Chuyên đề Phương Pháp Dạy Học Và Kiểm Tra, Đánh Giá Các Bài Tích Hợp Giáo Dục Pháp Luật Trong Môn Giáo Dục Công Dân Cấp THCS

Căn cứ vào Phần thứ 2. Nội dung TH phổ biến, GDPL trong môn GDCD cấp THCS tr 29 -33 để xác định bài, ND tích hợp.

Ví dụ . Bài 3. Tiết kiệm (lớp 6), căn cứ vào mục tiêu tích hợp để xác định nội dung tích hợp GDPL : Mọi công dân có trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương Pháp Dạy Học Và Kiểm Tra, Đánh Giá Các Bài Tích Hợp Giáo Dục Pháp Luật Trong Môn Giáo Dục Công Dân Cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN---------------------------PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS BCV : DƯƠNG BÁ CẢNHI. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GDPLCăn cứ vào Phần thứ 2. Nội dung TH phổ biến, GDPL trong môn GDCD cấp THCS tr 29 -33 để xác định bài, ND tích hợp.Ví dụ . Bài 3. Tiết kiệm (lớp 6), căn cứ vào mục tiêu tích hợp để xác định nội dung tích hợp GDPL : Mọi công dân có trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GDPL (tiếp)Nhằm GD HSKĩ năng:HS biết sử dụng tiết kiệm tài sản của gia đình, của trường, lớp và của xã hội.- Thái độ:Có ý thức chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GDPL (tiếp)* Lưu ý 1 : GV cũng có thể tự lựa chọn những nội dung tích hợp, hoặc những bài khác để tích hợp GDPL	Ví dụ : Bài 3. Tiết kiệm (lớp 6), sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu thế nào là tiết kiệm theo chuẩn mực đạo đức, GV liên hệ với KN tiết kiệm của pháp luật:  Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định... 	(Điều 3 - Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sửa đổi, bổ sung năm 2005)I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GDPL (tiếp)Lưu ý 2 : GV có thể dùng khái niệm “lãng phí” trong pháp luật để dạy học sinh trái với “tiết kiệm” là gì ? 	- Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả... 	(Điều 3 - Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sửa đổi, bổ sung năm 2005).I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GDPL (tiếp)Lưu ý 3 : Sau khi nêu nội dung GDPL nên nêu quy định cụ thể của PL, kể cả quy định xử phạt vi pham (nếu có để HS thấy được tính nghiêm minh, bắt buộc của PL).Lưu ý 4 : Không tích hợp gượng ép, không quá tải, biến dạng bài học.II. Phương pháp dạy học tích hợp GDPL1. Một số PP/KTDH thường sử dụng Động não, Thảo luận lớp, Thảo luận nhóm, Đóng vai, Xử lý tình huống, NC trường hợp điển hình, Liên hệ thực tế và tự liên hệ, Trò chơi “Đến Trung tâm tư vấn pháp luật, Hỏi chuyên gia, Phân tích phim/tranh ảnh,...2. PP TÍCH HỢP GD PHÁP LUẬT TRONG CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC2.1. Nêu ví dụ về thực hiện PL liên quan đến nội dung bài học đạo đức để tích hợp GDPL2.2. Liên hệ nội dung bài học với quy định của PL có liên quan để tích hợp GDPL2.3. Từ thông tin (sự kiện PL, câu chuyện và tình huống PL,... có liên quan đến nội dung bài đạo đức, dẫn dắt đến nội dung quy định PL.2.1. Nêu hành vi, ví dụ về thực hiện PL liên quan đến nội dung bài học đạo đứcVí dụ : Trong hoạt động 2: Thảo luận nhóm về các biểu hiện của sự biết ơn trong cuộc sống (Bài 6 – Lớp 6. BIẾT ƠN, GV nêu câu hỏi TL : Hãy nêu những việc em có thể làm để thể hiện sự biết ơn:+ Đối với những người trong gia đình ;+ Đối với người có công với nước ;+ Đối với những người đã giúp đỡ, mang lại những điều tốt đẹp cho em. 2.1. Nêu hành vi, ví dụ về thực hiện PL liên quan đến nội dung bài học đạo đức (tiếp)	Khẳng định : Thể hiện sự biết ơn người có công với cách mạng và gia đình họ không chỉ là đạo lí ”Uống nước nhớ nguồn” mà còn là nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Sau đó GV giới thiệu cho HS nội dung Khoản 1, Điều 5, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005. 	