Chuyên đề “Vận dụng kiến thức đã học hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới”

CHUYÊN ĐỀ

“Vận dụng kiến thức đã học hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu về đổi mới hoạt động giáo dục của ngành, các cấp.

- Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, của tổ đề ra nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Toán năm học 2008 – 2009.

- Để bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân đồng thời vận dụng giúp đỡ học sinh trong học tập và tiếp cận kiến thức. Thực tế trong hệ thống các môn học của trường THCS thì môn Toán là môn học khó, đây là môn đòi hỏi tư duy logic và hệ thống các kiến thức, các kiến thức đã học là nền tảng cho kiến thức mới, với mỗi lượng kiến thức đã học có thể vận dụng hình thành, phát triển kiến thức mới trong từng tiết học, bài học cụ thể. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để “vận dụng kiến thức đã học hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới” nâng cao hiệu quả giảng dạy bài học mới.

- Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy bộ môn Toán có chất lượng thấp hơn các bộ môn khác. Học sinh thường lúng túng khi phải nhớ lại một kiến thức đã học từ trước, kể cả những kiến thức mang tính chất cơ bản. Do vậy học sinh thường thụ động khi vận dụng kiến thức đã học để hình thành kiến thức mới, hơn nữa kiến thức đã học không chỉ có ở bài trước, tiết trước mà nó còn ở trong các chương đã học, lớp đã học nên các em kể cả những học sinh khá giỏi cũng khó tìm ra kiến thức nào để vận dụng hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới. Do vậy việc vận dụng kiến thức đã học để hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Toán có những thuận lợi đi kèm với khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên trẻ có lòng nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ tận tình giảng dạy cho các em.

- Trang thiết bị giảng dạy ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.

