Chuyên đề Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử

Trong những năm học qua, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học đã trở nên phổ biến ở tất cả các môn học, các cấp học vì nó đã cho thấy những ưu điểm như học sinh rất hứng thú, dễ ghi nhớ, phát huy được khả năng sáng tạo của các em.

Đặc biệt trong bộ môn Lịch sử với những đặc trưng là dài dòng, khô khan, khó ghi nhớ. Việc sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học đã phát huy được hiệu quả của nó, đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy học. Mặt khác, nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của người thầy. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng. Bởi vậy, để học sinh học tốt môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của môn học mang đậm tính giáo dục.

Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể khẳng định rằng PPDH bằng BĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo.Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i, sinh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của môn học mang đậm tính giáo dục.
Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể khẳng định rằng PPDH bằng BĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay.
Tóm lại, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS:
1. Tăng sự hứng thú trong học tập.
2. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em.
3. Tiết kiệm thời gian rất nhiều.
4. Nhìn thấy được bức tranh tổng thể.
5. Ghi nhớ tốt hơn.
6. Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em.
II. THỰC TRẠNG.
	1. Thuận lợi.
Trong những năm qua, hầu hết đội ngũ giáo viên THCS trong cả nước nói chung, ở các trường trong tỉnh, trong huyện đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, nội dung triển khai một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng Bản đồ tư duy (BĐTD). Có thể khẳng định rằng đây là một trong những PPDH rất quan trọng, vừa rất mới, rất hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng PPDH bằng BĐTD trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy PPDH này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học Sử, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Lịch sử.
2. Khó khăn.
	Tuy nhiên, việc ứng dụng SĐTD trong quá trình dạy học là vấn đề còn khó khăn, lúng túng đối với nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên dạy môn Lịch sử. Do việc thực hiện sử dụng phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy không đồng bộ giữa các trường, giữa các bộ môn, học sinh rất ít được tiếp cận với các dạng Bản đồ tư duy, các thao tác, kĩ thuật vẽ còn hạn chế nên khi triển khai các em còn băn khoăn không biết vẽ như thế nào. 
	Bên cạnh đó giáo viên tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng BĐTD vào khâu nào trong quá trình dạy học? Phương pháp thiết kế một Bản đồ tư duy. Nhất là đối với những giáo viên cao tuổi và những giáo viên chưa quen với việc ứng dụng Công nghệ thông tin, trình độ Tin học còn hạn chế.
Bản thân tôi thật sự tâm đắc với phương pháp Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Lịch sử. Bởi vì không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một PPDH rất hiệu quả, rất khoa học, rất dễ sử dụng và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học mà nhất là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn Lịch sử. Vì vậy, tôi viết chuyên đề: “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
III. PHƯƠNG PHÁP.
Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông việc sử dụng Bản đồ tư duy không giới hạn ở các khâu, nó có thể được sử dụng ở trong suốt quá trình dạy học, cuối mỗi mục bài, cuối mỗi bài, mỗi chương, mỗi học kì 
Dù việc thiết lập và sử dụng Bản đồ tư duy ở trên lớp hay ở nhà thì cũng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Cho học sinh lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của giáo viên. 
	Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. 
	Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh BĐTD.
	Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
	Hoặc cùng với các bước thực hiện trên, giáo viên có thể lựa chọ nội dung và giao cho học sinh thực hiện ở nhà. 
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Đối với giáo viên.
Để chuẩn bị một tiết dạy có sử dụng Bản đồ tư duy đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết đó là một Bản đồ tư duy được thiết kế trên máy. Trong các phần mềm dễ sử dụng nhất để vẽ Bản đồ tư duy là phần mềm iMinMap-V4.
2. Đối với học sinh.
Để thực hành vẽ một Bản đồ tư duy học sinh cần có giấy A3, bút màu.
	Trong dạy học lịch sử chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy để thực hiện ở các nội dung: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, diễn biến sự kiện... để củng cố kiến thức cho học sinh.
	Ví dụ: 
 	Bài 15: Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần
Mục II: Sự phát triển văn hóa.
Đối với bài này chúng ta có thể sử dụng Bản đồ tư duy để dạy tất cả các mục 1,2,3,4 và phần củng cố. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên lựa chọn những mục tiêu biểu, quan trọng đó là mục 1. Đời sống văn hóa, mục 2. Giáo dục, khoa học- kĩ thuật và phần củng cố cho tiết dạy.
