và 15 là sai, thực hiện thứ tự các phép tính sai. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ 3. Một số lưu ý khi dạy tiết luyện tập: - GV phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước giúp HS khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép, nhất là hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán cho HS. Đôi lúc cũng nên kể cho HS nghe một vài mẩu chuyện có liên quan đến môn học trong thực tế để HS thấy tiết học bớt khô khan hoặc một vài câu nói vui để gây sự thoải mái, hứng thú cho HS. Không nên quá nghiêm khắc làm HS sợ, hay khó gần gũi GV. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ C. KẾT LUẬN: Với đặc điểm trường có nhiều HS dân tộc và HS yếu kém thì việc phát huy tính chủ động, tích cực của HS khi dạy học tiết luyện tập trong môn Toán là một việc hết sức quan trọng. Việc này đòi hỏi có sự nhiệt tình, cố gắng của thầy và trò. Với các giải pháp nêu trên mặc dù đã thu được kết quả nhất định song cũng không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Tổ Toán- Lí rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và cấp trên để chuyên đề này có tính khả thi cao, có thể áp dụng rộng rãi trong trường để tiết Luyện tập đại số đạt kết quả cao và mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng môn học. Tổ chúng tôi xin chân thành cảm ơn. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TiẾT LUYỆN TẬP ĐẠI SỐ 

File đính kèm:

  • pptchuyen de.ppt