Chuyên đề Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để dạy học các bài 30, 31, 32, 34 Công nghệ 7 THCS

Từ thủa xa xưa khi mới xuất hiện xã hội loài người đã nảy sinh hiện tượng giáo dục đó chính là việc thế hệ mới truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau, thế hệ sau kế thừa 1 cách sáng tạo để tham gia vào đời sống xã hội. Vì vậy mà giáo dục không ngừng phát triển nâng cao đổi mới dần cùng với tiến bộ xã hội.

Đổi mới phương pháp dạy và học là 1 vấn đề đã được đề cập và bàn luận, rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua, đây là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách hiện nay của ngành giáo dục. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ: "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy và sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề"

 

doc28 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để dạy học các bài 30, 31, 32, 34 Công nghệ 7 THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
. Ngoại cảnh
c. Di truyền và ngoại cảnh
d. Tất cả a,b và c 
	Câu 29: Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát dục?
a. Di truyền 
b. Ngoại cảnh
c. Di truyền và ngoại cảnh
d. Tất cả a,b và c 
	Câu 30: Con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn nếu nắm được?
a. Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
b. Đặc điểm di truyền của vật nuôi
c. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
d. Tất cả a,b và c
Iv. Các câu hỏi TNKQ - MCQ để dạy bài 34
	Câu 31: Thế nào là chọn phối giống vật nuôi?
a. Chọn những con đực cho sinh sản
b. Chọn những con cái cho sinh sản
c. Chọn con đực và con cái cho sinh sản
d. Chọn con đực và con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi
	Câu 32: Việc chọn phối giống vật nuôi được đánh giá là đúng hay không đúng cần dựa vào? 
a. Chất lượng bố
b. Chất lượng mẹ
c. Chất lượng đời con
d. Chất lượng bố, mẹ
	Câu 33: Có mấy phương pháp chọn phối giống vật nuôi? 
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
	Câu 34: Chọn phối cùng giống là?
a. Gà Lơ go x gà ri
b. Gà ri x gà ác
c. Gà Lơ go x gà Lơ go
d. Gà Lơ go x gà Tam Hoàng
	Câu 35: Chọn phối khác giống là gi? 
a. Lợn Móng Cái x lợn Móng Cái
b. Gà Lơ go x gà Lơ go
c. Gà rốt x gà ri
d. Gà ri x gà ri
	Câu 36: Nhân giống thuần chủng là gi? 
a. Chọn và ghép đôi giống phối con đực và con cái cùng giống
b. Chọn và ghép đôi giống phối con đực và con cái khác giống
c. Chọn và ghép đôi giống phối con đực và con cái 3 giống
d. Tất cả a,b và c 
	Câu 37: Nhân giống lai tạo là gì?
a. Chọn và ghép đôi giống phối con đực và con cái cùng giống
b. Chọn và ghép đôi giống phối con đực và con cái khác giống
c. Chọn và ghép đôi giống phối con đực và con cái 3 giống
d. Tất cả a,b và c 
	Câu 38: Mục đích nhân giống thuần chủng? 
a. Xem chất lượng đời bố mẹ
b. Tạo nhiều cá thể giống đó
c. Giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó
d. Đáp án b và c
	Câu 39: Mục đích của nhân giống lai tạo? 
a. Tạo nhiều cá thể của giống
b. Tập trung nhiều đặc tính tốt của nhiều giống
c. Loại thải những đặc tính xấu của giống
d. Hoàn thiện đặc tính tốt của giống
	Câu 40: Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt cần phải? 
a. Xác định rõ mục đích
b. Chọn phối tốt
c. Chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi
d. Tất cả a,b và c 
V. Tổng hợp ý kiến về bộ câu hỏi:
	Sau khi có bộ câu hỏi tôi đã tiến hành chuyên đề trao đổi với giáo viên bộ môn Công nghệ ở trường tôi.
	Kết quả chuyên đề với đa số ý kiến đồng ý với bộ câu hỏi mà tôi đưa ra. Bộ câu hỏi này cơ bản có được nội dung khoa học như tính giá trị, độ tin cậy và tính khả thi đảm bảo về mặt sư phạm như tính giáo dục.