Việc sử dụng bản đồ tư duy ở bài này chúng ta thực hiện đồng thời với hoạt động dạy và học, có nghĩa là thực hiện để dạy một nội dung mới. Mở đầu giáo viên đưa ra nội dung trung tâm, sau đó qua hệ thống câu hỏi chúng ta sẽ từng bước hoàn thành BĐTD.
	V. VẬN DỤNG, BÀI DẠY THỰC NGHIỆM.
	Tiết: 29 Bài 17: Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần.
	Mục II. Sự phát triển văn hóa.
	Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống văn hóa (Đây là phần sử dụng BĐTD).
	Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của văn học.
	Hoạt động 3: Giáo dục, khoa học- kĩ thuật (Đây là phần sử dụng BĐTD)	
	Hoạt động 4: Tìm hiểu thành tựu kiến trúc và điêu khắc.
Tuần: 15 - Ngày soạn: 26/11/2012
	Tiết: 29 - Ngày dạy: 29/11/2012
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA THỜI TRẦN
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Đời sống văn hóa, văn học, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
- Vai trò của văn hóa trong đời sống sinh hoạt thời Trần.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá, so sánh.
- Biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
3.Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tôn trọng các danh nhân văn hóa như: Chu Văn An, Trần Hưng Đạo.
II. Phương tiện dạy học:
 -Máy chiếu
 -Sơ đồ tư duy
III. CÁC PPDH, KT DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG.
 	Động não, hoạt động nhóm, vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Nêu tình hình kinh tế nước ta thời Trần?
 Câu 2: Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? Nêu tình hình các tầng lớp đó trong xã hội?
 3.Bài mới: 	
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đời sống văn hóa (Dạy bằng Bản đồ tư duy).
? Em hãy cho biết tình hình tín ngưỡng, tôn giáo thời Trần?
Trả lời:
Tín ngưỡng: Có tục thờ tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công.
Tôn giáo:
+ Phật giáo: Tiếp tục phát triển, chùa chiền mọc lên khắp nơi.
+ Nho giáo: Ngày càng phát triển phục vụ cho việc xây dựng bộ máy nhà nước.
Giáo viên liên hệ thực tế tín ngưỡng và tôn giáo.
? Trình bày các hoạt động văn hóa dân gian, phong tục, tập quán?
Trả lời:
Văn hóa dân gian: Ca hát, nhảy múa, đấu vật rất phổ biến.
Phong tục, tập quán: Đi chân đất, áo quần đơn giản.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa và liên hệ thực tế hiện nay.
Hoạt động 2: Văn học.
? Nêu tình hình văn học nước ta thời Trần?
Trả lời:
Văn học chữ Hán: Có nội dung chứa đựng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Văn học chữ Nôm: Bước đầu phát triển.
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh.
Hoạt động 3: Tình hình giáo dục, khoa học- kĩ thuật (Dạy bằng Bản đồ tư duy).
? Thời Trần nền giáo dục nước ta phát triển như thế nào?
Trả lời: 
Quốc tử giám được mở rộng.
Mở thêm trường công và trường tư.
Mở nhiều khoa thi để chọn nhân tài.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa.
? Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời đó?
Hs:
? Hãy cho biết những thành tựu trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật?
Trả lời:
- Sử học: Thành lập Quốc sử viện, biên soạn xong Đại việt sử kí.
- Quân sự: Tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
- Y học: Nổi tiếng là thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
- Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
- Kĩ thuật: Đúc được súng thần cơ, thuyền chiến lớn.
Hoạt động 4: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
? Em hãy trình bày nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý? Em có nhận xét gì về những tha hf tựu này?
Trả lời:
- Kiến trúc: Có nhiều công trình có giá trị như: Tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô ( Thanh Hóa), Hoàng thành Thăng Long...
- Điêu khắc: Tượng hổ, tượng chó, hình rồng...
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kién trúc và điêu khắc thời Trần?
Trả lời:
II. Sự phát triển văn hóa.
1. Đời sống văn hóa.
Tín ngưỡng: Có tục thờ tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công.
Tôn giáo:
+ Phật giáo: Tiếp tục phát triển, chùa chiền mọc lên khắp nơi.
+ Nho giáo: Ngày càng phát triển phục vụ cho việc xây dựng bộ máy nhà nước.
Văn hóa dân gian: Ca hát, nhảy múa, đấu vật rất phổ biến.
Phong tục, tập quán: Đi chân đất, áo quần đơn giản.
2. Văn học:
Văn học chữ Hán: Có nội dung chứa đựng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Văn học chữ Nôm: Bước đầu phát triển.
3. Giáo dục, khoa học- kĩ thuật
a. Giáo dục:
Quốc tử giám được mở rộng.
Mở thêm trường công và trường tư.
Mở nhiều khoa thi để chọn nhân tài.
b. Khoa học- kĩ thuật.
- Sử học: Thành lập Quốc sử viện, biên soạn xong Đại việt sử kí.
- Quân sự: Tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
- Y học: Nổi tiếng là thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
- Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
- Kĩ thuật: Đúc được súng thần cơ, thuyền chiến lớn.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Kiến trúc: Có nhiều công trình có giá trị như: Tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô ( Thanh Hóa), Hoàng thành Thăng Long...
- Điêu khắc: Tượng hổ, tượng chó, hình rồng...
4. Củng cố:	
Sử dụng Bản đồ tư duy để củng cố tiết dạy.
5. Dặn dò:
- Về nhà vẽ lại Sơ đồ tư duy cho cả bài học (Gv hướng dẫn nhanh tại lớp).
- Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới. 

File đính kèm:

  • docChuyen de.doc
Bài giảng liên quan