- Ban giám hiệu nhiệt tình chỉ đạo sát sao.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề “Vận dụng kiến thức đã học hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ăng tính toán suy luận, đặc biệt phải vận dụng kết hợp nhiều kiến thức.
+ Đa số giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế.
- Chủ quan:
+ Đa số các em nắm những kiến thức đã học chưa chắc, chưa thấy được mỗi liên hệ giữa các kiến thức, nếu có thì ở mức độ thấp, kỹ năng tính toán yếu hoặc học sinh đã nắm kiến thức bài nhưng chưa năng động, linh hoạt vận dụng vào thực tiến cuộc sống và thực học.
+ Nhận thức của các em đến việc học tập còn chưa cao, chưa chịu khó học bài ở nhà.
B. GIẢI PHÁP
1. Cá nhân
- Giáo viên thường xuyên liên tục nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ đồng thời làm các bài tập và xem lại những bài đã được thầy (cô) giảng giải ở lớp.
- Trong mỗi chương, mỗi bài luôn tổng hợp kiến thức cho học sinh.
- Luôn động viên các em dù khó khăn đến đâu cũng phải học tập tốt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Luôn nhắc nhở học sinh về nhà học phần kiến thức cũ có liên quan tới bài mới.
- Tăng cường phụ đạo cũng cố kiến thức đã học có liên quan tới bài học mới vào giờ tự chọn toán.
2. Đồng nghiệp
- Phối kết hợp cùng với đồng nghiệp thăm nắm tình hình học sinh tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, vận động phụ huynh học sinh động viên con em đi học đầy đủ, nhắc nhở các em buổi tối học bài, làm bài tập về nhà.
3. Các tổ chức đoàn thể
- Tổ chức các phong trào, trò chơi mang tính toán học cho các em nhằm tạo hứng thú học tập.
4. Phương pháp thực hiện trong từng tiết học cụ thể
- Việc chuẩn bị, lựa chọn nội dung kiến thức đã học là rất quan trọng nó đem lại hiệu quả cho việc hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới, nếu không được chuẩn bị kỹ sẽ không làm rõ được kiến thức mới, các em sẽ không hiểu rõ được tại sao lại có kiến thức mới đó và kiến thức mới đó được hình thành từ kiến thức mới nào? Dẫn tới học sinh không hiểu kỹ sâu bài mói.
- Hơn nữa không phải bất cứ kiến thức mới nào cũng được hình thành và phát triển từ kiến thức đã học mà chỉ là nền tảng cho kiến thức mới.
- Tuỳ từng bài học, tiết học mà kiến thức đã học chỉ vận dụng hình thành, phát triển, xây dựng một phần kiến thức của bài mới. Do đó sự lựa chọn nội dung các kiến thức đã học để vận dụng, hình thành, phát triển kiến thức mới cần những yêu cầu sau:
* Đối với học sinh:
- Đọc kỹ, học kỹ phần tóm tắt của các chương đã học.
- Luôn học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Đọc và học lại phần kiến thức đã học có liên quan tới bài mới mà thầy (cô) giao.
* đối với giáo viên:
- Việc chuẩn bị cần dựa trên sơ đồ
- Để xây dựng nội dung các kiến thức đã học hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức mới giáo viên cần xác định rõ từng phần trong sơ đồ.
Những kiến thức đã học
Những kiến thức đã học liên quan tới những kiến thức mới
- Kiến thức đã học là nền tảng.
- Kiến thức đã học vận dụng hình thành, phát triển kiến thức mới. 
Xây dựng kiến thức mới đảm bảo tính hệ thống logic chặt chẽ, đầy đủ nội dung của 1 tiết học.
Mục tiêu cần đạt sau tiết học
Thời lượng 
* Phương pháp giảng dạy
- Thông qua kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới có thể đưa ra các câu hỏi về kiến thức đã học vào xâydựng bài mới.
- Vận dụng kiến thức đã học hình thành, xây dựng, phát triển kiến thức bài mới. 
* Ví dụ minh hoạ:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung slides
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức
- GV: Gọi 3 HS l ên trả lời: 
- Nêu định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn?
- Nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng? 
- Nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân?
- HS: ..
- GV: nhận xét cho điểm
- Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là 2 số đã cho và a 0 được gọi là PT bậc nhất 1 ẩn.
- Khi cộng cùng một số vào cả 2 vế của BĐT ta được BĐT mới cùng chiều với BĐT đã cho. 
- Liên hệ giữa thứ tự phép nhân và số dương: 
Khi nhân cả 2 vế của BĐT với cùng 1 số dương ta được BĐT mới cùng chiều với BĐT đã cho.
- Liên hệ giữa thứ tự phép nhân và số âm: Khi nhân cả 2 vế của BĐT với cùng 1 số âm ta được BĐT mới ngược chiều với BĐT đã cho.
Hoạt động 2: Giới thiệu
- GV: Nếu phương trình bậc nhất 1 ẩn vế trái và vế phải liên hệ với nhau bởi dấu bằng thì BPT bậc nhất 1 ẩn liên hệ với nhau bởi dấu gì? Từ tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng hình thành nên quy tắc nào? Từ tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân hình thành nên quy tắc nào? 
- Tiết học hôm nay gồm 3 phần: 
+ Định nghĩa BPT bậc nhất 1 ẩn
+ Hai quy tắc biến đổi BPT 
+ Bài t ập
Hoạt động 3: Định nghĩa 
- GV: Quan sát màn hình và cho biết đây là phương trình nào mà các em đã được học? 
- HS: PT bậc nhất 1 ẩn 
- GV: Nếu thay dấu “=” bởi d ấu “>” ;“<”, “”; “” thì hệ thức được gọi là BPT bậc nhât1 1 ẩn.
- GV: Vậy BPT bậc nhất 1 ẩn là BPT có dạng ntn? Và cần có điều kiện gì?
- HS: 1 HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Đó chính là nội dung của định nghĩa. SGK/tr 43