	Qua kết quả này bước đầu cho phép tôi cảm thấy tin tưởng vào bộ câu hỏi mà tôi biên soạn và tiến hành thực hiện thực nghiệm.
Chương III. Kết quả thực nghiệm.
I. Mục đích thực nghiệm:
	- Đánh giá giá trị từng câu hỏi thông qua các điểm số
	+ Độ khó PI
	+ Độ phân biệt DI
	- Đánh giá giá trị của bộ câu hỏi 40 câu.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành thực nghiệm vào tháng 2/2008 tại trường tôi.
Chia câu hỏi TNKQ- MCQ thành 4 đề, mỗi đề 10 câu.
Thời gian làm bài 10 phút
Số lượng học sinh tham gia: 100 học sinh.
Mỗi học sinh làm một đề, phát 4 đề cùng đợt cho các học sinh ngồi cạnh nhau không cùng đề, học sinh làm trực tiếp trên đề kiểm tra, trên đề có hướng dẫn chi tiết cách làm bài.
2. Xử lí số liệu:
- Thang điểm: mỗi câu 1 điểm
- Phương pháp chấm: chấm bài bằng phương pháp đục lỗ. Đó là cách dùng một tờ phiếu ở những vị trí có câu trả lời đúng đục thành lỗ, khi chấm chỉ việc áp lên bài làm của học sinh rồi khoanh tròn vào đáp án đúng trên lỗ và cũng chính là điểm số của bài trắc nghiệm, mỗi đề là một bài trắc nghiệm còn 27% bài của nhóm thực nghiệm.
+ Nhóm giỏi: 28 bài- lấy bài có số điểm cao nhất từ trên xuống- trong 100 bài của học sinh.
+ Nhóm kém: 28 bài- lấy bài có số điểm thấp nhất từ dưới lên- trong 100 bài của học sinh.
+ Thống kê từng câu trả lời đúng của từng nhóm
+ Thống kê số học sinh trả lời đúng của từng câu hỏi.
+ Thống kê số đáp án đúng trên bài kiểm tra của học sinh 
+ Sử dụng các công thức tính chỉ tiêu độ khó, độ phân biệt cho các câu hỏi.
III. Kết quả thực nghiệm:
1. Xác định độ khó:
Tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
Công thức
	Tổng số bài trả lời đúng
DV= 	x 100%
	Tổng số điểm số bài làm
Và đã thống kê phân loại các mức độ khó của các câu hỏi ở bảng 2
Bảng 2. Độ khó của 40 câu hỏi TNKQ -MCQ
DV %
Các mức DV
Số thứ tự câu hỏi
Tổng số câu hỏi
Tỷ lệ
80 - 89%
Quá dễ
(Không đạt)
5
1
2,5%
75 -79 %
Dễ (Đạt)
34,35
2
5%
30 -74%
Trung bình
(đạt)
1,2,3,4,6,7,8,9,10,11,12,13,
14,15,16,17,22,23,24,25,26,27,
30,31,33,36,37,38,39,40
30
75%
20 -29%
Khó (đạt)
18,20,21,28,29,32
6
15%
8 -19%
Quá khó 
(Không đạt)
19
1
2,5%
Qua bảng 2 chúng ta sẽ có biểu đồ : (số 1)
	HS
	80
	70
	60
	50
	40
 30 
	20
	10
	DV
	0	8-19 20-29 30-74 75-79 80-89
Nhìn vào bảng 2 và biểu đồ 1 ta thấy tổng số 4 đề gồm 40 câu hỏi TNKQ - MCQ
	Số câu DV>80% là 1 câu chiếm 2,5% là câu quá dễ không đạt yêu cầu sử dụng
	Số câu có DV từ 20-80% là 38 câu chiếm 95% cho thấy đa số các câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, đồng thời có những câu dành cho học sinh giỏi có độ khó DV < 30% chiếm 15% và một số câu dành cho học sinh kém 75%<DV< 80% chiếm 5%
	Số câu trung bình là 30%<DV<74% có 30 câu chiếm 75%
	Số câu khó 20%<DV< 29% có 6 câu chiếm 15%
	Số câu quá khó 8%<DV<20% có 1 câu chiếm 2,5%
Như vậy xét về độ khó của bộ câu hỏi có 40 câu đạt yêu cầu sử dụng, còn 2 câu cần xem xét lại để hoàn chỉnh hơn.
2. Xác định độ phân biệt:
	Căn cứ vào điểm để xếp loại nhóm giỏi, yếu; thống kê từng câu hỏi trong mỗi nhóm học sinh trả lời đúng rồi áp dụng công thức trình độ phân biệt(DI) của từng câu hỏi.
áp dụng công thức 
	Điểm nhóm giỏi(27%)- điểm nhóm kém(27%)
DI =	x100%
	 27% tổng số điểm
Và hệ thống phân hoá thành bảng sau:
Bảng 3. Độ phân biệt của 40 câu hỏi TNKQ - MCQ 
DI
Mức độ phân biệt
Số thứ tự câu hỏi
Tổng số câu hỏi
Tỷ lệ
DI<0
Rất thấp
Không có
0
0%
0,05-0,2
Thấp
(chưa đạt)
5,34,35
3
7,5%
0,21-0,49
Trung bình
(đạt)
1,2,3,4,6,7,8,9,10,11,12,13,
14,15,16,17,22,23,24,25,26,27,
30,31,33,36,37,38,39,40
30
75%
0,5-0,8
Cao (đạt)
18,19,20,21,28,29,32
7
17,5%
Qua bảng 3 chúng ta sẽ có biểu đồ: (số 2) 
	HS
	80
	70
	60
	50
	40
 30 
	20
	10
	DI
	0 0,05-0,2 0,21-0,49 0,5-0,8
Từ kết quả bảng 3 và kết quả biểu đồ 2 cho ta thấy:
