Chuyên đề: “Tăng cường hướng dẫn tự học”

 Từ thực tế của môn Ngữ văn ở trường ta trong các kì thi gần đây có kết quả rất thấp. Do đó, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao kết quả môn Ngữ văn ở cấp THCS và THPT nói chung và để học sinh đạt tỷ lệ cao trong các kì thi tốt nghiệp ở bộ môn Ngữ văn nói riêng.

Từ những yêu cầu cấp thiết đó, tổ bộ môn Ngữ văn chúng tôi đã trao đổi, thống nhất và đưa ra nghiên cứu chuyên đề sau:

“TĂNG CƯỜNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC”

 

ppt32 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: “Tăng cường hướng dẫn tự học”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giaùo vieân thöïc hieân: Nguyeãn Thanh HaûiToå: Ngöõ vaên Chaøo möøng Quyù thaày coâ veà döï giôø Chuyêeân ñeà: “Taêng cöôøng höôùng daãn töï hoïc”Chuyên đề: “TĂNG CƯỜNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC” TỔ NGỮ VĂNNgười thực hiện: Nguyễn Thanh Hải	Từ thực tế của môn Ngữ văn ở trường ta trong các kì thi gần đây có kết quả rất thấp. Do đó, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao kết quả môn Ngữ văn ở cấp THCS và THPT nói chung và để học sinh đạt tỷ lệ cao trong các kì thi tốt nghiệp ở bộ môn Ngữ văn nói riêng. 	Từ những yêu cầu cấp thiết đó, tổ bộ môn Ngữ văn chúng tôi đã trao đổi, thống nhất và đưa ra nghiên cứu chuyên đề sau: “TĂNG CƯỜNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC” Chuyên đề này chúng tôi đã được ban Giám hiệu trường THCS và THPT Nguyễn Bá Ngọc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong năm học 2012- 2013. Để thấy rõ hơn nguyên nhân làm cho môn Ngữ văn chưa đạt được kết quả như mong đợi, chúng ta tìm hiểu những thực trạng sau đây: I.THỰC TRẠNG:1.Học sinh:      Như chúng ta đã biết, các phương pháp dạy học tích cực đều yêu cầu học sinh phải tích cực, chủ động, siêng năng và sáng tạo... Trong thực tế, yêu cầu này không phải học sinh nào cũng đáp ứng được bởi trình độ học sinh trong một lớp học là không đồng đều, có một số học sinh học quá yếu, không theo kịp tiến trình bài học. I.THỰC TRẠNG:1.Học sinh:Đối với yêu cầu của một bài học, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức bài học để giải quyết tình huống. Trong thực tế, học sinh không đủ khả năng khám phá hết yêu cầu của bài học, hoặc đi sai hướng giải quyết vấn đề của bài học. Vì thế, có thể không làm đúng những yêu cầu mà giáo viên đưa ra.I.THỰC TRẠNG:1.Học sinh:Mặt khác, với thời lượng 45 phút của tiết dạy, nếu như không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung bài học trước khi đến lớp của học sinh thì giáo viên cũng không thể truyền đạt hết nội dung bài học trong một tiết dạy. Nhất là phân môn văn học. Nếu giáo viên không vững vàng sẽ dẫn đến tiết dạy lan man không đi vào trọng tâm vì giáo viên hỏi một đàng học sinh trả lời một nẻo, v.vI.Thực trạng:1. Học Sinh:- Khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế, một số ít không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập.- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập còn ỷ lại trông chờ vào giáo viên.