Chuyên đề: Thấm nhuần văn hóa Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục

CON ĐƯỜNG

Núi cõng con đường mòn

Cha thì cõng theo con

Núi nằm ì một chỗ

Cha đi cúi lom khom

Đường bám lì lưng núi

Con tập chạy lon ton

Con siêng hơn hòn núi

Con đường lười hơn con

(Nguyễn Sinh Cung 1895)

 

ppt73 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Thấm nhuần văn hóa Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uyện đó. 55	 Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi. Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất". Như vậy người ta thấy Bác Hồ là một người cũng như mọi người, cũng khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình, nếu có ai đó cho rằng những cái đó là nhỏ bé làm cho Bác Hồ kém vĩ đại là không đúng. Vì chính những cái đó tôn thêm Bác càng vĩ đại: nhất là trong thời đại hiện nay, một số đông người đã tha hoá do chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống.	56	 Tôi đã đi Quảng Châu và tôi biết Nguyễn ái Quốc còn có một người yêu nữa tên là Lí Phương Liên (bí danh), thư kí của Đông Phương Bộ thuộc Cục Phương Nam là vợ của Lý Thuỵ (Bác Hồ) ở phố Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Thực tiễn cuộc sống có những việc nhìn thấy tận mắt chưa hẳn là thật. Khi ông Phạm Văn Đồng cùng một số người trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội sang dự một khoá học chính trị tại nhà số 13 phố Văn Minh cũng tưởng Lý Phương Liên là vợ của Lý Thuỵ, nhưng sau mới biết thực tế không phải như vậy, đây chỉ là việc nguỵ trang để che mắt mật thám.57	 Tôi không coi vấn đề này quan trọng, tuy vậy thời gian tôi đến Liên Xô (cũ) tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu Người, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn ái Quốc và suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một nhân chứng người Nga được bà tâm sự kể lại với rôi rằng: "Hai người yêu nhau nhưng không dám lấy nhau, Nguyễn ái Quốc nói lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, làm cha, và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra. Cho nên Nguyễn ái Quốc không lấy vợ và bà Nga đó cũng không lấy chồng".	 Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách một con người Thời đại cho mọi thế hệ mai sau. T.C dịch Bài đã đăng trên báo PNVN 1/1/199758hành trình đi tìm cố nhân của vĩ nhân59Đi tìm út Huệ(Cố nhân của vĩ nhân?)Sơn Tùng kể Lê Thọ Bình ghi công bố trên "Trên giới mới" số Xuân 1997	 ý định phải tìm cho ra một người phụ nữ có tên là Lê Thị Huệ - người bạn gái thân thiết thời thanh niên của Bác Hồ - xuất hiện trong tôi thật ngẫu nhiên. Đó là vào năm 1948, trong một lần trò chuyện, bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột Bác Hồ có kể với tôi rằng: khi nhận được điện từ miền Nam gởi ra báo tin cụ Nguyễn Sinh Sắc ốm rất nặng, bà liền khăn gói lên đường vào Nam, nhưng khi tới nơi mới biết cụ Sắc đã qua đời và đã được chôn cất. Nhờ có cô Huệ rất nhiệt tình đưa bà đi đến tận Cao Lãnh tìm kiếm mới tìm ra mộ bố. Cô Huệ thương cậu Thành, bà Thanh không biết gì, khi vào trong đó mới hay.60	Gia đình ông Diệp Văn Cương, rồi gia đình cụ Hồ Tá Bang cứ vun vào cho cậu Thành, nhưng cậu Thành lại chưa chịu dừng lại một chỗ. Cậu như con chim bằng còn muốn cất cánh bay xa. Cậu Thành cũng thương cô Huệ lắm. Tôi ghi lại chi tiết này vào cuốn sổ tay và bắt đầu tư giây phút ấy nung nấu một quyết tâm phải tìm cho ra người đàn bà có tên là Lê Thị Huệ mà bà Thanh đã kể.	 	