	Số câu có độ phân biệt rất thấp DI<0 không có
	Số câu có độ phân biệt thấp 0<DI<0,2 là 3 câu chiếm 7,5%
	Số câu có độ phân biệt trung bình là từ 0,2<DI<0,49 là 30 câu chiếm 75%
	Số câu có độ phân biệt cao DI>0,5 là7 câu chiếm 17,5%
Như vậy nếu xét độ phân biệt DI>0,2 có 37 câu chiếm 92,5% đạt yêu cầu
	 DI<0,2 có 3 câu chiếm 7,5% đạt yêu cầu
3. Xác định câu đạt và câu chưa đạt:
	Câu hỏi có giá trị sử dụng là câu hỏi phải đạt cả 2 yêu cầu DV và DI
- Dựa vào bảng 2 và bảng 3 xác định được câu hỏi không đạt cả 2 chỉ tiêu DV và DI có 3 câu chiếm tỉ lệ 7,5% đó là các câu: 5,34,35 ; đa phần là câu hỏi quá dễ và độ phân biệt thấp.Số câu đạt yêu cầu chiếm 92,5%
- Mặt khác từ biểu đồ 1 và biểu đồ 2 ta thấy tỉ lệ câu đạt cả 2 chỉ tiêu DV và DI là 92,5% số câu chưa đạt yêu cầu là 7,5%
=>Như vậy ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng chất lượng của bộ câu hỏi này.
Phần III.
Kết luận
I. Kết luận:
Trên cơ sở lý luận của việc xây dựng câu hỏi TNKQ - và phân tích 1 số cấu trúc nội dung bài 30,31,32,34 Công nghệ 7 THCS, làm tiền đề cho tôi xây dựng bộ câu hỏi TNKQ - MCQ (40 câu) nhằm giúp giáo viên sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học. Mặt khác bộ câu hỏi cũng giúp cho học sinh sử dụng trong khâu ôn tập củng cố và tự kiểm tra.
Qua thực nghiệm tôi thấy bộ câu hỏi (40 câu) này đã đạt yêu cầu sử dụng cao 92,5%. Vì vậy nó sẽ góp phần tích cực trong khâu kiểm tra đánh giá của quá trình dạy học đảm bảo được hệ thống khoa học, nhanh chóng khách quan, chính xác trong công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên.
II. Đề nghị:
Sách giáo khoa hiện nay được viết theo lối mở, vì vậy trong dạy học giáo viên phải dạy cho học sinh cách tự học. Không phải chỉ học ở trên lớp mà còn học thông qua tivi, sách báo, internet và trong cuộc sống. Việc có bộ câu hỏi (40 câu) TNKQ - MCQ này là điều kiện để giúp học sinh hiểu sâu hơn về những kiến thức về giống vật nuôi, phân loại giống, vai trò của giống, sự sinh trưởng phát triển và phát dục của vật nuôi, nhân giống vật nuôi Tuy nhiên do điều kiện thời gian, kinh nghiệm hạn chế của bản thân, tôi mới xây dựng được bộ câu hỏi trong bài 30,31,32, 34.
Vì những lý do trên tôi đề nghị như sau:
Tiếp tục xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm phần công nghệ 7, mở rộng quy mô thực nghiệm trên nhiều vùng
+ Xây dựng quy trình sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học ở các khâu khác nhau thông qua thực nghiệm kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng bộ câu hỏi trong dạy học và từ đó mở rộng phạm vi ứng dụng của bộ câu hỏi.
+ Tạo điều kiện và khuyến khích mọi giáo viên THCS có thể xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng trong dạy học.
+ Bộ câu hỏi là tài liệu tham khảo cho học sinh giáo viên trong các trường THCS
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đức Thành(2000) Phương pháp dạy học ở trường THCS, tập 1 NXB giáo dục
 Vũ Cao Đàm(1996) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục NXB Khoa học giáo dục.
Lê Văn Tiến (1995) Giáo trình toán xác suất thống kê, NXB Hà Nội
Nguyễn Minh Đường (2003) Công nghệ nông nghiệp 7, NXB Giáo dục
Nguyễn Hồng ánh- Ngô Văn Hưng (2003) Vở bài tập công nghệ nông nghiệp 7, NXB Giáo dục
Nguyễn Minh Đồng - Nguyễn Đức Thành - Nguyễn Văn Vinh (2003) Thiết kế bài giảng công nghệ Trung học cơ sở, NXB Hà Nội
Nguyễn Văn Khôi (2005)Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn công nghệ quyển 1, NXB Giáo dục
Đỗ Ngọc Hồng (2005)Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn công nghệ quyển 2, NXB Giáo dục

File đính kèm:

  • docxay dung bo cau hoi khach quan nhieu lua chon mon cong nghe 7.doc