- Chưa đầu tư đúng mức vào việc chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà.I.THỰC TRẠNG:2.Giáoviên: Trong việc dạy học vẫn còn có hiện tượng không xác định được kiến thức trọng tâm và chưa bám sát vào đối tượng học sinh và chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng của bài học để giúp học sinh hoạt động tích cực. Vì thế, học sinh không nắm được nội dung, kiến thức bài học.I.THỰC TRẠNG:2.Giáoviên:- Giáo viên còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học theo đúng phân môn dẫn đến tình trạng thụ động và thiếu sáng tạo của học sinh.I.THỰC TRẠNG:2.Giáoviên:	Vì mới là bước đầu mang tính thử nghiệm các phương pháp đổi mới dạy học nên chúng tôi  còn lúng túng, gặp những khó khăn khi thực hiện. Cụ thể như khi lên lớp:     -  Giáo viên chỉ chú trọng vào nội dung kiến thức trong tiết dạy. Vì thế, một số khâu lên lớp thường bị bỏ sót hoặc lướt qua. Đặc biệt là khâu “Hướng dẫn tự học” ở nhà cho học sinh.    I.THỰC TRẠNG:2.GiáoViên:	* Ví dụ: Các em về nhà chuẩn bị bài A theo nội dung câu hỏi tìm hiểu bài,... Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh soạn bài mà chưa yêu cầu cụ thể học sinh soạn cái gì và cầm nắm vững những nội dung bài vừa học những gì. Do vậy, học sinh chỉ học bài, soạn bài ở nhà một cách đối phó với sự kiểm tra của giáo viên.	Đây là một trong những nguyên nhân làm cho kết quả môn Ngữ văn chưa cao. Vì vậy,để nâng cao được chất lượng một giờ học Ngữ văn cần phải có những giải pháp cụ thể:II. NGUYÊN TẮC CỦA “HƯỚNG DẪN TỰ HỌC”     - Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề nhằm nhấn mạnh khâu giải quyết vấn đề, coi đây là khâu chủ yếu. Nếu học sinh tham gia vào khâu này thì sẽ vừa nắm được kiến thức, vừa nắm được phương pháp để đi đến kiến thức đó.III.GIẢI PHÁP :    “HƯỚNG DẪN TỰ HỌC”  là phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó, học sinh chủ động tìm hiểu nội dung liên quan của bài học dựa theo những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên ở tiết học trước đó để học sinh tự xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những thông tin cần thiết trong việc giải quyết vấn đề ở tiết học sau. Để vận dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy là điều không hề đơn giản đối với mỗi giáo viên chúng ta.II.GIẢI PHÁP: Đối với môn ngữ văn giáo viên khi dạy cần có sự linh hoạt chủ động các phương pháp đặc thù của bộ môn. Trong tiết dạy để có thể giải quyết tốt những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình dạy thì người giáo viên cần phải chú trọng đến khâu hướng dẫn tự học ở nhà. Sau mỗi tiết dạy, giáo viên dành tối thiểu từ 5-7 phút để hướng dẫn học sinh tự học bằng một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề cho tiết học sau. II.GIẢI PHÁP:  Nếu giáo viên làm tốt khâu hướng dẫn tự học ở nhà thì tiết học tiếp theo sẽ nhẹ nhàng hơn. Trong tiết học đó học sinh học sẽ tập trung hơn vì các em đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước nội dung bài học ở nhà.II.GIẢI PHÁP: Việc chuẩn bị các nội dung học tập của tiết học sau ở nhà, các em cần phải trao đổi với bạn bè một cách thoải mái trong nhóm học tập của mình để tìm ra những nội dung của bài học. Nếu làm tốt được điều này các em đã có thể nắm bắt được khoảng 40-50% những nội dung của bài sắp học.II.GIẢI PHÁP :Vì vậy, giáo viên cần coi khâu này là một khâu quan trọng trong giờ dạy. Bởi vì, khâu này giáo viên sẽ giúp cho học sinh có một định hướng, tâm thế tốt cho giờ học sau tốt hơn. Học sinh sẽ biết mình cần phải làm gì và chuẩn bị những gì một cách cụ thể cho bài vừa học và bài sắp học. Điều này giúp các em không bị động trong giờ học tiếp theo.II.GIẢI PHÁP :- Đối với bài vừa học, giáo viên củng cố nội dung chung của bài học sau đó hướng dẫn học sinh cụ thể những nội dung cần nắm vững bằng một hệ thống câu hỏi cụ thể và những yêu cầu cần đạt được trong giờ học.