Chuyện màu sắc trong câu thơ “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Đây là vấn đề mà tài liệu giáo khoa thí điểm Trung học chuyên ban Văn học 11, Ban khoa học xã hội . tập một ( NXB giáo dục, 1996, tr.57) đã nêu ra.

 “ Quan san” nghĩa đen là “ cửa ải và núi non”, nghĩa bong là “ nơi xa xôi”, không nên hiểu một cách quá cụ thể là “ ở phía ngoài cửa ô, có núi non trùng điệp”, “ Nơi Kiều chia biệt Thúc Sinh”. Nó chỉ mang tính ước lệ, vả lại nó thường gợi lên chỗ mà người ra đi hướng tới chứ không phải là chỉ nơi tiễn biệt. Nguyễn Du đã dung từ này ở nhiều chỗ trong truyện Kiều. Tả tình trạng Thúy Kiều - Thúc Sinh ở gần nhau mà vì Hoạn Thư nên thấy như xa cách ngàn dặm, Nguyễn Du viết:

Gác kinh, viện sách đôi nơi,

Trong gang tấc, lại gấp mười quan san.

( Câu 1937,1938)

 Nguyễn Du cũng dùng từ này khi nói việc Kim Trọng đi làm quan ở xa:

Vâng ra ngoại dậm Lâm Truy

Quan san nghìn dặm thê nhi một đoàn

(Câu 2873,2874)

 

