Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông
Chương 3
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
* Về tri thức:
- Trình bày vị trí, chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT
- Phân tích các nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp
* Về kỹ năng
- Có kỹ năng thực hiện một số nội dung công tác chủ nhiệm lớp như: tìm hiểu học sinh, thiết kế kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức hoạt động tập thể, đánh giá, xếp loại học sinh.
- Vận dụng cách thức tác động tay đôi, tác động song song để giáo dục học sinh
- Giải quyết các tình huống trong công tác chủ nhiệm
ách học sinh được khen thưởng cuối học kỳ và cuối năm học + Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh + Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ và cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong hè + Nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh 7.5 Tiến trình đánh giá - Xác định chuẩn đánh giá, học sinh thảo luận để hiểu và có trách nhiệm tham gia đánh giá và tự đánh giá - Học sinh tự đánh giá bản thân theo các chỉ tiêu trên phiếu in sẵn, sau đó tự xếp loại đạo đức theo 4 mức: tốt, khá, trung bình, yếu - Họp tổ học sinh để thông qua bản tự đánh giá. Ý kiến của tổ là nguồn thông tin có giá trị đối với GVCN trong việc xếp loại đạo đức học sinh - GVCN quyết định và công bố kết quả xếp loại đạo đức của từng học sinh III. MỘT SỐ CÁCH THỨC TÁC ĐỘNG ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên có khả năng vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo tất cả các phương pháp giáo dục nói chung đồng thời có hiểu biết đầy đủ và có kỹ năng sử dụng tốt các phương pháp tác động đặc thù sau: 1. Phương pháp giáo dục cá nhân: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp giáo dục trực tiếp hay phương pháp giáo dục tay đôi. Đó là sự tác động trực tiếp của nhà giáo dục đến cá nhân học sinh bằng cách chuyên biệt hóa hình thức và mức độ tác động sao cho phù hợp với đối tượng nhận tác động, buộc đối tượng phải chấp nhận các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện các yêu cầu của nhà giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Tác động trực tiếp thường mang lại hiệu quả tức thời, gây dấu ấn ngay, tạo ra những chuyển biến nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi của học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả tác động phụ thuộc vào mức độ hiểu đối tượng và khả năng phân tích nhạy bén của giáo viên cũng như kỹ năng vận dụng các biện pháp, hình thức tác động phù hợp. Ví dụ cùng một hiện tượng học tập sa sút nhưng GVCN không thể xử lý rập khuôn, máy móc với tất cả học sinh vi phạm mà cần tìm hiểu mức độ, nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện của từng trường hợp để lựa chọn cách tác động phù hợp: nhắc nhở, răn đe, hỗ trợ vật chất, hỗ trợ tinh thần, tác động đến ý thức học tập của học sinh, tác động thay đổi suy nghĩ của phụ huynh hay cần phải tổ chức phụ đạo riêng 2. Phương pháp tác động song song Tác động song song là giáo viên không tác động trực tiếp đến từng đối tượng học sinh riêng lẻ mà thông qua các thành viên khác của lớp như: lớp trưởng, tổ trưởng, bí thư chi đoàn, nhóm, tổ hoặc cả lớpđể các thành viên nhắc nhở lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Đây là cách thức do nhà giáo dục Xô Viết A.X Makarenco đề xướng với công thức chính là: sự tác động tới cá nhân phải được thực hiện thông qua tập thể mà Makarenco gọi là “đội”. Khi có vấn đề xảy ra, nhà giáo dục chỉ đặt vấn đề với đội, không đặt vấn đề trực tiếp với cá nhân. Ví dụ: trong đội có học sinh đi muộn, nhà giáo dục gọi đội trưởng lên để thông báo sự việc và yêu cầu không để việc đó tiếp tục xảy ra. Sau đó, dưới sự điều hành của đội trưởng, cả đội sẽ đề ra yêu cầu với học sinh đi muộn trên tinh thần: không ai được đi muộn nữa vì một người đi muộn có nghĩa là cả đội đi muộn. Trong trường THPT hiện nay, tập thể có thể là lớp, tổ hay nhóm học tập và GVCN tác động đến học sinh thông qua các tập thể này. Với cách làm này, tập thể chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thành viên và ngược lại, các thành viên có trách nhiệm vì sự phát triển chung của tập thể. Từ đó, có thể thấy rõ bản chất của tác động song song là xây dựng tập thể học sinh thành môi trường giáo dục, dùng quan hệ tốt đẹp trong tập thể và dư luận lành mạnh của tập thể chi phối nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của cá nhân. Qua dư luận và truyền thống tập thể, vì danh dự của tập thể, mỗi thành viên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân Phương pháp tác động song song chỉ phát huy tốt khi tập thể phát triển ở giai đoạn ba. Vì vậy, một trong những công tác quan trọng của GVCN là quan tâm xây dựng, phát triển tập thể thành môi trường và phương tiện giáo dục hữu hiệu. 3. Bùng nổ sư phạm: Là phương pháp và nghệ thuật giáo dục tác động vào đối tượng có vấn đề đặc biệt tốt hoặc chưa tốt. Về bản chất, đó là tác động tay đôi được sử dụng với cường độ mạnh, bất ngờ kích thích quá trình hưng phấn hoặc ức chế của hoạt động sinh lý thần kinh dẫn tới thay đổi các quá trình tâm lý, trạng thái, lý tưởng, hành vi của cá nhân. Phương tiện để bùng nổ là ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi thông qua một quyết định của GVCN gây được những