Chuyên đề Văn: Một số kinh nghiệm truyền đạt và gây hứng thú cho học sinh trong giờ dạy tiếng Việt - Trường THCS Phan Chu Trinh
Khi chuyển vào bài mới trước khi dạy kiến thức mới giáo viên nên dẫn dắt vào bài để gây sự chú ý cho học sinh, để học sinh vào tình huống có vấn đề.
Ví dụ 1: bài “Từ Hán Việt” (Ngữ văn 7, tập 1)
Giáo viên: “Trong phần Tiếng Việt của bài 5, chúng ta đã tìm hiểu yếu tố Hán Việt và từ Hán Việt”
Vậy làm thế nào để sử dụng tốt từ ngữ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh nhiệm lạm dụng từ ngữ Hán – Việt, các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay”.
Ví dụ 2: Bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7, tập 1)
Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề: Giáo viên đọc “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRUYỀN ĐẠT VÀ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINHTRONG GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT Chương trình THCS hiện nay yêu cầu học sinh phải học rất nhiều môn học (ít nhất là 14 môn). Thêm vào đó là yêu cầu của thầy cô với phân môn của mình là học sinh phải học tốt nếu không các em sẽ bị phê bình, trách phạt Những điều đó đã tạo áp lực không nhỏ với các em. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho các em dễ nản, không còn hứng thú với môn học của mìnhĐặt vấn đề Câu hỏi đặt ra: Làm sao để tạo được hứng thú cho các em khi học môn học của mình? Ở chuyên đề này, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của cá nhân về: Phương pháp truyền đạt nhằm gây hứng thú cho học sinh trong một quá trình dạy một bài Tiếng Việt.Đặt vấn đề Môn Tiếng việt (THCS) có đặc thù là “khô khan”, nên học sinh không hứng thú học dẫn đến kết quả tiết dạy không cao. Giải quyết vấn đề Vậy, muốn cho tiết dạy có chất lượng thì trước hết người thầy phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trước tiết dạy. Trong tiết dạy phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho kiến thức đến với học sinh một cách tự nhiên nhất và đơn giản nhất.. + Trước hết là sự chuẩn bị của thầy (Bắt buộc): Giáo án, SGK, phấn, bảng phụ, tư liệu liên quan, các phương tiện khác(đối tượng HS càng yếu thì chuẩn bị của thầy phải càng kỹ lưỡng) + Sau đó yêu cầu sự chuẩn bị của trò: Học bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập tối thiểu.XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP Việc xác định các bước lên lớp trong một tiết dạy rất quan trọng (không thừa). Bước này giúp cho người giáo viên định hình và nhớ lại nội dung, bố cục đã chuẩn bị trước khi tiến hành vào bài dạy. Các bước lên lớp thường có 5 bước: + Ổn định lớp. + Bài cũ. + Bài mới. + Củng cố. + Dặn dò.(hướng dẫn học ở nhà)Giải quyết vấn đề Đây là một khâu quan trọng giúp GV nắm bắt được sự chuẩn bị của học sinh ở nhà, là cách mà GV đánh giá ý thức tự giác học tập của các em. Một điều ra dễ bắt gặp nhất ở các em là sợ thầy cô gọi đến tên mình (vì các em không học bài hoặc học chưa kỹ, nếu không thuộc bài thì sợ thầy phê bình, phạt), cho nên ở đây người thầy cần phải lưu ý điều đó để không gây áp lực lên các em, nên khuyến khích, biểu dương những em học tốt. Nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc khi nhắc nhở với những em chưa hoàn thành.KIỂM TRA BÀI CŨTrong kiểm tra bài cũ (KTBC) cách thông thường là: 1. GV nêu câu hỏi 2. Gọi (hoặc) mời hs lên bảng trả lời 3. Cho HS khác nhận xét. 4. GV nhận xét ghi điểm vào sổ.Nhưng nếu tiết nào cũng tiến hành KTBC như thế học sinh dễ nhàm chán Nếu GV có thể gây hứng thú cho các em ngay từ bước kiểm tra bài cũ thì hiệu quả tiết dạy sẽ rất cao. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa:KIỂM TRA BÀI CŨVí dụ 1: KTBC: (Đơn vị kiến thức: Bài so sánh).