Chuyên đề Tìm hiểu về đại dịch cúm A H1N1

Đã từng có 3 đại dịch cúm trên thế giới: đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, đại dịch cúm châu Á 1957 - 58 và đại dịch cúm tại Hồng Công 1968 - 69 và đều liên quan với gia cầm, dù một số nhà khoa học tin rằng lợn là thủ phạm gây ra đại dịch năm 1918.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu về đại dịch cúm A H1N1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng các em đến với giờ học “Tìm hiểu về đại dịch cúm A H1N1”I.Thông tin chung về đại dịch cúm.II. Các dấu hiệu chính của bệnh cúm.III. Phòng chống bệnh cúm.IV. Điều trị bệnh cúmThông tin chung:Virut H1N1:Đã từng có 3 đại dịch cúm trên thế giới: đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, đại dịch cúm châu Á 1957 - 58 và đại dịch cúm tại Hồng Công 1968 - 69 và đều liên quan với gia cầm, dù một số nhà khoa học tin rằng lợn là thủ phạm gây ra đại dịch năm 1918.Trong thí nghiệm trên khỉ, những nhà khoa học Canada nhận thấy rằng phổi của loài vật này đã nhanh chóng bị virus H1N1 phá hủy sau vài ngày. Những thí nghiệm trên chuột trên cũng cho kết quả tương tự. Các nhà khoa học phát hiện ra nguyên nhân là vì virus H1N1 đã khóa được loại protein do gene RIG - 1 sản sinh ra (một loại protein để chữa lành những vết thương ở những mô bị nhiễm bệnh). Các thí nghiệm cho thấy nồng độ của loại protein này ở những con khỉ nhiễm virus H1N1 thấp hơn bình thường. Chính điều này đã làm cho hệ miễn dịch ở khỉ bị rối loạn và mất kiểm soát.Chủng mới của vi rút H1N1 Từ các mẫu máu lấy từ các bệnh nhân cúm, các nhà khoa học Brazil đã phân lập được chủng mới của vi rút H1N1 và họ đặt tên chủng mới phát hiện là vi rút A/Sao Paulo/1454/H1N1 Protein hemagglutinin quyết định khả năng tồn tại của vi rút cúm A/H1N1 trong cơ thể người và biến đổi của nó cũng là nguyên nhân khiến vi rút cúm A/H1N1 lây lan nhanh hơn ở người. Hiện các chuyên gia chưa biết liệu chủng mới hay có thể là biến thể mới của vi rút cúm A/H1N1 này có độc lực cao hơn chủng nguyên bản vi rút H1N1 hay không (chủng này đã giết chết hơn 160 người và lây lan cho hơn 30 ngàn người trên khắp thế giới), đến mức WHO phải công bố đại dịch).  Tuy nhiên, các chuyên gia lo sợ rằng chủng hoàn toàn mới sẽ có độc lực cao hơn, gây tử vong nhiều hơn.Với sự xuất hiện của chủng vi rút H1N1 mới này, nỗi lo về một đại dịch cúm giống như năm 1918 đang hiện hữu.Cảnh báo về nguy cơ kết hợp vi rút H1N1 với H5N1Cúm gia cầm khiến hơn 60% nạn nhân nhiễm bệnh tử vong nhưng lại không lây từ người sang người. Còn vi rút cúm H1N1 lây lan nhanh qua cái bắt tay hay hắt hơi nhưng lại không gây tử vong nhiều. Vậy điều gì xảy ra khi chúng kết hợp với nhau? Kịch bản mà một số nhà khoa học đặt ra là: 2 loại vi rút này gặp nhau, có thể là ở châu Á, nơi cúm gia cầm vốn là một bệnh mang tính đặc trưng vùng, và rồi kết hợp với chủng cúm mới, làm tăng khả năng phát tán và gây chết người.Các nhà khoa học không dám chắc kịch bản này sẽ xảy ra như thế nào nhưng nhấn mạnh rằng vi rút cúm H1N1 là sự pha trộn của vi rút cúm lợn, cúm người và cúm gia cầm và bản thân vi rút này đã cho thấy sự “biến hoá thần thông” của nó so với các chủng vi rút cúm khác.Malik Peiris, một chuyên gia về cúm tại trường ĐH Hồng Công, cho biết: điều đáng lo lắng nhất hiện nay chính là chủng cúm H1N1 này có thể kết hợp với các vi rút cúm thường, như cúm mùa chẳng hạn. Và chưa ai dám chắc sự kết hợp này sẽ tạo ra cái gì. Nhưng ông cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy viễn cảnh này có thể trở thành sự thật. Peiris lưu ý rằng vi rút cúm H1N1 đã lây từ người sang lợn (tại 1 trang trại ở Canada) khiến cho 220 con lợn bị cúm. Điều này cho thấy vi rút có thể dễ dàng biến đổi như thế nào.