Chuyên đề Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản
Chúng ta biết rằng việc dạy- học văn trong nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy văn nói chung và đội ngũ giáo viên dạy văn huyện nhà nói riêng
chµo mõngchuyªn ®Ò m«n ng÷ v¨nquý thầy cô về dự giờ CHUYÊN ĐỀSỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VĂN BẢNPhần thứ nhất : NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀA – Lí do chọn đề tài :Chúng ta biết rằng việc dạy- học văn trong nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy văn nói chung và đội ngũ giáo viên dạy văn huyện nhà nói riêngTrong nhà trường môn văn là một môn học như các môn học khác được quy định bởi chương trình và hơn thế nữa môn văn còn góp phần tạo ra nhân cách học sinh. Thế nhưng môn học này lại có đối tượng đặc biệt, đó là những tác phẩm văn thơ được chọn lọc trong nền văn học Việt Nam và thế giớiVăn thơ là nghệ thuật của ngôn từ, một trong những nguyên nhân khiến dạy học văn trong nhà trường từ xưa đến nay không thành công là do chúng ta chưa quan tâm đến bản chất và đặc trưng của nó.Chúng ta đều biết trung tâm của môn văn là “Cái đẹp”.Nếu dạy-học văn mà không tạo ra những rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến người học say mê thì xem như chưa hoàn thành được mong muốn của môn học.Thực tế phương pháp dạy văn cổ truyền chính là ‘Giảng văn”. Với phân môn này gần như đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản.Mặc dù đã có những thành công nhất định, tuy nhiên với phương pháp này việc phát huy tính chủ động tích cực của học sinh là chưa có.Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến hơn trong việc dạy-học văn trong nhà trường, đây là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà giáo dục đặc biệt là các giáo viên dạy văn.Một trong những yếu tố để tiến hành có hiệu quả một tiết dạy- học văn chính là xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinhViệc dạy- học văn bằng hệ thống câu hỏi có tác dụng tạo được mối quan hệ sư phạm trong giao tiếp giữa thầy và trò.Nó khơi dậy trong học sinh sự khám phá nội dung và dụng ý nghệ thuật của tác giả.Từ văn thơ để nâng cao nhận thức,nâng cao sự cảm nhận, có những rung động đối với cái đẹp,cái hay. Cũng cần phải nói thêm rằng có nhiều hình thức, phương pháp khác nhau khi dạy văn.Song dù tiến hành ở phương pháp, hình thức nào cũng cần tránh thuyết trình,sáo mòn, tránh biến học sinh trở thành đối tượng chỉ biết nghe. Tuy nhiên để làm được những điều trên cũng không phải là chuyện đơn giản, bản thân tôi đã trải qua vài ba năm công tác đôi lúc tôi vẫn còn lúng túng với một số tiết dạy chưa như mình mong muốn,học sinh thì thụ động,giáo viên mệt nhoài vì giảng quá nhiều, nói quá nhiềuChính vì vậy để tháo gỡ những vướng mắc bấy lâu chưa giải quyết được, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề “ Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy- học môn văn ở trường THCS”. Qua đó, hy vọng các bạn đồng nghiệp góp ý rút kinh nghiệm để tôi giảm bớt khó khăn,lúng túng khi thực hiện phương pháp này với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số như Đam Rông chúng ta.B.NỘI DUNGTrước hết chúng ta cần hiểu được khái niệm “ Hệ thống câu hỏi là gì và cần phải sử dụng câu hỏi như thế nào trong các tiết dạy- học văn?-Vậy hệ thống câu hỏi là gì? Đó là những câu hỏi mà giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu,nghiên cứu,khám phá và lĩnh hội tác phẩm văn học.Yêu cầu đối với câu hỏi:-Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học.-Câu hỏi phải có hệ thống, hoàn chỉnh, thống nhất, hợp lí.-Hệ thống câu hỏi phải sát với đối tượng học sinh.không quá dễ mà cũng không quá khó.Hệ thống câu hỏi phải liền mạch theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp.Hệ thống câu hỏi phải mang tính giáo dục, tính sư phạm.Hệ thống câu hỏi phải hấp dẫn có tác dụng khám phá, phát huy trí tuệ, có giá trị thẩm mĩ.