Chuyên đề “ Tích hợp giáo dục môi trương trong giảng dạy môn Ngữ văn”

I.Đặt vấn đề:

 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; Moi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ Nhưng hiện nay tình trạng môi trường đang ô nhiểm trầm trọng, cuộc sống tốt đẹp của con người trên trái đất đang bị đe dọa. Vì thế bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/QĐ- TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển tương lai bền vững của một đất nước.

 Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường , xác định nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt đông ngoại khóa, xây dựng mô hình xanh,- sạch - đẹp phù hợp với các vùng miền.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề “ Tích hợp giáo dục môi trương trong giảng dạy môn Ngữ văn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng bộ, tây nguyên, tây bắc
 	+Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra nghiêm trọng nhất là những nơi có các khu công nghiệp.
	c. Về không khí:
 	+ Không khí ở thành phố, khu CN ô nhiễm nặng. Hầu hết các đô thị đều bbij ô nhiễm bụi gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép.
	d. Về rừng :
	+ Tài nguyên rừng khá phong phú, đa dạng và có vai trò quan trọng
 	+ Bình quân diện tích rừng trên đầu người là 0,15 giảm 3 lần so năm 1945
	e. Về đa dạng sinh học
	+ VN được xem là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh vật trên thế giới 
	+ Những năm gần đây không còn là trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới
	f. Về chất thải:
 	+ Chất thãi rắn :15 triệu tấn mỗi năm, chỉ thu gom 20%, còn lại thải vào môi trường và mỗi năm tăng 15%
 - Chất thải sinh hoạt :
	+ Các khu đô thị chỉ có 26% số dân nhưng thải ra hơn 6 triệu tấn rác thải ,chiếm 50% tổng lượng chất thải rắn
 - Chất thải công nghiệp :
	+Chiếm 20% chủ yếu từ những trung tâm công nghiệp
 - Chất thải nguy hại :
	+ Bao gồm chất thải y tế khoảng 21 ngàn tấn, sản xuất NN khoảng 9 ngàn tấn, sản xuất công nghiệp khoang 80 ngàn tấn, dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong thời gian tới.
 - Việc thu gom chất thải chỉ đạt khoảng 70%, ở nông thôn 20%
 - Việc xử lý khong đảm bảo kỹ thuật gây thêm ô nhiễm ( đốt rác )
g. Về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch:
	+ Chỉ có 20% số hộ có nhà vệ sinh, 40% hộ có nước sạch sử dụng 
	+ Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra.
 1.3./Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường:
a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường :
	+ Bằng nhiều hình thức, phương tiện.
	+ Trong cộng đồng và trong nhà trường.	
b. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tạo cơ chế, chính sách:
	+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về MT ( luật MT, pháp lện bảo vệ rừng)
	+ Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra.
	+ Thực hiện các chương trình quốc gia về MT ( “CD làm cho thế giới sạch hơn”, “Công ước của LHQ về biến đổi khí hậu”)
c. Đẩy mạnh XHH bảo vệ MT : 
d. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ MT :
	 - Đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ sạch, đầu tư thiết bị xử lý chất thải
	+ CN sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm bớt khí gây “Nhà kinh”
	+ Nông nghiệp : sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh
	+ Khuyến khich sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, thủy điện, gió
	+ Tăng cường các biện pháp tái chế, tái sử dụng chất thải
	+ Công nghệ xử lý chất thải độc hại
	 - Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho MT :
	+ KHông dùng xăng pha chì, than tổ ông
	+ Thực hiện tiết kiệm năng lượng để giảm khí thải.
	 - Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng:
	+ Trồng và bảo vệ rừng. Thành lập các Vườn quốc gia và khu bảo tồn
e. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về MT, mở rộng hợp tác trong BVMT
 1.4/ Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường
a. Sự cần thiết của việc GDMT trong trường học
- Một lực lượng gần 1/5 dân số đóng vai trò xung kích trong BVMT và tuyên truyền về BVMT
- GD nhân cách con người mới
	- Được qui định trong luật BVMT : GDMT là một nội dung GD chương trình chính khóa của các cấp học PT ( điều 107 luật BVMT )
b. Mục tiêu GD BVMT.
	- Về kiến thức: hiểu biết về MT, nguồn tài nguyễn, sự ô nhiễm và suy thoái MT, vấn đề DS-MT, các biện pháp BVMT
	- Thái độ - tình cảm: yêu quí, tôn trọng thên nhiên, có thái độ thân thiện với MT, có ý thức quan tâm đến MT, BVMT, BV rừng, BV nguồn nước 
	- Kỹ năng – hành vi: phát hiện những vấn đề MT, có hành động cụ thể BVMT, biết tuyên truyền, vận động mọi người BVMT
c. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp GDMT
- GD liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động, tiếp cận xuyên bộ môn
- ND giáo dục phải khai thác tình hình thực tế MT địa phương
- Chú trọng thực hành, rèn luyện kỷ năng
- Phải đảm bảo kiến thức cơ bản, đặc trưng bộ môn và không làm quá tải
d. Phương pháp GDMT : 
	- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
	- Phương pháp thí nghiệm.
	- Phương pháp khai thác thực tến để giáo dục
	- Phương pháp hoạt động thực tiển
	- Phương pháp nêu gương
Phần thứ hai :
	 GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN
 2.1. Cách tích hợp giáo dục BVMT trong môn Ngữ văn.
a. Các nguyên tắc tích hợp : 
	- Chỉ tích hợp với những bài có ND liên quan đén MT, không gượng ép, không tràn lan.
	- Đảm bảo đặc trưng môn hoc. KHông biến giờ học thành giờ trình bày về GDMT.
	- Không làm tăng ND học tập dẫn đén quá tải
	- Chia nhỏ, rãi đều.
	- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiển về MT: hoạt động CLB, sáng tác, tham quan thực tế
b. Cách thức tích hợp :
	- Không có phương pháp tích hợp nội dung GDMT.	
	- Tuy nhiên có thể tham khảo một số cách sau 
 + Ra đề tập làm văn có chủ đề MT . VD : Chứng minh rằng rừng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. ( Văn chứng minh )
	 + Cho HS làm quen và giải thích từ ngữ có liên quan đến MT trong khi dạy Từ vựng.
	 + Cung cấp tư liệu về MT trong khi dạy bài đọc hiểu có ND liên quan đến MT ( Văn bản nhật dụng ).VD : Bài toán dân số .NV6.
 + Lấy các ví dụ có liên quan đến môi trường khi dạy Tiếng Việt.
2.2. Một số địa chỉ tích hợp : 
	Lớp 6:
TT
Tên bài
Văn
T.Việt
T.L.Văn
Mức độ
Tập 1
1
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
x
Liên hệ,dùng văn bản nghị luận thuyết minh về MT
2
Ếch ngồi đáy giếng
x
Liên hệ sự thay đổi môi trường
3
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
x
Ra đề bài về chủ đề MT bị thay đổi
4
Mẹ hiền dạy con
x
Liên hệ về ảnh hưởng MT đối với việc GD
5
Chương trình địa phương
x
Cho bài viết chính tả về MT
Tập 2
6
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
x
Liên hệ, ra đề miêu tả liên quan đến MT
7
Sông nước Cà Mau
x
Liên hệ MT tự nhiên, hoang dã.
8
Viết bài TLV số 5 Văn tả cảnh
x
Liên hệ. Ra đề tả cảnh quan MT
9
Tập làm thơ bốn chữ
x
Liên hệ. Khuyến khích làm thơ đề tài MT
10
Cô Tô
x
Liên hệ MT biển, đảo đẹp
11
Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ 5 chữ
x
Liên hệ. Khuyến khích làm thơ đề tài MT
12
Lao xao
x
Liên hệ bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái
13
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
x
Trực tiếp khai thác đề tài MT
14
Động Phong Nha
x
Liên hệ MT và du lịch
15
Chương trình địa phương
x
Khai thác đề tài MT
 Lớp 7:
TT
Tên bài
Văn
T.Việt
T.L.Văn
Mức độ
Tập 1
1
Cuộc chia tay của những con búp bê
x
Liên hệ MT, gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em
2