- Đối với bài sắp học, giáo viên hướng dẫn cụ thể những nội dung cần đạt được ở giờ học tiếp theo bằng câu hỏi cụ thể về các nội dung của bài sắp học.II.GIẢI PHÁP: Ví dụ: Sau khi đi hết nội dung kiến thức bài "Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự". Giáo viên hướng dẫn học sinh trong thời gian từ 5-7 phút như sau:HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Bài vừa học:	+ Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?	+ Tác dụng của các yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong việc khắc họa tính cách nhân vật trong văn bản tự sự?	+ Làm bài tập 2 SGK/179. Lưu ý: Dựa vào bài tập mẫu (BT2 phần luyện tập), viết đoạn văn với chủ đề tự chọn nhưng trong đoạn văn phải có 3 yếu tố độcthoại , đối thoại, độc thoại nội tâm.2. Bài sắp học:	Chuẩn bị cho tiết “Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”.	a. Lập đề cương cho các đề 2 và 3 (Phần chuẩn bị ở nhà) trang 179b. Đề cương mẫu: Đề số 1: Tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.* Lời giới thiệu bản thân:* Nội dung: Kể lại diễn biến sự việc theo các nội dung:	+ Nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái.	+ Sự việc xảy ra như thế nào? Mức độ có lỗi với bạn.	+ Có ai chứng kiến hay chỉ mình em biết.	+ Tâm trạng của em khi sự việc đã xảy ra: Em phải suy nghĩ, dằn vặt ra sao? Em tự vấn lương tâm như thế nào? Em có suy nghĩ gì?... Lời hứa.* Lời chào và lời cảm ơn:II.GIẢI PHÁP: Tương tự: Bài sắp học thuộc phân môn ngữ văn:Giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi cho học sinh về nhà tự tìm hiểu:+ Văn bản thơ: hình ảnh, hình tượng thơ,+ Văn bản truyện: hình tượng nhân vật,III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong việc hướng dẫn học sinh tự học, giáo viên cần phải tìm tòi và kết hợp tốt những phương pháp dạy học tối ưu để tổ chức điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động hơn trong một giờ đặc biệt cần lưu ý đến những học sinh yếu trong lớp.Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học để các em được thể hiện mình.Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên phải trong sáng, có sức hấp dẫn đối với học sinh.III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong mỗi bài dạy cần xây dựng được hệ thống các câu hỏi chặt chẽ từ dễ đến khó nhằm kích thích các đối tượng học sinh trong quá trình học.Giáo viên phải xác định được nội hàm kiến thức trong một bài dạy, hướng học sinh đến với cái "chân-thiện-mĩ".IV. KẾT LUẬN: Thực hiện trên tinh thần cải cách của Bộ GD-ĐT về đổi mới phương pháp dạy học: lấy HS làm trung tâm và GV là người hướng dẫn, định hướng cho HS chiếm lĩnh tri thức, đồng thời với mong mỏi nâng cao khả năng tự học của HS nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, chúng tôi đã cố gắng thực hiện chuyên đề này. IV. KẾT LUẬN:Do hạn chế về thời gian tất nhiên không tránh khỏi những sơ suất, những điểm chưa cụ thể, những ý định chưa thực hiện được như: thực hiện thí điểm, một số nội dung trong chuyên đề cần được khai thác thêm như trong việc sử dụng khâu "Hướng dẫn tự học" như thế nào phù hợp từng phân môn và với năng lực của từng đối tượng HS. IV. KẾT LUẬN: Trên đây là những kinh nghiêm nhỏ của tôi trong việc dạy học bám sát đối tượng học sinh bằng biện pháp “Tăng cường hướng dẫn tự học" nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn mà bản thân tôi đã thử nghiệm tương đối thành công, rất mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo chuyên môn cùng các ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn về phương pháp dạy học của mình. Chuùc Quyù thaày coâ söùc khoûe, vaø thaønh coângXin traân troïng Caûm ôn!

File đính kèm:

  • pptBC CHUYEN DE DAY HOC VAN THCS.ppt