Chuyên đề Phòng chống tai nạn thương tích trong trường học

I. Định nghĩa tai nạn thương tích

- “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.

“Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, hoặc phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụ như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh). Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút).

“Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một người nào đó.

II. Thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em tại Việt Nam

-Trên cả nước, trung bình hàng ngày có 10 trẻ em bị chết đuổi, độ tuổi từ 07 – 15 tuổi, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

-Tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong sau chết đuối. Mỗi năm trung bình có khoảng 12.000 – 14.000 người chết và trên 20.000 người bi thương do tai nan giao thông, trong đó trẻ em chiếm khoảng 35%.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phòng chống tai nạn thương tích trong trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iếng nước, bể nước, chum vại, chậu có miệng nhỏ, bồn tắmkhông được rào, chắn, đậy cẩn thận. - Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như : + Chum vại, bể nước không có nắp đậy an toàn.+ Sông, hồ, suối, ao không có biển báo nguy hiểm, rào.+ Lũ lụt xảy ra thường xuyên.+ Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm. 6.2. Cách phòng tránh* Đối với trẻ nhỏ phải có người trông trẻ:- Luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 05m, đảm bảo bạn luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ.Trong trường hợp bạn bắt buộc phải làm việc, hãy cho trẻ vào cũi. Bạn nên nói chuyện với trẻ trong lúc làm việc để trẻ thấy mình vẫn được quan tâm.- Tuyệt đối không để trẻ duới 10 tuổi trông trẻ bé hơn.Học kỹ thuật sơ cấp cứu, hà hơi thổi ngạt. * Làm cho môi trường xung quanh con bạn an toàn hơn:Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng. - Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng. - Luôn đậy nắp giếng, bể bằng các nắp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm lên không lọt). * Phòng tránh để không xảy ra tai nạn:- Tuyên truyền hướng dẫn gia đình, những người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ và bản thân trẻ về nguyên nhân hậu quả của đuối nước. - Định hướng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể để thu hút trẻ vào các hoạt động an toàn lành mạnh. - Hướng dẫn cho trẻ học bơi theo trường lớp có người quản lý. - Kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ để hạn chế tiếp xúc.- Phòng tai nạn đuối nước trong gia đình bạn bằng cách rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu để bảo vệ trẻ em. - Giếng, bể, chum vại, chậu nước và thùng nước phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn. - Hố vôi tôi đã sử dụng hết cần lấp kín để tránh các em chơi đùa bị rơi xuống hố. - Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm và nhắc nhở trẻ em tuân theo các lời chỉ dẫn. - Luôn ở cạnh trẻ và theo dõi sát khi chúng tắm hoặc chơi ở chỗ có nước. - Không được để trẻ đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.7. Cắt, đâm (vật sắc nhọn)Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở trẻ em, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần mềm) đến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử chi), thậm chí rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.7.1. Nguyên nhân:	- Do trẻ thiếu hiểu biết, hiếu kỳ.	- Do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu kiến thức.	- Do môi trường không an toàn.7.2. Cách phòng tránh* Đối với cha mẹ, người chăm sóc trẻ và các nhà quản lý:- Tuyên truyền giáo dục cho trẻ biết được các hoàn cảnh có thể dẫn đến tai nạn thương tích do vật sắc nhọn, các hậu quả do nó để lại với tác dụng ngăn ngừa, răn đe.- Xây dựng môi trường an toàn: để ngoài tầm với của trẻ tất cả các vật sắc nhọn có thể gây nguy hại như: dao, kéo, dùi đục, kim, đinh, bao bọc các đầu sắc nhọn của các đồ vật trong nhà, dựng hàng rào ngăn cách trẻ tới các chỗ nguy hiểm- Tổ chức và giám sát chặt chẽ để trẻ có được các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.- Trang bị kiến thức tối thiểu cho cha mẹ, người giám sát, các cộng tác viên và các nhân viên y tế biết cách sơ cứu ngay tại chỗ trong trường hợp tai nạn do vật sắc nhọn gây nên.8. Ngạt thở, hóc nghẹn- Ngạt thở, tắc đường thở là tình trạng trẻ em không thở được do bất kỳ một vật gì gây cản trở không cho không khí qua được mũi và miệng trẻ.- Nếu không được cấp cứu kịp thời chỉ sau 3 phút bị ngạt thở, trẻ sẽ bị di chứng não suốt đời. Nếu không được cấp cứu, chỉ trong vòng 5 phút, trẻ sẽ bị tử vong.* Những dấu hiệu chung thường gặp khi bị tắc đường thở.- Trẻ tím tái, ho sặc sụa, trào nước mắt nước mũi. - Trẻ không phát âm được, hoặc không thể khóc thành tiếng. - Trẻ phải lấy tay nắm lấy cổ của mình. - Nếu muộn: Môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái và trẻ có thể bất tỉnh nếu vật gây tắc không lấy được ra. 8.1. Nguyên nhân- Hóc, nghẹn thức ăn hoặc dị vật (hóc xương, hạt na, hòn bi, đồng xu, cúc áo...) thường xảy ra khi trẻ nghịch ngợm đút vào mũi, miệng.- Sặc nước/sữa, sặc bột, sặc thức ăn hoặc dị vật , thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa khóc, chạy hoặc cười đùa.