- GV: Để nắm vững nội dung ĐN các em làm ?1 SGK/tr 43
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 2 HS trong vòng 2 phút
HS: Thảo luận nhóm
GV: Gọi bất kỳ 1 nhóm trả lời, nhận xét. 
ax + b = 0 (a 0) 
ax + b > 0 (a 0) 
ax + b < 0 (a 0) 
ax + b 0 (a 0) 
ax + b 0 (a 0) 
- ĐN: SGK/tr 43
BPT dạng ax + b 0; ax + b 0; ax + b 0) trong đó a và b là 2 số đã cho (a 0) được gọi là BPT bậc nhất 1 ẩn
?1
	SGK/tr 43
BPT nào sau đây l à BPT bậc nhất 1 ẩn
2x – 3 < 0
0x + 5 > 0
5x – 15 0
x2 > 0
Hoạt động 4: Hai quy tắc biến đổi BPT
- GV: Các em đã được học tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng vây các em hãy dùng tính chất này để giải thích: 
Từ hệ thức a + b hệ thức a < c – b (1)
- HS: .
- GV: (Hướng dẫn)
+ Cả 2 vế của hệ thức cùng cộng với số hạng nào? 
HS: -b
- GV: Khi cả 2 vế hệ thức cùng cộng với (–b) ta được hệ thức nào? 
- HS: a + b + (-b) < c + (– b)
- GV: HD
Vế trái: b + (-b) = 0
Vế phải: c + (-b) = c – b
a < c – b 
- GV: Ngược lại từ hệ thức a < c – b 
bằng “TC” liên hệ giữa thứ tự và phép cộng em hãy suy ra hệ thức a + b < c
- HS: Ta có: a < c – b
 => a + b < c – b + b 
 => a + b < c
- GV: (HD nếu HS không giải thích được)
- Cả 2 vế của hệ thức cùng cộng với số hạng nào?
- HS: b
- GV: 
VP: -b + b = 0 => a + b < c
- GV: Nếu ta có a + b < c 
a < c – b (1) 
Nếu ta có a < c – b 
=> a + b < c (2)
Từ (1) và (2) em nhận thấy hệ thức a < c – b v à a + b < c liên hệ với nhau ntn?
- HS: Hệ thức a + b < c (2)a < c – b(1) 
- GV: Từ hệ thức (2) => (1) thì hạng tử nào đã được chuyển vế? Hạng tử đó có đổi dấu hay không?
- HS: b, có dấu + đổi thành dấu –
- GV: Từ hệ thức (1) => (2) thì hạng tử nào đã được chuyển vế? Hạng tử đó có đổi dấu hay không?
- HS: -b, có dấu - đổi thành dấu +
- GV: Nếu ta chuyển 1 hạng tử từ vế này sang vế kia của hệ thức thì ta phải làm gì? 
- HS: Đổi dấu hạng tử đó 
- GV: Từ nhận xét này ta suy ra khi chuyển 1 hạng tử của BPT từ vế này sang vế kia ta phải làm gì? Em hãy điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp.
- HS: .
- GV: Đây chính là nội dung quy tắc chuyển vế.
- GV: Yêu cầu HS đọc VD 1 SGK/tr 44 trong 1 phút và cho biết để tìm được tập nghiệm của BPT người ta đã chuyển vế hạng tử nào? Và có đổi dấu hạng tử đó không? Tập nghiệm là tập nào? 
- HS: Chuyển vế hạng tử -5 và đổi dấu thành 5
Tập nghiệm của BPT là: {x/x < 23}
- GV: Yêu cầu HS đọc VD 2 trong 1 phút và cho biết để tìm được tập nghiệm của BPT người ta đã chuyển vế hạng tử nào? Và có đổi dấu hạng tử đó không? Tập nghiệm là tập nào? 
- HS: Chuyển vế hạng tử 2x và đổi dấu thành -2x
Tập nghiệm của BPT là: {x/x > 5 }
- GV: Yêu cầu HS biểu diễn tập nghiệm 
- HS: 
- GV: Yêu cầu 2 HS lên làm ?2, cả lớp cùng làm và nhận xét.
2. Hai quy tắc biến đổi BPT
a) Quy tắc chuyển vế: SGK/tr 44
- Nếu a + b < c 
 => a + b + (-b) < c + (-b)
a < c – b (1) 
- Nếu a < c – b 
 => a + b < c – b + b 
a + b < c (2)
Từ (1) và (2) ta được: 
a + b < c (2) a < c- b (1)
- Nhận xét: Khi chuyển 1 hạng tử từ vế này sang vế kia của hệ thức ta phải đổi dấu hạng tử đó.
=> Quy tắc chuyển vế SGK/tr 44
VD 1: SGK/tr 44
VD 2: SGK/tr 44
?2: SGK/tr 44
Hoạt động 5: Quy tắc nhân với 1 số
- GV: Để tìm được tập nghiệm của BPT 0,5x < 3 ta có vận dụng quy tắc chuyển vế được không? 
- HS: .
- GV: Vậy ta phải vận dụng quy tắc nào để tìm được tập nghiệm của BPT trên? => Quy tắc nhân với 1 số. 
- GV: Trước khi vào phần quy tắc nhâ n với 1 số. Yêu cầu HS làm VD
- HS: 
- GV: Em hãy vận dụng TC liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương, TC liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm để điền vào ô trống?
- HS: .
- GV: Khi nhân cả 2 vế của hệ thức với cùng 1 số dương thì ta được hệ thức mới cùng chiều hay ngược chiều với hệ thức đã cho. 
- HS: 
- GV: Khi nhân cả 2 vế của hệ thức với cùng 1 số âm thì ta được hệ thức mới cùng chiều hay ngược chiều với hệ thức đã cho.
- HS: .
- GV: Từ nhận xét này ta suy ra: Khi nhân 2 vế của BPT với cùng 1 số khác 0 ta phải làm gì? Em hãy điền cụm từ thích hợp vào ô trống. 
- GV: Yêu cầu HS đọc VD3 và VD4 và cho biết cả 2 vế của BPT ở VD3 cùng nhân với số nào? BĐT mới có đổi chiều không? Tương tự với VD4.
- HS: .
- GV: Yêu cầu 2 HS lên làm ?3
- HS: Cả lớp làm bài ?3
- GV: Có cách nào khác để thực hiện ?3
- HS: 
- GV: HD ở ý a cả 2 vế của BPT chia cho 2
 ở ý b cả 2 vế của BPT chia cho -3
- GV: Khi chia cho 1 số ta lấy số bị chia nhân với nghịch đảo của số chia cho nên vẫn đúng với quy tắc nhân.
- GV: Em hãy vận dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để thực hiện ?4
3. Quy tắc nhân với 1 số
Điền vào ô trống dấu thích hợp: 
a ac bc
a ac bc
* Nhận xét: Khi nhân cả 2 vế của hệ thức với cùng 1 số khác 0 ta phải: 
- Giữ nguyên chiều hệ thức nếu số đó dương.
- Đổi chiều hệ thức nếu số đó âm.
=> Quy tắc nhân với 1 số SGK/tr 44
a ac 0)
a ac > bc (c < 0)
?3: SGK/tr 44
?4: SGK/tr 44
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 19a và 20b SGK/tr 47
HS: 2 HS lên bảng, cả lớp cùng làm. 
- Hướng dẫn về nh à: Định nghĩa quy tắc chuyển v ế, quy tắc nhân với 1 số, đọc trước phần giải BPT bậc nhất 1 ẩn, đọc lại cách giải PT bậc nhất 1 ẩn. 

File đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ 1.doc
Bài giảng liên quan