Từ đó GD cho HS nội dung PL : Các cá nhân (kể cả HS) có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ2.2. Liên hệ ND bài học với quy định của PL có liên quan để tích hợp GDPLVí dụ : Từ việc tìm hiểu biểu hiện của tự trọng, GV nêu thêm câu hỏi thảo luận chung : 1) Có người cho rằng : Tự giác chấp hành pháp luật là biểu hiện của tự trọng, em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?2) Thế nào là tự giác chấp hành pháp luật ? Nêu 1 ví dụ?KL : Tự giác chấp hành PH là biểu hiện của tự trọng. Vì tự giác chấp hành PL sẽ không vi phạm PL. Đó là biểu hiện của việc coi trọng và giữ gìn phẩm cách, coi trọng danh dự, giá trị con người của mình. Người có tính tự trọng là người biết chấp hành PL , không để người khác phải nhắc nhở. (Bài 3 - Lớp 7. Tự trọng) 2.3. Từ thông tin liên quan đến nội dung bài đạo đức, dẫn dắt đến nội dung quy định PL.Ví dụ ở Bài 2. Tự chủ (lớp 9), GV nêu tình huống : Bạn Hùng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn đến rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.Tình huống (tiếp)Câu hỏi: 1/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy?2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với PL không? Vì sao?3/ Theo em, người tự chủ sẽ thực hiện PL như thế nào ? Kết luậnGV định hướng HS :- Dù lời mời của bạn có hấp dẫn đến đâu, em cũng sẽ từ chối và khuyên bạn không tham gia trò chơi đó. Vì những biểu hiện mà bạn mô tả là biểu hiện của sử dụng ma túy. Sử dụng ma túy trái phép là vi phạm pháp luật và có hại cho sức khỏe, tương lai của bản thân. - Hành vi của em thể hiện tính tự chủ và phù hợp với PL. Vì em đã làm chủ những suy nghĩ, hành vi của bản thân trong tình huống đó và không vi phạm PL về sử dụng ma túy. Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, luôn làm đúng quy định của PL.. III Hướng dẫn kiểm tra đánh giá về tích hợp phổ biến , giáo dục pháp luật1/ Yêu cầu :- Khi đã đưa nội dung phổ biến giáo dục pháp luật vào trong dạy học thì phải tiến hành kểm tra đánh giá kết quả kết học tập của học sinh. tuy nhiên các câu hỏi, bài tập kiểm tra cần gắn bó chặt chẽ với nội dung bài học đáp ứng chuẩn KT, KN, TĐ của bài đó.	Ví dụ 1. Bài 3. Tự trọng (lớp 7), GV có thể sử dụng câu hỏi hoặc tình huống sau để KT : 1) Có người cho rằng : Tự giác chấp hành pháp luật là biểu hiện của tự trọng, em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?2. TH : Đang vội đến trường, thấy đường vắng, An rủ Tân đi vào đường ngược chiều để đến trường cho nhanh,...	Hỏi : Nếu là Tân em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao ? Hành vi đó gây tổn hại gì cho lòng tự trọng ?III Hướng dẫn kiểm tra đánh giá về tích hợp phổ biến , giáo dục pháp luậtVí dụ 2. Khi kiểm tra bài 2. Tự chủ (lớp 9) GV có thể sử dụng tình huống sau : Bạn Hùng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn đến rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”. Câu hỏi: 1/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy? 2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?III Hướng dẫn kiểm tra đánh giá về tích hợp phổ biến , giáo dục pháp luật2/ Hình thức kiểm tra :- Kết hợp kiểm tra nội dung phổ biến giáo dục pháp luật với những nội dung khác của bài học.- Khi kiểm tra nội dung phổ biến giáo dục pháp luật với các bài kiểm tra viết, kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng.III Hướng dẫn kiểm tra đánh giá về tích hợp phổ biến , giáo dục pháp luật3/ Mức độ kiến thức :Phải cân đối giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ.- Về kiến thức : Cân đối giữa mức độ biết, hiểu và vận dụng- Về kĩ năng : rèn luyện kĩ năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kĩ năng thực hành, vận dụng các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đã học vào nhìn nhận đánh giá các vấn đề thực tiễn đang diễn ra.- Về thái độ :+ Hình thành và phát triển ở học sinh tình cảm, biết yêu cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi tiêu cực+ Trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học’ giúp học sinh có sự thống nhất giữa ý thức và hành vi.III. Thực hành 	Mỗi nhóm soạn 1 hoạt động DH 	tích hợp giáo dục pháp luật Trân trọng cảm ơn Quý thầy/cô!Địa chỉ Mail lớp : loppbgdplbt@gmail.comMK: 22021977

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE GDPL MON GDCD.ppt
Bài giảng liên quan