+ GV (vui vẻ): Các em có thích nghe thầy đọc thơ không? (Dĩ nhiên HS trả lời là có). - Hôm nay thầy tặng cả lớp một đoạn/bài thơ nhé. KIỂM TRA BÀI CŨ- GV đọc: Lá tre thon như những con thuyền nhỏ (treo bảng phụ) Trôi bềnh bồng trên rãnh nước chiều mưa. Em bẻ lá anh làm sào chống chở Rãnh sân nhà vui suốt mấy ngày mưa Lá bàng mướt như bàn tay ai vẫy Tán xòe xanh rợp bóng mái trường quê Tan học trưa em xếp vành nón lá Đội đầu chung hai đứa rủ nhau về.- GV hỏi: (HS trung bình, khá, giỏi)+ Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng phép tu từ nào mà ta đã học?.+ Câu thơ nào chứa phép tu từ đó?+ Tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào? Từ so sánh? Phương diện so sánh? KIỂM TRA BÀI CŨ- GV hỏi: (HS trung bình, yếu)+ Câu thơ đầu tiên trong mỗi khổ thơ đọc tác giả sử dụng phép tu từ nào?+ Tác giả đã so sánh “lá tre” với hình ảnh nào?+ Vì sao lại so sánh lá tre với con thuyền? 2 sự vật này có giống nhau không?+ Hãy chỉ ra từ ngữ so sánh? Phương diện so sánh?...Vậy thế nào là so sánh? Cấu tạo của so sánh? Qua ví dụ trên ta thấy việc kiểm tra bài cũ đã được giáo viên tổ chức rất tự nhiên, nhẹ nhàng. Cách kiểm tra như vậy tạo cho học sinh tâm trạng thoải mái, hứng khởi trước khi vào học bài mới.KIỂM TRA BÀI CŨVí dụ 2: KTBC bài: Các phương châm hội thoại.- Các em có thích nghe chuyện cười không?- Hôm nay thầy sẽ kể cho các em một câu chuyện: Có nuôi được không“ Một anh, vợ có thai mới hơn 7 tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được nên gặp ai cũng hỏi.Một người bạn an ủi: - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!Anh kia ngạc nhiên hỏi lại: - Thế à ? Rồi có nuôi được không?Giáo viên hỏi: + Câu chuyện cười ai? Cười về vấn đề gì? Ai là người vi phạm?+ Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?+ Từ đó em rút ra được bài học gì?KIỂM TRA BÀI CŨ* Lưu ý:- Trong quá trình kiểm tra bài cũ giáo viên cần tạo được sự thu hút đối với học sinh về phía mình.- Vận dụng kĩ năng đọc, diễn xuất để tạo cảm hứng.- Ghi điểm cũng là một vấn đề quan trọng cho sự kích thích hứng khởi với học sinh: cần thể hiện cơ chế thoáng.Từ những câu hỏi như thế giáo viên linh hoạt kiểm tra được bài cũ của các em, bên cạnh đó giáo viên cũng có thể kiểm tra những bài tập đã gợi ý về nhà tiết trước. Khi chuyển vào bài mới trước khi dạy kiến thức mới giáo viên nên dẫn dắt vào bài để gây sự chú ý cho học sinh, để học sinh vào tình huống có vấn đề.Ví dụ 1: bài “Từ Hán Việt” (Ngữ văn 7, tập 1)Giáo viên: “Trong phần Tiếng Việt của bài 5, chúng ta đã tìm hiểu yếu tố Hán Việt và từ Hán Việt”Vậy làm thế nào để sử dụng tốt từ ngữ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh nhiệm lạm dụng từ ngữ Hán – Việt, các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay”.GIẢNG BÀI MỚIVí dụ 2: Bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7, tập 1)Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề: Giáo viên đọc “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”Giáo viên hỏi:+ Em có thể thay từ “roi” bằng từ nào mà ý câu thư không đổi ? (chiếu, soi)+ Vì sao em có thể thay từ “rọi” bằng từ “chiếu”, “soi” được? . > (từ đồng nghĩa)Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa và sử dụng như thế nào? Đó là nội dung tiết học mà các em sẽ học hôm nay.GIẢNG BÀI MỚIQua các ví dụ đó các thầy cô có thể tạo được sự chú ý, sự hứng khởi trong học sinh để từ đó các em sẽ có ý thức xây dựng bài hơn. Phần Bài mới là trọng tâm của tiết học chúng ta nên dành thời gian nhiều cho phần này (vừa lý thuyết vừa bài tập củng cố ngay). Kiến thức trọng tâm được thể hiện qua các đề mục của bài dạy. Thầy cô giúp học sinh lĩnh hội kiến thức qua việc phân tích giữ liệu qua các ví dụ, các ví dụ có thể lấy ở sách giáo khoa, cũng có thể lấy ở tư liệu khác. Để học sinh phân tích tốt giữ liệu giáo viên nên chuẩn bị bảng phụ, linh hoạt trong hệ thống câu hỏi (cần phân loại đối tượng để có câu hỏi phù hợp). Từ đó rút ra các nhận xét, giáo viên chốt lại những ý chính nhất để từ đó tổng hợp vào ghi nhớ ở SGK.GIẢNG BÀI MỚIVD: Bài: Từ trái nghĩa- GV cần xác định kiến thức trọng tâm là giúp HS hiểu khái niệm từ đồng nghĩa.