xúc cảm mạnh mẽ, tạo nên ấn tượng sâu sắc làm lay động, biến chuyển thật sự nhận thức, hành vi của học sinh. IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là công việc nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Để làm tốt công tác này, GVCN cần rèn luyện để có được những năng lực và phẩm chất sau: 1. Về phẩm chất Nhà giáo dục học lừng danh J.A.Comenxki nói: “Không thể là một người thầy nếu chưa phải là một người cha”. Yêu thương con người và yêu thương trẻ em là một trong những phẩm chất hàng đầu của nghề giáo. Phẩm chất này giúp giáo viên tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp đồng thời luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em nói chung và cho học sinh của mình. GVCN có phẩm chất này sẽ đến với trẻ bằng tất cả tấm lòng, sự chân thành, thiện chí, thái độ rộng lượng, bao dung, sự tôn trọng tối đa đối với nghề, từ đó, mang lại niềm vui cho trẻ, những người xung quanh và cho chính bản thân. GVCN phải yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục đồng thời là người có nghị lực, có ý chí vượt khó. Đây cũng chính là những phẩm chất cần thiết để nâng cao uy tín và khả năng lôi cuốn của GVCN. Thực tế cho thấy học sinh luôn đánh giá cao những giáo viên tận tụy, say mê nghề thật sự. Khiêm tốn học hỏi giúp giáo viên ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. Giáo viên nói chung, đặc biệt là GVCN luôn là những tấm gương cho học sinh noi theo. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là lời nói phải đi đôi với việc làm. GVCN không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không làm được, cũng không thể nói với học sinh về những điều mà mình không thật sự nghĩ. Lối sống giản dị, mẫu mực giúp cho hình ảnh của GVCN gần gũi hơn, làm tăng uy tín và khả năng thuyết phục của họ với học sinh. 2. Về năng lực Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ đầy khó khăn, giáo viên phải có hiểu biết sâu rộng và có năng lực sư phạm. Cụ thể là: - Có tri thức chắc chắn, sâu sắc về môn học mà mình phụ trách giảng dạy và các môn học có liên quan - Có trình độ lý luận sư phạm và có kỹ năng vận dụng lý luận sư phạm vào công tác chủ nhiệm lớp một cách khéo léo, linh hoạt - Có hiểu biết xã hội - Có năng lực sư phạm bao gồm một số năng lực nổi bật, cần thiết như: + Năng lực giao tiếp: phán đoán đối tượng, tiếp cận đối tượng, thiết lập quan hệ + Năng lực cảm hóa, thuyết phục, xây dựng uy tín + Năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học + Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Anh/ Chị hãy trình bày các chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Anh/ Chị phân tích nội dung hiểu học sinh lớp chủ nhiệm và minh họa bằng một tình huống trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Anh/ Chị giải thích tại sao xây dựng tập thể học sinh là một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT và trình bày các biện pháp xây dựng tập thể học sinh Anh/ Chị phân tích ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và cách thức phối hợp với gia đình học sinh trong công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT và minh họa bằng một tình huống cụ thể Bằng những hiểu biết về việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp, Anh/ Chị hãy thực hành lập kế hoạch chủ nhiệm tháng cho một lớp trường THPT (tự chọn) Anh/ Chị hãy trình bày điều kiện để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT và trình bày kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của bản thân để đáp ứng các yêu cầu trên 7. Một giáo viên tâm sự: “Năm nay, tôi được phân công làm chủ nhiệm một lớp 11 đang trong tình trạng mất đoàn kết nghiệm trọng. Trong lớp thường có hiện tượng gây gỗ, công kích, nói xấu lẫn nhau giữa học sinh các nhóm. Tôi đã hết lời khuyên giải và dùng nhiều biện pháp kỷ luật nhưng đến hết học kỳ 1, tình trạng vẫn không cải thiện. Tôi không biết phải làm thế nào”. Anh/Chị hãy giúp giáo viên này giáo dục học sinh trong trường hợp trên 8. Anh/Chị trình bày hiểu biết của mình về cách thức tác động song song và vận dụng cách thức này để giáo dục học sinh trong trường hợp lớp chủ nhiệm của Anh/Chị có một số học sinh nhiều lần bỏ tiết không xin phép. 9. Anh/Chị trình bày đề cương chi tiết nội dung họp phụ huynh học sinh đầu năm học lớp 10 10. Thực hành tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần, tổ chức một hoạt động tập thể cho học sinh THPT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.X Makarenco, Giáo dục trong thực tiễn (Thiên Giang dịch), NXB trẻ 2002 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, ban hành kèm theo quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Bùi Thị Mùi, Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm 2005 3. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 2, NXB Giáo dục 1998 4. Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, Những tình huống giáo dục học sinh của người GVCN, NXB Đại học Quốc gia HN 2000. 5. PGS. PTS Hà Nhật Thăng (chủ biên ), Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông, NXB Giáo dục 1998. 6. PGS.PTS Hà Nhật Thăng, Thực hành tổ chức hoạt động Giáo dục, NXBGD 1998 7. PGS.TS Hà Nhật Thăng, TS. Nguyễn Dục Quang, TS. Nguyễn Trọng Hoàn, Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PT, NXBGD 2003.
File đính kèm:
- Gtrinh GVCN new.doc