docx3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 4470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyện màu sắc trong câu thơ “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHUYỆN MÀU SẮC TRONG CÂU THƠ
“ RỪNG PHONG THU ĐÃ NHUỐM MÀU QUAN SAN”
	Đây là vấn đề mà tài liệu giáo khoa thí điểm Trung học chuyên ban Văn học 11, Ban khoa học xã hội . tập một ( NXB giáo dục, 1996, tr.57) đã nêu ra.
	“ Quan san” nghĩa đen là “ cửa ải và núi non”, nghĩa bong là “ nơi xa xôi”, không nên hiểu một cách quá cụ thể là “ ở phía ngoài cửa ô, có núi non trùng điệp”, “ Nơi Kiều chia biệt Thúc Sinh”. Nó chỉ mang tính ước lệ, vả lại nó thường gợi lên chỗ mà người ra đi hướng tới chứ không phải là chỉ nơi tiễn biệt. Nguyễn Du đã dung từ này ở nhiều chỗ trong truyện Kiều. Tả tình trạng Thúy Kiều - Thúc Sinh ở gần nhau mà vì Hoạn Thư nên thấy như xa cách ngàn dặm, Nguyễn Du viết:
Gác kinh, viện sách đôi nơi,
Trong gang tấc, lại gấp mười quan san.
( Câu 1937,1938)
	Nguyễn Du cũng dùng từ này khi nói việc Kim Trọng đi làm quan ở xa:
Vâng ra ngoại dậm Lâm Truy
Quan san nghìn dặm thê nhi một đoàn
(Câu 2873,2874)
	Thế còn “màu quan san?” . “Nó có gợi lên màu sắc gì cụ thể không?”. Trog thơ ca cổ điển, cha ng6 ta thường dung chữ “màu” ( cũng như chữ “sắc”) rất sáng tạo, nhiều khi để diễn đạt một khái niệm trừu tượng chứ không chĩ một màu sắc cụ thể nào cả. trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã dùng cụm từ gần đồng nghĩa với “ màu quan san” như thế:
Chạnh niềm nhớ cách giang hồ,
Một màu quan tái mấy mùa gió trăng.
( câu 1595, 1596 : diễn đạt sự tưởng nhớ những ngày sống bên nhau của nàng Kiều của Thúc Sinh sau khi buộc phải về với Hoạn Thư)
	Còn ở đây, có khác. Dù Nguyễn Du không tả màu sắc cụ thể, người đọc vẫn cảm nhận thấy, đó là màu sắc đỏ úa của cả rừng phong bạt ngàn lúc vào thu. Bởi vì “ lá phong”, “ cây phong”, “ rừng phong”, đặc biệt là “rừng phong về thu”, “ rừng phong đẫm sương”  là những hình ảnh có tính ước lệ cao, có sức gợi cảm rất lớn trong thơ ca cổ điển Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác( dù ở những nước này có thể không có cây phong). Phong ( Tiếng Anh : maple, tiếng Pháp : érable) không phải là cây bang như một số từ điển Hán – Việt đã giải thích (1) mà là một loài cây mọc ở một số nước Bắc bán cầu như Trung Quốc, Nga, Nhật, Canada phong có rất nhiều loại song có một số đặc điếm chung: lá chẻ ba hoặc chẻ năm, về thu, do ảnh hưởng của sương móc, không phải úa vàng mà là ửng đỏ. Bởi vậy, trong thơ ca Trung Quốc, “ Phong” thường còn được dùng như một “ danh từ chỉ chung cho tất cả các loại thực vật, lá biến thành màu đỏ vào mùa thu” . Hình ảnh một rừng phong bạt ngàn úa đỏ quả dễ gợi nên một không khí điêu tàn, lạnh lẽo. Màu đỏ của rừng Phong về thu quen thuộc đến nỗi nhiều khi người ta không dùng từ chỉ màu sắc nữa mà người đọc vần nhận ra nó. 
	Mở đầu bài Thu hứng, số 1 ( SGK Văn học 10, tập 2, NXB giáo dục, 2000, tr.45), Đỗ Phủ viết: Ngọc lộ điêu hương phong thụ lâm ( Những giọt sương trắng như ngọc đã làm tàn úa cả rừng cây phong). Một đọc giả quen đọc thơ cổ rất dễ nhận ra ở đây có sự tương phản giữa hai màu sắc : 
	“ Nói về “ sương” ( lộ) nhưng lại viết: “ sương trắng như ngọc” ( ngọc lộ) ; nói về “ rừng cây” ( thụ lâm) nhưng lại viết “ rừng cây phong” ( phong thụ lâm). Chỉ là cảnh điêu thương đấy thôi, nhưng trắng thì tả độ trắng đến mức cao nhất, đỏ thì tả độ đỏ đến mức cùng tột” . 
	Cũng từ đó, nhiều khi nói đến rừng cây lá đỏ vào thu thì dù không nói rõ là cây gì, người đọc vẩn thường nghĩ và cảm nhận đó là rừng cây phong. 
	Trong Tây sương kí, khi tiễn Trương Quân Thụy lên đường vào kinh ứng thí, nàng Oanh Oanh hát: 
Thùy nhiễm sương lâm túy?
Tổng thị ly nhân lệ!
( Đại ý: Ai đã nhuốm cả rừng cây đẫm sương biến thành màu đỏ như gương mặt người say? Thảy đều là lệ của người ly biệt!)
	Nhượng Tống đã dịch một cách khá sáng tạo hai câu thơ này:
Rừng phong ai nhuốm đỏ tươi?
Phải chăng nước mắt của người biệt ly!
	Như vậy, ta có thể tống nhất về cơ bản với phần sau ý kiến của Chu Huy nói về ý nghĩa của câu thơ “ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” trong Truyện Kiếu. Chữ màu ở đây phải được lĩnh hội ở hai cấp độ ý nghĩa: màu đỏ bạt ngàn của rừng phong – khong nhất thiết là ở “ khắp cả một dãy núi đồi nơi biên ải” - và màu đỏ ấy gợi nên sự xa cách, thương nhớ!
	Cần nói thêm, không phải bao giờ rừng phong úa đỏ về thu cũng gợi nên một cái gì tàn tạ, đau xót.
	Hãy đọc bài thơ Sơn hành ( Đi trên núi) của nhà thơ nổi tiếng Đỗ Mục ( 803-852):
Viễn thướng hàn san thạch kính tà,
Bạch vân thâm xứ hữu nhân gia.
Đình xa tọa ái phong lâm vãn,
Sương diệp hồng ư nhị nguyện hoa.
	Tạm dịch thơ: 
Đường lên núi lạnh nghiêng nghiêng,
Chân mây thấp thoáng hiện lên mấy nhà.
Rừng phong trong ánh nắng tà,
Nhuốm sương la đỏ hơn là hoa xuân!
( câu thứ ba nếu dịch đủ ý sẽ là: Dừng xe lại vì yêu mến cảnh rừng phong trong ánh nắng tà)
	Củng cần nói thêm là có một số loài phong cho nhựa có thể chế thành một thứ đường rất ngon ( bình quân mỗi cây trong thời gian sinh trưởng cho từ 120-150kg đường). Đối với nhân dân Canada, phong là “quốc thụ”, lá phong được coi là biểu trưng của Canada. Nhiều nơi, đặc biệt là ở hai bang Kebếch ( Québec) và Ôngtariô ( Ontario ), người ta thường dùng cành lá phong để trang trí trong những ngày lễ hội, trong những buổi tiếp tân tọng thể, và đáng chú ý nhất là chính giữa lá quốc kỳ Canada có hình ảnh một lá phong đỏ chói
Đã in ở tủ sách chuyên đề văn học và tuổi trẻ, tập 3, NXB giáo dục, 1994. Trong mục “Viết theo yêu cầu bạn đọc” chúng tôi có sửa vài chữ và điều chỉnh tên bài – theo Nguyển Khắc Phi

File đính kèm:

  • docxmausactho.docx
Bài giảng liên quan