Ca dao, dân ca
x
Sưu tầm ca dao, dân ca có liên quan đến MT
3
Từ Hán Việt
x
Liên hệ. Tìm từ Hán Việt có liên quan đến MT
4
Bài ca Côn Sơn
x
Liên hệ. MT trong lành của Côn Sơn
5
Qua đèo Ngang
x
Liên hệ MT hoang sơ của Đèo Ngang
6
Làm thơ lục bát
x
Liên hệ. Khuyến khích làm thơ đề tài MT
Tập 2
7
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
x
Liên hệ. HS sưu tầm tực ngữ có liên quan đến MT
8
Chương trình địa phương
x
x
Liên hệ.HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến MT
9
Viết bài TLV số 5. Văn lập luận chứng minh
x
Liên hệ. Ra đề liên quan đến bảo vệ rừng
	Lớp 8:
TT
Tên bài
Văn
T.Việt
T.L.Văn
Mức độ
Tập 1
1
Trường từ vựng
x
Liên hệ. Tìm các trường từ vựng liên quan đến MT
2
Viết bài TLV số 2. Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
x
Liên hệ. Khuyến khích viết về MT
3
Thông tin về ngày trái đất
x
Trực tiếp khai thác đề tài MT: vấn đề bao nylon và rác thải
4
Ôn dịch, thuốc lá
x
Trực tiếp khai thác đề tài MT: vấn đề hạn chế và bỏ thuốc lá
5
Bài toán dân sốt
x
Liên hệ MT và sự gia tăng dân số
Tập 2
6
Nhớ rừng
x
Liên hệ. MT hoang dã
7
Đi bộ ngao du ( trích Ê-min hay Về giáo dục )
x
Liên hệ. MT và sức khoẻ
8
Chương trình địa phương
x
Liên hệ. Ra đề liên quan đến bảo vệ rừng
9
Viết bài TLV số 7. Văn nghị luận
x
Liên hệ. Ra đề liên quan đến bảo vệ rừng
	Lớp 9:
TT
Tên bài
Văn
T.Việt
T.L.Văn
Mức độ
Tập 1
1
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
x
Liên hệ. Chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung Trái đất.
2
Sự phát triển của từ vựng
x
Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. Chọn ví dụ có liên quan đến MT
3
Thuật ngữ
x
Liên hệ. Thuật ngữ có liên quan đến MT
4
Lục Vân Tiên gặp nạn
x
Liên hệ. Cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ông Ngư
5
Bài thơ Tiểu đội xe không kính
x
Liên hệ. Sự khốc liệt của chiến tranh và MT
6
Đoàn thuyền đánh cá
x
Liên hệ. MT biển cần dược bảo vệ
7
Tập làm thơ 8 chữ
x
Liên hệ. Chọn đề tài MT
8
Ánh trăng
x
Liên hệ. MT và tình cảm
9
Cố hương
x
Liên hệ. MT và và xã hội và sự thay đổi của con người
Tập 2
10
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
x
Liên hệ. Ra đề có liên quan đến MT
11
Viết bài TLV số 5. Nghị luận xã hội
x
Liên hệ. Ra đề có liên quan đến MT
12
Mây và sóng
x
Liên hệ. Mẹ và mẹ thiên nhiên
2.3. Thực hành, thực tế, ngoại khoá về GDMT
 -Yêu cầu :
	+ Thiết thực, vừa sức, phù hợp với điều kiện địa phương.
	+ Đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
	+ Cần có kế hoạch cả năm
 -Một số nội dung thực hành, thực tế và ngoại khoá:
	+ Kết hợp khi giảng các văn bản nhật dụng. VD khi dạy bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ : liên hệ với tình hình sinh thái địa phương. Bài Thông tin về ngày trái đất : cho học sinh tìm hiểu và thống kê tình hình sử dụng bao bì nylon ở địa phương, tổ chức thu gom bao bì
	+ Thi sáng tác văn học về đề tài MT, thi vẽ tranh về MT.
	+ Sưu tầm ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến đề tài MT
	+ Tổ chức các trò chơi về bảo vệ MT: đố chữ, giải ô chữ
2.4. kiểm tra, đánh giá về GD BVMT
	+ Không có bài kiểm tra, đánh giá riêng
	+ Tích hợp trong bài kiểm tra, đánh giá của môn Ngữ văn
	+ Nội dung môi trường được lồng ghép
	+ Ví dụ về một số câu hỏi
III. Kết thúc vấn đề:
 Trên đây là một số ý kiến chủ quan của tôi được đúc kết trong quá trình dự lớp tập huấn vcf trong công tác giảng dạy. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng nghiệp trong tổ, nhằm thống nhất trong tích hợp môi trường vào việc giảng dạy môn Ngữ văn.
Nàng Mau, ngày tháng . năng 2009	Nàng Mau, ngày 09 tháng 11 năng 2009
	 Người viết
	 Ý kiến của tổ CM	
	 Lê Thị Thùy Linh
Nàng Mau, ngày.. tháng .. năng 2009
	Ý kiến của BGH	

File đính kèm:

  • docTich hop mon ngu van.doc
Bài giảng liên quan