Chuyên đề: Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực

CÂU HỎI 1 . Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có mục tiêu, yêu cầu và nội dung gì?

1-Mục tiêu :

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.


 

ppt39 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
kĩ năng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài trường học” do Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì. CÂU HỎI 2 . Trường học thân thiện đã được triển khai thí điểm ở Việt Nam thời điểm nào?2. Giai đoạn từ 2006 -2008:Triển khai thí điểm mô hình “Trường Trung học cơ sở thân thiện” tại 50 trường Trung học cơ sở thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai và Kon Tum. 3. Giai đoạn từ 2008 -2013:Triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.CÂU HỎI 3 . Nhà trường cần làm gì để góp phần xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn? Trả lời Nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT đã nêu: “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.  Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.  Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân”. Trường THPT NĐC vận dụng thực hiện : Phong trào xây dựng “ Trường NĐC xanh”Lập Ban xanh hóa cấp trường, lớp :- Chăm sóc, chỉnh trang cây cảnh (khu đất vừa cải tạo).- Lao động khu nhà vệ sinh của HS và GV.- Xử lý rác thải hợp lý.- Kiểm tra hệ thống nước uống cho HS.- Phát động mỗi chi đoàn tặng một chậu hoa trong dịp Tết Nguyên Đán.- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở chi đoàn chăm sóc cây xanh trong lớp học. - Đoàn - Hội bổ sung cây xanh, cây thuốc nam trong vườn sinh vật của trường và có kế hoạch chăm sóc lâu dài. - Lao động vệ sinh trường và vệ sinh đường phố.- Thực hiện tiết kiệm điện, nước trong nhà trường : lớp tắt quạt, đèn sau giờ học.CÂU HỎI 4 . Làm thế nào để thực hiện tốt nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”? Trả lời Nội dung thứ hai trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Dạy và  học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.  Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao”. Trường THPT NĐC vận dụng thực hiện:- Thầy cô đầu tư soạn giáo án điện tử, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.- Học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng : làm đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ cho việc học tập với sự hướng dẫn của giáo viên.- Giáo viên tham gia cuộc thi làm đồ dùng dạy học, giáo án điện tử cấp Tỉnh. CÂU HỎI 5. Làm thế nào “Rèn kĩ năng sống cho học sinh”? Trả lời Nội dung thứ ba trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh -Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”. Trường THPT NĐC vận dụng thực hiện: - Tổ chức Hội trại xuân 2009 với các kĩ năng; dựng lều trại, thi nấu ăn, thi hóa trang các dân tộc Việt Nam, thi viết chữ thư pháp- Tổ chức các cuộc thi : xé giấy dán tranh chủ đề phòng – chống HIV/AISD, thi hùng biện chủ đề Thanh niên với những lời dạy của Bác, mittinh tuần hành phòng chống ma túy - Tổ chức hoạt động CLB đội nhóm: CLB sáng tác, CLB thể dục nhịp điệu, CLB du lịch CÂU HỎI 6. “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh” như thế nào?- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. Trả lời Nội dung thứ tư trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh Trường THPT NĐC vận dụng thực hiện: - Tổ chức thi và hội diễn văn nghệ 20/11, tham gia các hội thi văn nghệ của ngành..- Tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường với các bộ môn: bóng bàn, cầu lông, bóng đá, đá cầu, cờ vua- Tổ chức các trò chơi dân gian trong hội trại Xuân 2009: đập niêu, kéo co, nhảy bao bố tiếp sức, thổi bong bóng tiếp sức, đua xe đạp chậmĐốt lửa trạiNhảy bao bố tiếp sứcCÂU HỎI 7. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương như thế nào? Trả lời Nội dung thứ năm trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.  Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, ở địa phương với bạn bè. Trường THPT NĐC vận dụng thực hiện:- Tổ chức chuyên đề: Mỗi tháng một nhân vật lịch sử (GS.VS Trần Đại Nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Văn Ơn, Phạm Hùng, Lý Tự Trọng, Giỗ tổ Hùng Vương) dưới nhiều hình thức như đố vui có thưởng, xem phim viết bài thu hoạch, thăm hỏi giáo viên là bộ đội phục viên, thi tìm hiểu- Tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa – lịch sử địa phương.