Sau giải phóng miền nam 1975, tôi đến Sa Đéc và gặp được cụ Nguyễn Thành Mậu. Cụ Mậu là người đứng ra tổ chức xây lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Cụ Mậu cho tôi biết một chi tiết hết sức lý thú là nếu muốn tìm tung tích bà Lê Thị Huệ hãy lên Sài Gòn tìm bà Hồ Tường Vân và ông Lê Hương. Ông Hương là một học giả thời trước từng làm tại một cơ quan văn hoá.61	 Ông Hương đã đưa tôi giới thiệu với bà cô ông ấy. Bà này thường hay đi chùa và nói có quen một nhà sư tên là Lê Thị Huệ và còn khẳng định với tôi rằng nhà sư này thời trẻ rất nặng tình với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.	 Theo sự chỉ dẫn cặn kẽ của bà, tôi đã vào chùa và gặp được cụ bà Lê Thị Huệ. Tuy nhiên bà Huệ đã khước từ kể lại chuyện cũ cho tôi nghe. Sau hàng tháng trời lân là trò chuyện, rồi thuyết phục và đưa cho cụ xem rất nhiều ảnh chụp về các chuyến công du của Bác Hồ trong đó có tôi, cụ mới tin rằng tôi là người có vinh dự được nhiều lần làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trước khi kể cho tôi nghe câu chuyện về mối tình của cô Huệ với anh Nguyễn Tất Thành, cụ dặn tôi tuyệt đối không được viết, cũng như không được nói cho ai biết khi cụ còn đang sống. Vì, theo cụ, "hiện nay cả dân tộc Việt Nam đang tôn thờ Bác Hồ, nếu nói điều này ra thì sẽ có ít người nghĩ rằng tôi có vơ vào để rồi đòi hỏi chế độ, chính sách, ưu đãi gì đây". 62	 Rồi cụ kể: "Tôi là học trò của cụ phó bảng, học chữ nho tại Viện 1 trường Đông Ba (Huế), thời bấy giờ cha tôi làm quan ở đó. Sau này tôi gặp anh Thành và tôi đã tôn thờ con người ấy suốt cả cuộc đời (cụ thở dài), con người ấy thật đáng yêu, đáng kính. Nhưng có lẽ do số phận đã không cho chúng tôi được bên nhau. Khi chia tay nhau, chúng tôi không hứa hẹn gì mà chỉ nói sau này còn sống trở về sẽ tìm lại nhau. Một vài năm sau đó, tôi nhận được tin Nguyễn Tất Thành đã chết tại Hồng Kông. Tôi đau đớn vô cùng. Nhưng rồi mãi tới năm 1948, tôi mới nhận ra Nguyễn ái Quốc chính là anh Thành. Anh cũng không gia đình, vợ con. Tôi cảm thấy xót xa. Không hiểu sao từ bé tôi đã thuộc lòng hai câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông viết khi ông về quê (từ Sông Lam - Nghệ An về Hải Dương) thăm lại chốn cũ: 63	"Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ.	Song mâu xuân tận hiện hình hoa" 	(Một nụ cười giàu tình cảm, nước mắt chảy. Khi về già hai con mắt đã mờ nhưng hình ảnh người con gái vẫn lưu giữ mãi). 	Những câu thơ này như một ứng mệnh cho số phận của tôi. Tôi vào chùa và đem theo hình ảnh anh.	Có lần trong một buổi trò chuyện, cụ Huệ hỏi tôi, sau một đắn đo: "Ông ở cạnh cụ Hồ nhiều năm, có khi nào thấy cụ nhắc hai chữ tình yêu không?". Tôi nói: "Có chứ ạ!". Cụ lại hỏi: "Thế sao không bao giờ thấy báo chí nói gì cả? Báo chí bị cấm à?". Tôi kể cho cụ nghe rằng, bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột cụ Hồ) khi ra Bắc có kể cho cụ Hồ nghe là trong lần vào Nam tìm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc có gặp cụ (tức cô Huệ).64	Sau này, có những lần Bác đã hỏi ông Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm về cô Huệ, nhưng cả hai ông đều nói chỉ biết rằng cô Huệ còn sống và đã đi tu, còn không biết thêm một thông tin nào nữa cả. Bác nghe xong rồi thở dài. Cụ Huệ rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói trong phòng làm việc của Bác bao giờ cũng có cắm hoa huệ. Lần ấy cụ Huệ còn hỏi: "Thế có lần nào cụ Hồ nói gì về tôi không?". 	