- GV treo bảng phụ lên (y/c HS đọc to) 2 bài thơ CNTĐTT và NNVNBMVQ.GV hỏi:+ Vận dụng kiến thức cũ, hãy tìm những cặp từ trái nghĩa? -> HS tìm ra -> GV chốt vào bảng.Dựa vào đâu mà em biết được những cặp từ đó trái nghĩa với nhau? => (cơ sở chung).I. Thế nào là từ trái nghĩa?1. Xét ví dụ: (Bảng phụ)2. Nhận xétCặp từ trái nghĩaCơ sở chungNgẩng > (động từ, tính từ).+ GV: Vậy để tìm từ trái nghĩa ta cần phải dựa vào một cơ sở chung nào đó.+ Qua VD phân tích em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?GIẢNG BÀI MỚITừ những câu hỏi đó giáo viên dẫn dắt quy nạp lại ở phần ghi nho SGK.* Tóm lại: Phương pháp dạy học Tiếng Việt là quy nạp – thực hành nên GV cần vận dụng các ngữ liệu phù hợp, phải có hệ thống câu hỏi rõ ràng, cần linh hoạt trong các câu hỏi.- Để bài dạy thêm phong phú, GV cần vận dụng vốn thơ ca vào minh họa.Ví dụ: Bài “Từ trái nghĩa” Tôi đi lính lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cơ thôi ! (Nguyễn Duy)GIẢNG BÀI MỚI Luyện tập là một khâu vô cùng quan trọng trong một tiết dạy. Thông qua quá trình này để giúp học sinh áp dụng từ bài học lý thuyết đi đến thực hành. Các em có hiểu bài không đều được đánh giá ở khâu này. LUYỆN TẬPVới phần luyện tập GV nên dành nhiều thời gian hơn phần lí thuyết. Thông qua đây GV đánh giá được quá trình tiếp thu của HS, đồng thời cũng rèn luyện cho các em kỹ năng nghe – nói – đọc – viết (đặc biệt là nói và viết).Ở phần này GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập. Trước khi làm nên cho HS đọc rõ (GV vừa theo dõi cách đọc vừa bao quát lớp (Nếu HS nào không chú ý GV yêu cầu HS đó đọc tiếp -> HS đó không hoàn thành => GV nhắc nhở, phê bình). - Đối với bài tập trong một bài thường được cấu tạo thành 3 cấp độ: + Nhận biết + Thông hiểu + Vận dụngLUYỆN TẬPGV yêu cầu HS làm từng bài từ thấp đến cao (nhận biết – thông hiểu – vận dụng) ở mỗi dạng bài nếu nhiều câu (a, b, c) thì GV không cần phải giải hết. Hệ thống bài tập phải giải quyết trên 2/3.Ví dụ: Bài “Từ trái nghĩa” (NV7 tập 1) có 9 bài tập (ít nhất GV cũng phải làm tời 6 bài). + Với BT6: có thể làm câu a, b, + Với BT7: có thể làm câu a.- Những câu chưa làm hoặc giao bài tập về nhà (thường là bài tập sáng tạo) viết đoạn GV nên hướng dẫn các em cách làm.Ví dụ: Bài “Từ trái nghĩa”BT4: Hãy viết đoạn văn ngắn về T/c quê hướng có sử dụng từ trái nghĩa.GV cần hướng dẫn: + Hình thức : Đoạn văn+ Thể loại: Văn biểu cảm+ Nội dung: T/c quê hương.- Ở bài này GV có thể kiểm tra vào phần bài cũ tiết Tiếng Việt tời để có thể chữa cho các em và cũng là lý do làm cho các em không thể lười được.LUYỆN TẬPPhần củng cố:GV gợi ý cho HS và hệ thống lại những điều cần nhớ trong tiết dạy.Nếu là một giáo viên có kinh nghiệm thì mới thấy được: Dặn dò HS sau tiết dạy là một khâu không thể thiếu. Các nội dung cần có trong phần dặn dò: + Giao công việc cho HS. + Hướng dẫn HS hướng giải quyết những vấn đề khó. + Đọc và tìm hiểu trước bài sẽ học ở tiết kế tiếpDặn dò: Thông thường, giáo viên chỉ dặn HS về nhà: “học thuộc bài, làm bài tập số 1; số 2 CỦNG CỐ - DẶN DÒCảm ơn các Thầy – Cô đã chú ý theo dõi
File đính kèm:
- VAN.ppt