Chuyên Đề Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Chế Dân Chủ Ở Cơ Sở

Dân chủ là quy luật phát triển của xã hội, xã hội phát triển càng cao thì yêu cầu dân chủ cũng càng lớn. Mỗi một thời kỳ của cách mạng thì có những yêu cầu dân chủ khác nhau.

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, vừa làm, vừa nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, chưa xác lập đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách; chưa ban hành đầy đủ về những quy định cho quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhất là những quy định về phát huy quyền dân chủ, dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở có sáng kiến kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm, kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước và huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: điện, đường, trường, trạm, cứng hóa kênh, mương .

 

ppt74 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 8836 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên Đề Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Chế Dân Chủ Ở Cơ Sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo” đã lôi kéo, kích động các phần tử phản động, quá khích luôn tìm mọi cách chống phá khối đại đoàn kết của nhân dân ta; kích động bạo loạn, lật đổ; gây mâu thuấn trong nội bộ nhân dân; xúi dục khiếu kiện đông người, kéo dài lên các cấp... làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở.2.2. Nguyên nhân chủ quan- Việc tổ chức quán triệt Chỉ thị số 30- CT/TW có nơi, có lúc chưa nghiêm túc, thiếu thường xuyên, không liên tục. Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được coi trọng đúng mức; các phương tiện thông tin đại chúng chưa xây dựng được các chuyên đề, chuyên mục. Nhận thức về dân chủ và ý thức thực hành dân chủ của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân chưa cao. Công tác nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn, nhất là những lĩnh vực mới có nhiều liên quan đến lợi ích của nhân dân còn chậm, thiếu và không kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế, quy ước, hương ước chưa thường xuyên.- Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, nhất là thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước có nơi, có lúc chưa quan tâm chỉ đạo; trách nhiệm về tổ chức thực hiện QCDC của một số thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chưa cao. Hiện tượng phó thác cho Ban chỉ đạo, mặt trận và các đoàn thể diễn ra ở nhiều nơi.- Hoạt động của một số ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở chưa thường xuyên; nhiều nơi trông chờ, thiếu vận dụng sáng tạo trong tổ chức thực hiện; chưa bao quát hết các lĩnh vực, các loại hình cơ sở. Không ít ban chỉ đạo sinh hoạt thất thường, chưa ban hành quy chế hoạt động và không phân công cụ thể cho các thành viên. Trách nhiệm của một số thành viên chưa cao, kinh phí hoạt động còn nhiều phụ thuộc; công tác tập huấn, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu.- Tình hình đời sống của nhân dân ở một số nơi còn nhiều khó khăn, thu nhập giảm sút. Những yếu kém trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, hiện tượng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn ở cơ sở chưa được ngăn chặn; sự thiếu gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên đã ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.- Trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện QCDC ở cơ sở của một số cấp uỷ chưa đáp ứng yêu cầu. Thiếu các quy định, các chế tài xử lý những cơ sở, những người đứng đầu không triển khai, hoặc thực hiện qua loa, chiếu lệ. Năng lực và trình độ tổ chức thực hiện của cán bộ cơ sở, nhất là trong các công ty CP, công ty TNHH còn nhiều bất cập. Cơ chế giám sát, phản ánh, tham gia xây dựng chính quyền của nhân dân vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.1. Nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Trung ương về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; nghiêm túc thực hiện QCDC ở cơ sở, coi trọng thực hành dân chủ, tạo nền nếp và những chuyển biến mới, tích cực từ các loại hình ở cơ sở.2. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phải được xây dựng thành các quy định, quy trình, quy chế công khai, dân chủ, minh bạch trong các hoạt động diễn ra ở cơ sở; nhất là các lĩnh vực có nhiều liên quan đến quyền, lợi ích của nhân dân và thường hay xẩy ra tham nhũng, tiêu cực, như: thu, chi tài chính công, các loại quỹ, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, giải toả đền bù, tái định cư, các nguồn vốn do dân đóng góp.v.v VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆMTrong cơ quan như: đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bố trí cán bộ; thu, chi ngân sách vv Xây dựng, phát triển các hình thức thực hành dân chủ phù hợp; nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp; tăng cường đối thoại, tiếp xúc và đổi mới các hình thức lấy ý kiến tham gia của nhân dân v.v3. Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao chất lượng hoạt động của các ban chỉ đạo; chú trọng hoạt động theo quy chế, chương trình; tăng cường kiểm tra, đôn đốc; đánh giá, sơ kết, tổng kết, đưa thành tiêu chí thi đua xếp loại hàng năm đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với chính quyền trong tổ chức thực hiện. Thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tập huấn, quan tâm giúp đỡ các cơ sở yếu kém, nâng cao chất lượng, hiệu quả và độ đồng đều việc thực hiên QCDC ở cơ sở.4. Phát huy dân chủ gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai các thủ tục hành chính, các chế độ, chính sách; rà soát, xoá bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho nhân dân. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh đối với các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh, xử lý đối với những trường hợp lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” chống phá Nhà nước ta, gây mất ổn định về an ninh trật tự; nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho nhân dân.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng tổ chức; xây dựng và thực hiện các chương trình phối hợp hành động đồng bộ trong chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở; gắn việc thực hiện QCDC với các phong trào thi đua, các cuộc vận động, khuyến khích và động viên kịp thời các điển hình thực hiện tốt. Kiên trì chỉ đạo đối với việc triển khai thực hiện QCDC trong các loại hình doanh nghiệp, những cơ sở yếu kém, tạo không khí dân chủ lành mạnh trong xã hội.Tóm lại: Quá trình thực hiện Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) đã khẳng định: Việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Là một bước tiến về dân chủ XHCN, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, phấn khởi, thực hiện và mong muốn các cấp uỷ đảng, chính quyền tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở ngày càng có hiệu quả, thiết thực hơn. Dân chủ trong Đảng, trong xã hội được phát huy và có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, năng lực vận động quần chúng của các tổ chức trong hệ thống chính trị; sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được tăng cường; đây là cơ sở vững chắc để giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Bên cạnh những kết quả đạt được rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc; trong quá trình đổi mới, CNH, HĐH, phát triển đất nước đang có những vấn đề mới nẩy sinh, những lĩnh vực mới cần quan tâm, tăng cường chỉ đạo, tiếp tục mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân như: thực hiện QCDC trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, trong các trường tư thục, bệnh viện tư, các cơ sở dịch vụ tư nhân; nhất là trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư.v.v..1. Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức xác định rõ trách nhiệm cho các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân về những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện QCDC cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.VII. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP2. Gắn việc thực hiện QCDC với việc tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua yêu nước khác để tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nước nhà3. Tiếp tục đẩy mạnh việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về dân chủ xã hội chủ nghĩa thành pháp luật và cơ chế, chính sách. Tiếp tục rà soát bổ sung, ban hành những văn bản quy định cụ thể thành nguyên tắc, quy trình, các bước tiến hành thực hiện dân chủ cho các lĩnh vực hoạt động xã hội ở cơ sở.4. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống việc lợi dụng dân chủ, lợi dụng nhân quyền lợi dụng tôn giáo tuyên truyền kích động chống đối chế đọ, chống Đảng và nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội.5. Thường xuyên kiện toàn, củng cố, phát huy vai trò tham mưu, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra của Ban Chỉ đạo về thực hiện QCDC ở cơ sở của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận, thực tiễn về dân chủ và thực hiện QCDC cơ sở; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, rèn luyện, giáo dục cán bộ về ý thức, trách nhiệm, phong cách, năng lực tổ chức, thực hiện QCDC ở cơ sở, dân chủ với nhân.6. Tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng các bộ ngành ở trung ương trong việc xây dựng thực hiện QCDC ở ngành dọc, ở các địa phương, đơn vị; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng thực hiện QCDC cơ sở. 1. Các cấp uỷ Đảng, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương tiếp tục cụ thể hoá thành chương trình công tác, triển khai kịp thời tới địa phương, cơ sở thực hiện.2. Quốc hội sớm ban hành pháp lệnh về thực hiện dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp; Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, ban hành mới các nghị định về thực hiện QCDC trong các loại hình cơ sở, trong các loại hình dịch vụ ngoài công lâp. Các địa phương, các cấp các ngành rà soát bổ sung, chỉnh sửa những quy định không còn phù hợp; xây dựng quy định mới cho những lĩnh vực cần phải mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆNBµi gi¶ng kÕt thóc xin c¶m ¬n c¸c ®ång chÝ ®· chó ý l¾ng nghe.

File đính kèm:

  • pptBai giang danh cho to truong dan pho 2012 Quy che danchu co so.ppt
Bài giảng liên quan