Tôi nói với cụ: "Năm 1962 Đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Bác, Bác đã nói: "Miền Nam luôn trong trái tim tôi" Với tình cảm chung, Bác đau đáu nhớ đồng bào miền Nam ruột thịt. Mẹ Bác mất ở miền Nam, bên bờ sông Hương. Bố Bác mất bên bờ sông Tiền. Và nơi đó còn có một mối tình" Trong một bài thơ Bác viết:"65	Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân	Giang tâm như kính tịnh vô trần	Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh	Giao vọng Nam thiên ức cố nhân.Sau này hai chữ cố nhân được người ta dịch là bạn xưa.	Núi ấp ôm mây mây ấp núi	Dòng sông gương sáng bụi không mờ	Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh	Trông lại trời Nam nhớ bạn xưaThấy bản dịch không lột tả được đúng ý của mình, Bác đã dịch lại, lấy tên bài là Nhớ người yêu và ký tên là T. Lan.	Mây ôm núi, núi ôm mây	Dòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng	Bồi hồi dạo bước Tây Phong	Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.66	 Nhớ ai ở đây là chỉ nhớ người mình yêu. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết trong truyện Kiều:	"Tìm đâu cho thấy cố nhân.	Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương"	 Tôi nói tới đây thì cụ Huệ khóc. Một cụ già 80 tuổi đã khóc khi nói về tình yêu!	 Tôi chôn chặt câu chuyện này trong lòng nhiều năm trời vì đã hứa với cụ Huệ là không được công bố bất kì một tư liệu gì về cụ khi cụ còn sống. Giữ lời nguyền, mãi tới năm 1981, tức là một năm sau khi cụ Huệ qua đời, tôi mới cho ra đời cuốn Búp sen xanh trong đó kể lại mối tình của anh Nguyễn Tất Thành và cô út Huệ (Lê Thị Huệ).67	Huệ là tên hoa	Âm thầm hoa gọi	Chỉ riêng mình Bác nghe	Cháu sẽ làm mẹ nên biết hát ru cho con ngủ (Lời kể của chị Nguyễn Thị Oanh, những phút giây cuối cùng của Bác)	Trước hôm tôi hát Bác nghe, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng vợ là cô Đặng Thị Bích Hà đến thăm Bác ôm theo một bó hoa huệ cắm vào lọ đặt bên đầu giường Bác nằm. Sáng hôm sau, qua một cơn cấp cứu, Bác tỉnh lại. Bác nói khe khẽ: Cháu hát Bác nghe một bài dân ca. Tôi xúc động quá thưa với Bác: Cháu không biết hát dân ca Bác ạ. Bác lại bảo:	-Cháu hát ru em vậy.68	Tôi càng lúng túng:	- Cháu cũng không biết hát ru em, thưa Bác.	Bác nói như một điều căn dặn:	- Cháu sẽ làm mẹ, nên biết hát ru cho con ngủ, cháu ạ.	Chú Vũ Kỳ đỡ lời tôi:	-Thưa Bác để cháu Oanh hát Bác nghe một bài của anh chị em tổ văn nghệ Viện 108 mới sáng tác.	Bác gật đầu:	- Cũng tốt:69	Tôi đã hát Bác nghe bài: Đón thư Bác. Hát được hết lời thứ nhất. Chú Vũ Kỳ ra hiệu cho tôI ngừng lại. Bác xúc động. Bác nâng cánh tay lên để vỗ tay hoan hô, nhưng Bác không cất lên nổi. Bác nhờ chú Vũ Kỳ:	- Chú đưa Bác một bông huệ:	TôI cố nén không để bật lên tiếng khóc sung sướng và xúc động khi hai tay đón nhận bông hoa huệ từ tay Bác cho.	(Trich từ ”Bác về” Sách của nhà văn Sơn Tùng tr 266-267)70	Huệ là tên hoa	Vẫn hoa ấy góc bàn thơm lặng lẽ	Như Bác đi dăm bữa sẽ quay về	Hoặc là một người không bao giờ gặp lại	Âm thầm hoa gọi	Chỉ riêng mình Bác nghe	Con đã đến bao lần	Khi chép bài ca với một nhạc sĩ	Khi chép lời bình với đoàn làm phim	Quên phía sau lưng màu huệ trắng	Như mắt ai đang nhìn71	Sử không chép thì nay con tìm 	Quanh nhà sàn có lan, có mộc	Quanh ao cá có nhài, sen, bụt mọc 	Bác cho màu hoa huệ đến gần hơn	Không phải một tầm tay	Bác cho hoa đến gần hơi thở	Khi hoàng hôn che tím khu vườn	Bác cũng có thời mười tám, đôi mươi, hai nhăm, ba mươi	Bác cũng có cõi vô cùng	Cánh bay và chiếc cành đón đậu	Ngỡ hoa này liên quan	Và lặng im như một lời yêu dấu72	Bước sóng quê hương hoa xuyên thấu	Về một điều không thể nói ra	Xin cứ thế thiên niên rồi vạn đại	Nghe trong gió, trong mưa 	Trong lòng người gọi mãi	Huệ là tên hoa  Âm thầm hoa gọi Chỉ riêng minh Bác nghe	(Phạm Ngọc Cảnh)73

File đính kèm:

  • pptTHAM NHUAN VH_HOCHIMINH.ppt