- Mũi và miệng trẻ bị bịt kín bởi túi nilon, chăn hoặc vải dầy thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nằm ngủ úp trên đệm, gối quá mềm. Nguy cơ này còn xảy ra ở các trẻ lớn hơn khi các cháu đùa nghịch lấy bao ni lông, chăn, gối trùm qua đầu.- Đuối nước hoặc bị vùi lấp bởi đất, cát.... 8.2. Cách phòng tránh* Đối với trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi)- Trông trẻ đúng cách vẫn là cách tốt nhất.- Cho trẻ ngủ trên đệm cứng, nằm ngiêng hoặc ngửa, để các vật dễ gây ngạt đường thở cho trẻ như túi ni lông, báo, gối, chăn, đệm quá êm xa chỗ trẻ nằm. - Để ra xa tầm tay của trẻ các vật nhỏ như kim băng, đồng xu, hạt trái cây và các vật nhỏ dễ cho vào mũi, miệng... Nên để các vật nhỏ trên giá cao trẻ không với tới, hoặc để trong các hộp, tủ có khóa.- Khi cho trẻ em ăn bột, ăn cơm chú ý không để đầu trẻ ngả về phía sau, không để trẻ vừa ăn vừa cười đùa dễ làm thức ăn lọt vào đường thở gây hóc nghẹn. - Cho trẻ nhỏ ăn thức ăn nghiền nát, không lẫn xương, lẫn hạt và cho ăn từng tí một. Tạo cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ. - Chỉ cho trẻ chơi những đồ chơi có đường kính lớn hơn 05cm.- Không mặc các loại áo, yếm có dây vòng qua cổ cho trẻ nếu trẻ không có người lớn trông trẻ. * Đối với trẻ lớn hơn (6-12 tuổi):- Nhắc trẻ không vừa ăn, uống vừa cười đùa, chạy nhảy. - Dạy các cháu cách sơ cứu trên nếu các cháu phải trông trẻ nhỏ hơn. Trong mọi trường hợp, người trông giữ trẻ phải được học cách sơ cấp cứu ngạt tắc đường thở.9. Bạo lựcBạo lực tại Việt Nam đang trở thành vấn đề nóng hổi. 2008-2009: cả nước đã xảy trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý. Bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi bức xúc của xã hội. Bạo lực của học sinh thời gian gần đây bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Bạo lực trong gia đình:10. Động vật cắn, đốt- Ong đốt, Rắn cắn,Chó mèo cắn10.1. Nguyên nhân	- Do trẻ thiếu hiểu biết, nghịch ngợm.	- Do người lớn thiếu sự quan tâm, chăm sóc.	- Do môi trường xung quanh không an toàn.10.2. Cách phòng tránh- Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp. - Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.- Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm. Dạy cho trẻ biết những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để lánh xa nơi đó. - Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu bạn đi vào ban đêm để phòng rắn cắn. - Xây dựng môi trường an toàn: + Chó, mèo phải được tiêm chủng + Không thả chó bừa bãi. Khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà bạn. + Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật. - Đối với chó mèo và các vật nuôi khác như khỉ cần dạy trẻ: không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm chó con (cho bú); không bao giờ để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà;; cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong khi và sau khi lũ lụt. PHẦN II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG HỌC1. Các văn bản liên quanQuyết định số 197/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chính sách quốc gia PCTNTT giai đoạn 2002-2010Quyết định 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ GD-ĐT Ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học,trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp họcQuyết định số 170/QĐ-BYT ngày 17/1/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng Cộng đồng an toàn, PCTNTT.Thông tư số 13/2010/QĐ-BGDDT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm nonThông tư liên tịch số 08 2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008 của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế về Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dụcChỉ thị 05/CT-BYT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng. Thông tư liên tịch 18/2011/TTLT-BGDDT-BYT ngày 28/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học (trong đó có nội dung PCTNTT trong trường học)2. Những yêu cầu phòng chống tai nạn thương tích trong trường học cho tất cả các nhóm trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)Xây dựng được quy chế nhà trường an toànCó kế hoạch tổ chức thực hiện và đánh giá từng thángCó mạng lưới phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực trong học đường, xây dựng nhà trường an toàn (gồm y tế trường học, các giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, đoàn thanh niên, chữ thập đỏ)Có các khẩu hiệu, tranh áp phích phòng chống tai nạn thương tíchTrường phải có hàng rào che chắn và có người bảo vệ quản lý các cháu tránh ra đường phòng tai nạn giao thôngThường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục tình trạng có thể xảy ra thương tích như tường nhà, cột kèo nhà sắp đổ đường đi lối lại, sân chơi không dễ trơn trượt , các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao không đảm bảo, hệ thống điện không an tòan...)Có biện pháp can thiệp trực tiếp vào những nơi có thể xảy ra thương tích. Nơi tập luyện thể dục thể thao, bơi lội phải đảm bảo an toàn.Không có học sinh nghiện, hút ma tuý Có các phương tiện, thuốc men để cấp cứu kịp thời khi các cháu bị chấn thương80% học sinh trở lên được học về an toàn giao thôngKhông có bạo lực trong học đường Không có tai nạn xảy ra trong trường học gây chết người hoặc bị thương nặng phải nằm bệnh viện TRÂN TRỌNG CÁM ƠN /

File đính kèm:

  • pptChuy↑nChuy↑n đề phòng chống tai nạn thương t■ch trong trường học.ppt