- Tổ chức học sinh khối 10 tham quan Viện bảo tàng tỉnh Tiền Giang và viết bài thu hoạch.- Nhận chăm sóc di tích: Nghĩa trang liệt sĩ Tỉnh, lao động, quét dọn, thắp hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ.- Tổ chức cho học sinh tham quan về nguồn: lăng bà Nguyễn Thị Định và lăng cụ Nguyễn Đình Chiểu ở Ba Tri – Bến Tre.Học sinh lao động ở NTLSCÂU HỎI 8: Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và hưởng thành quả cao nhất của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Trả lời Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và hưởng thành quả cao nhất của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” học sinh cần: - Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận nhóm, lớp hoặc các tiết học ( Tham gia diễn đàn “ Nghe học sinh nói , nói học sinh nghe”). - Các bạn học khá giỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ các bạn còn yếu theo sự phân công và hướng dẫn của thầy cô. - Luôn có ý thức “nói lời hay, làm việc tốt”, trau dồi văn hóa ứng xử, lễ phép với người lớn tuổi, chan hòa với bạn. - - Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Có ý thức bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp: để rác đúng nơi quy định, có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, trồng và bảo vệ cây xanh, mỗi năm lớp hoặc tổ học sinh nhận trồng và chăm sóc cây xanh ở trường hoặc địa phương. - Tham gia tích cực việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương mình. Có ý thức tìm hiểu các di tích này qua tư liệu, sách báo, mạng Internet hoặc qua những người am hiểu ở địa phương. Tham gia các hoạt động để giới thiệu giá trị tinh thần của các di tích cho bạn bè, gia đình, khách du lịch,  (làm hướng dẫn viên danh dự của các di tích, tham gia các hoạt động văn nghệ làm sống lại các giai đoạn lịch sử của di tích, làm quà lưu niệm của di tích,) - Tham gia tích cực vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức. - Lựa chọn môn thể thao (như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đá cầu, ) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để đề xuất với lớp hoặc các tổ chức đội, đoàn thanh niên thành lập các câu lạc bộ và tham gia tích cực duy trì bền vững các câu lạc bộ đó. - Giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà (nấu cơm, rửa chén bát, giặt giũ vệ sinh, chăm lo các em, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ), góp phần cùng với cộng đồng giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố và môi trường xung quanh được xanh, sạch, đẹp. - Tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ma túy, buôn bán trẻ em, phụ nữ ở gia đình và địa phương. CÂU HỎI 9: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đoàn viên thanh niên cần làm gì trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Thực hiện kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN kí ngày 19 tháng 8 năm 2008, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với ngành Giáo dục địa phương lập kế hoạch chỉ đạo các cấp Đoàn, Đội tổ chức một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh: - Tổ chức liên hoan âm nhạc dành cho học sinh trung học phổ thông. - Thực hiện Chương trình “Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trường phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại gắn với các môn học như: Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, Sinh học, và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ngược lại. - Triển khai chương trình “Học sinh đến với trường nghề, làng nghề”. - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vượt khó khăn học tập, tổ chức cuộc thi sáng tác, các hoạt động “Thắp sáng ước mơ”, “Tự hào Việt Nam”. - Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, tổ chức các hoạt động như: Hành trình về chiến trường xưa; hát múa, diễn kịch về di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương. - Tham khảo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt động ngoại khóa của các nước trên thế giới. - Biểu dương kịp thời các Chi đoàn, các đoàn viên, thanh niên có thành tích tốt trong phong trào thi đua. *** Đoàn viên: đi đầu trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tuyên truyền, vận động thanh niên, gia đình và địa phương cùng tham gia.

File đính kèm:

  • pptxay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sinh_tich_cucppt.ppt