“Một khi lây sang lợn, nó hoàn toàn có thể lây từ lợn sang người. Vì thế, cơ hội để biến kết hợp với vi rút ở lợn là hoàn toàn có thể xảy ra”, Ông cũng nói thêm rằng cho tới bây giờ, cúm gia cầm chưa gây bệnh ở lợn nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra.Theo thử nghiệm mới nhất của TT Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, sự kết hợp giữa chủng H1N1 với H5N1 lại làm cho vi rút yếu đi. Nhưng với, Webster, chuyên gia có 40 năm kinh nghiệm về cúm gia cầm, thì “Việc đánh giá thấp vi rút cúm H1N1 sẽ có thể là một sai lầm khủng khiếp”. Vi rút H1N1 vẫn chưa “trưởng thành”, nó vẫn còn ở trong giai đoạn “ẵm ngửa” và đang lớn lên. Vi rút này đang được “gây giống” trên khắp thế giới và chờ đợi cơ hội. Chúng ta phải hành động như thế nào đây, để nó suy yếu hoặc trở thành 1 hung thần?”.Sự lây lan đại dịch cúm H1N1Dịch cúm A/H1N1 được phát hiện từ những ca đầu tiên được xác định ở Mexico tháng 04/2009, sau đó dịch lan rộng trên toàn thế giới và ngày 11/06/2009 Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công bố Đại dịch cúm A/H1N1 toàn cầu. Sau 4 tháng số ca mắc cúm A/H1N1 xác định được thông báo trên thế giới đã lên tới hơn 220 nghìn. Tại Việt Nam, ca mắc cúm A/H1N1 đầu tiên ở được công bố ngày 31/05/2009 và mặc dù với sự tham gia tích cực chủ động phòng chống cúm A/H1N1 của tất cả các cấp, các ngành liên quan nhưng sau hơn 2 tháng số ca mắc cúm A/H1N1 xác định ở Việt Nam đã lên tới hơn 1.400 ca tại tất cả các khu vực trên toàn quốc.Tại Việt Nam, theo thông báo của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường đăng trên website Bộ Y tế, tính đến 17 giờ ngày 16/08/2009 Việt Nam đã ghi nhận 1.454 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 mới, trong đó có 02 ca tử vong. Như vậy, với dân số Việt Nam khoảng 85,8 triệu người, tỷ lệ mắc là 0,0017%, trong đó tỷ lệ chết/mắc là 0,13%.Cúm A/H1N1 lan ra nhiều trường họcTT - Ngày 22-8, Bộ Y tế xác nhận có thêm 49 người nhiễm cúm A/H1N1 trong ngày, nâng tổng số bệnh nhân tại VN từ ngày 31-5 lên gần 1.900 người. Tại các bệnh viện, hiện có 701 người đang được điều trị.Ở Vĩnh Phúc hiện nay chưa có trường hợp nào nhiễm cúm A H1N1 nào song với mức độ lây lan của đại dịch và sự giao lưu như hiện nay thì chắc chắn sẽ xẩy raSở Y tế và trường đã thống nhất tạm ngưng hoạt động giảng dạy để chuẩn bị tổ chức, triển khai các biện pháp dự phòng phổ quát chủ động nhằm kiềm chế dịch lây lan trong học sinh.Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A H1N1.Căn bệnh này cũng có những triệu chứng như cúm thông thường là sốt (38), đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ... Ngoài ra, phần lớn người bệnh còn có những biểu hiện khác như đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ: thở nhanh (người lớn trên 30 lần/phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, tím môi hay đầu chi, lơ mơ...Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp cấp , suy đa phủ tạng và dẫn đến tử vong Phương pháp điều trị1.Nguyên tắc chung:Bệnh nhân phải được cách ly.Dùng thuốc kháng virut đơn độc hoặc kết hợp càng sớm càng tốt .Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp bệnh nặng.Điều trị tại chỗ những ở những cơ sở y tế có đủ cơ sở vật chất 2. Điều trị thuốc kháng virutTamiflu:Tamiflu điều trị cúm ở trẻ em không an toàn như vẫn tưởng. Trong số 103 trẻ em dùng Tamiflu điều trị cúm, có đến một nửa bị tai biến, phổ biến nhất trong đó là triệu chứng buồn nôn, gặp ở 1/3 trẻ; đau thắt dạ dày 20%, 12% bị rối loạn giấc ngủ. Nghiêm trọng hơn, đến 20% số trẻ dùng Tamiflu có biểu hiện rối loạn tâm thần từ nhẹ như là “hành vi bất thường” đến nặng như lú lẫn, không có khả năng tư duy bình thường, ngủ gặp ác mộng, co giật. Zanamivir : Dạng hít định liều sử dụng trong trường hợp chậm hoạc kháng TamifluViệc sử dụng thuốc chống cúm không cho thấy có hiệu quả  phòng ngừa khỏi mắc bệnh cúm. Đối với người chưa mắc bệnh, thì chưa chắc đã bị phát bệnh khi nhiễm vius cúm, nên việc uống thuốc phòng không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, như đã nêu trên, ngay cả người mắc bệnh cúm A/H1N1 cũng không cần thiết phải dùng Tamiflu hay Relenza, trừ một số trường hợp nặng, nên việc uống thuốc phòng là vô nghĩa, mà còn lợi bất cập hại. Điều trị hỗ trợHạ sốt ; dùng paracetamolĐẢm bảo chế độ dinh dưỡng: 	ngườibệnh nhẹ: cho ăn bằng đường miệng	Người bệnh nặng : cho ăn bột dinh dưỡng và sữa	Không ăn được tiêm tĩnh mạchSử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩnTiêu chuẩn ra việnSau khi hết sốt 3 ngày Tình trạng lâm sàng ổn địnhXét nghiệm không có viruts cúm AH1N1Phòng lây nhiễmHai con đường phổ biến nhất trong số đó là người bị lây hít phải giọt lỏng bắn ra do người bệnh hắt hơi/ho, chạm tay vào bề mặt tiếp xúc như bàn ghế, nắm cửa chứa virus, hoặc bắt tay với người bệnh, rồi sau đó chạm tay lên mặt mình.Tất nhiên là bạn nên rửa tay thường xuyên để tẩy sạch virus, nhưng việc rửa tay không phải lúc nào cũng được thực hiện.Vậy thì làm sao có thể làm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm virus khi vừa có thể phải chạm tay vào virus, vừa có thể phải chạm tay vào mặt?Một cách đơn giản mà có thể sẽ rất hiệu quả để tránh chạm tay có thể có chứa virus lên mặt mình là bạn hãy phân chia công việc cho hai tay. Hãy để tay phải làm tất cả các công việc bình thường hàng ngày, bao gồm cả mở/đóng cửa, cầm nắm giấy tờ, bắt tay người khác.Ít ai dùng tay trái để mở cửa, cầm nắm, hay bắt tay người khác.Hãy dùng tay trái của mình để làm tất cả các việc liên quan đến mặt/đầu của bạn.1. Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau. 2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. 3. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. 4. Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. 6. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.Hình tham khảo:1.                                                                       vệ sinh cá nhân, súc miệng bằng nước sát khuẩn;- Dịch có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc do đó nên có khẩu trang bảo vệ cá nhân;Vệ sinh trường sốngTập thể dục nâng cao sức khoẻHạn chế đi đến nơi đông ngườiChúc các em có những ngày nghỉ vui vẻ an toàn 

File đính kèm:

  • pptdich cum H1N1.ppt
Bài giảng liên quan