Đặc biệt đối với việc giảng văn bao giờ hệ thống câu hỏi cũng phải theo trình tự từ nghệ thuật đến nội dung.Việc xây dựng câu hỏi: - Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy- học văn cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng tựu chung thì hệ thống câu hỏi trong dạy học văn phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt của văn bản.Thông thường hệ thống câu hỏi được phân loại theo nội dung sau:Thảo luậnLiên hệHỏi bìnhPhân tíchPhát hiệnGiảng giảiTìm bố cụcTìm xuất xứTrắc nghiệmNói như vậy không có nghĩa là với văn bản nào chúng ta cũng hướng dẫn học sinh tuân thủ đầy đủ hệ thống câu hỏi như trên. Mà tùy thuộc vào từng bài, từng văn bản giáo viên vận dụng hướng dẫn học sinh tìm hiểu cho thích hợp nhất hệ thống câu hỏi do người giáo viên biên soạn.Điều mà chúng ta cần quan tâm là đối tượng tiếp nhận giờ học văn là học sinh.Do trình độ nhận thức, khả năng tư duy của các em có sự khác nhau,nên khi đặt câu hỏi người giáo viên cần chú ý đến đối tượng để giúp học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học tập. Với câu hỏi dễ học sinh không coi thường,câu hỏi khó học sinh không nản chíVí dụ 1 :khi dạy văn bản “ Ông Lão đánh cá và con cá vàng” lớp 6 có thể đặt câu hỏi liên hệ:? Nếu em là nhân vật ông lão em sẽ làm gì? hoặc? Nếu được thay đổi kết cục câu chuyện em sẽ thay đổi như thế nào Ví dụ 2: khi dạy văn bản “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan lớp 7 có thể đặt câu hỏi phát hiện? Cảnh chiều tà ở Đèo ngang như thế nào?Hoặc câu hỏi phân tích? Cảm xúc của em khi đọc xong 4 câu thơ đầu? Ví dụ 3: khi dạy bài “ Bình ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi lớp 8 có thể đặt câu hỏi thảo luận:? Từ nội dung đoạn trích em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi? Hoặc? Có ý kiến cho rằng “ Bình Ngô Đại Cáo” là bản tuyên ngôn độc lập lần 2 của dân tộc.Ý kiến của em?=> Như vậy tùy từng đối tượng, từng bài mà giáo viên có thể đặt câu hỏi cho thích hợp.Để có được hệ thống câu hỏi đạt ý tưởng thì công việc đầu tiên đòi hỏi giáo viên phải nắm vững mục tiêu của bài dạy. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu để xây dựng hệ thống câu hỏi theo một trình tự giúp học sinh khai thác từng vấn đề,từng khiá cạnh của văn bản.Muốn vậy, giáo viên phải tổ chức xây dựng hệ thống câu hỏi theo một trật tự lôgic.Làm được điều này chúng ta sẽ giúp cho bài giảng được thành công.PHẦN THỨ HAITIẾT DẠY THỂ HIỆN CHUYÊN ĐỀTiết 126: văn bản: MÂY VÀ SÓNG -Ra-bin-đra-nát-Ta go-PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢBằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh trong giờ dạy- học văn tôi đã thu được một số kết quả sau:-Tạo cho giờ học văn bản sôi nổi hơn,phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.-Học sinh đã tự giác tìm hiểu,khám phá văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên-Trong giờ học đã có nhiều học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài hơn tạo được mối giao lưu giữa thầy và trò.PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN*Qua những vấn đề đã trình bày ở trên tôi nhận thấy rằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn chương là biện pháp không thể thiếu để nâng cao chất lượng, năng lực cảm thụ văn học của học sinh đặc biệt là học sinh vùng dân tộc thiểu số như Đam RôngĐể xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi một cách tốt nhất thì người giáo viên phải có kĩ năng sư phạm, chuyên môn vững vàng, có cách kết hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, thành thạo.Tóm lại làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn đều phải có phương pháp.Phương pháp là cái quan trọng quyết định sự thành công của công việc.Với bộ môn ngữ văn việc sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp càng đặc biệt quan trọng.Bởi tính chất đặc trưng của bộ môn nên việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi là cả một vấn đề nan giải đối với đội ngũ giáo viên dạy văn.Chính vì vậy với chút ít kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy tại địa phương tôi cũng mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm đưa chất lượng dạy và học môn ngữ văn của huyện nhà ngày một đi lên.
File đính kèm:
- CHUYEN_DE_NGU_VAN_9.ppt