Công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em & Việt Nam với việc thực hiện công ước

CÔNG ƯỚC LÀ GÌ?

•Công ước là một trong nhiều tên dùng để gọi một hiệp ước.

•Hiệp ước là một hiệp định có tính ràng buộc do các quốc gia hay Nhà nước độc lập ký kết.

•Khi một quốc gia trở thành Nhà nước tham gia hiệp ước,có nghĩa là quốc gia đó cam kết làm bất cứ điều gì mà hiệp ước yêu cầu các bên tham gia phải làm.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em & Việt Nam với việc thực hiện công ước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM &VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚCCÔNG ƯỚC LÀ GÌ?Công ước là một trong nhiều tên dùng để gọi một hiệp ước.Hiệp ước là một hiệp định có tính ràng buộc do các quốc gia hay Nhà nước độc lập ký kết.Khi một quốc gia trở thành Nhà nước tham gia hiệp ước,có nghĩa là quốc gia đó cam kết làm bất cứ điều gì mà hiệp ước yêu cầu các bên tham gia phải làm.NHỮNG MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG 1923 : Eglantyne Jebb soạn thảo hiến chương về quyền trẻ em.1924 : Tuyên bố về quyền trẻ em được Hội quốc liên thông qua.1948 : Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.1959 : Liên hiệp quốc thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em1979 : Năm quốc tế thiếu nhi. Nhóm công tác được hình thành để soạn thảo Công ước về quyền trẻ em.1989 : Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 20/111990 : Công ước trở thành có hiệu lực như luật quốc tế vào ngày 2/9. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước ( 20/2/1990 )2000 : 191 quốc gia đã phê chuẩn tham gia công ước.Trẻ emCông ước quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành niên.Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi; người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.MONG MUỐN,NHU CẦUMOMG MUỐN là những gì hiện chưa có mà mình mong muốn có, sẽ làm cho cuộc sống của mình tốt hơn. Nếu không có cũng không sao.NHU CẦU là những điều cơ bản và thiết yếu để giúp con người phát triển toàn diện, bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Càng nhiều nhu cầu được đáp ứng thì trẻ càng có điệu kiện để phát triển toàn diện.QUYỀN LÀ GÌ?Các nhu cầu cơ bản nhất có lúc được đề cập như là các “ quyền “Các quyền là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng mà một con người phải được hưởng hoặc có thể được làm.Quyền được công nhận về mặt pháp lý và nó quy định trách nhiệm,nghĩa vụ với người khác phải tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng.Tôn trọng một quyền nào đó có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứ việc gì có thể dẫn đến xâm phạm, lấy bớt đi hoặc tước đi quyền của người khác.NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA QUYỀNBất khả xâm phạmÁp dụng với mọi trẻLiên quan với nhau và không thể tách rờiTham gia bình đẳngQuyền đi đôi với trách nhiệmNHU CẦU - QUYỀNKhác nhau với những nhóm người khác nhau.Một số người,nhóm người có thể bị bỏ quaNhận nếu có điều kiện đáp ứng.Không quy định rõ ràng về bên chịu trách nhiệmNhững nhu cầu tối thiểu và cơ bản, chính đáng cần thiết với tất cả mọi người.Mọi người có các quyền như nhau.Đòi hỏi được đáp ứng và công nhận.Quy định nghĩa vụ rõ ràng.Cấu trúc của Công ước về QTELời nói đầu : Đề cập tới sự cần thiết phải xây dựng công ước.Phần I (điều 1-41) : Quy định các quyền của tất cả trẻ em.Phần II (điều 42-45) : Quy định về việc thực hiện và cơ chế giám sát thực hiện Công ước.Phần III (điều 46-54) : Quy định các vấn đề về thủ tục.hiệu lực,ngôn ngữ thể hiện.TINH THẦN CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC Thể hiện trong 8 nội dung gọi tắt là bốn nhóm quyền, ba nguyên tắc,một quá trình ( công thức : 4 + 3 + 1 )Bốn nhóm quyền : - Nhóm quyền được sống còn. - Nhóm quyền được bảo vệ. - Nhóm quyền được phát triển. - Nhóm quyền được tham gia.Ba nguyên tắc : xuyên suốt tinh thần của công ước và là cơ sở để diễn giải tất cả các quyền khác - Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi - Tất cả các quyền được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em, không phân biệt đối xử. - Tất cả các hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.Một quá trình: Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện công ước.CÁC QUYỀN CỦA TRẺ EM ĐƯỢC GHI TRONG CÔNG ƯỚC(BỔ SUNG) Không phân biệt đối xử ( điều 1 )Quyền được cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo ( điều 5)Quyền được sống với cha mẹ ( điều 9 )Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngòai trái phép và không bị đưa trở về (điều 11 )Quyền của trẻ em khuyết tật ( điều 23 )Quyền được định kỳ xem xét môi trường thay thế ( chế độ chăm sóc,điều trị ) (điều 25 )Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột khác ( điều 36 )Quyền được xét xử công bằng ( điều 40 )CÁC LOẠI QUYỀN TRONG CÔNG ƯỚC QTECÁC QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN : Là một trong những quyền cơ bản nhất của con người,bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức độ cao nhất có thể có được.CÁC QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ: bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi sự phân biệt đối xử; bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột và lạm dụng về kinh tế, tinh thần và thể chất, các hình thức bóc lột, lạm dụng về thể xác và tình dục, bị sao nhãng, lơ là, bỏ rơi;bảo vệ trẻ em trong những trường hợp khủng hoảng và khẩn cấp, đặc biệt khó khăn như bị mất môi trường gia đình,trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai.CÁC QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN: Bao gồm quyền được hưởng mọi hình thức giáo dục ( chính thức hoặc không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em.CÁC QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA: Bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân.VN với việc thực hiện Công ước của LHQ về quyền trẻ emTừ tháng 11/1979: VN đã ban hành “ Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Ngày 5/3/1991: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã ký “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em “ do Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em thông qua năm 1990 ở Mỹ. Việt Nam đã đề ra chương trình hành động quốc gia “ Vì trẻ em” gồm 7 mục tiêu lớn.Tháng 8/1991: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Khóa VII-kỳ họp thứ 9 ) đã thông qua 2 bộ luật quan trọng “ vì trẻ em”, đó là: +Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (gồm lời nói đầu,5 chương,26 điều ) +Luật phổ cập giáo dục tiểu học ( gồm lời nói đầu, 5 chương, 28 điều ).ND chính của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emXác định trẻ em từ sơ sinh tới 16 tuổi được hưởng các quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục do gia đình,nhà nước và xã hội thực hiện.Quy định cụ thể những quyền và bổn phận của trẻ em.Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải bảo đảm thực hiện luật.Quy định trách nhiệm của gia đình, của các cơ quan nhà nước, nhà trẻ, nhà trường, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội,kinh tế trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi theo chức năng của mình.ND chính của Luật phổ cập giáo dục tiểu họcNhà nước thực hiện chính sách phổ cập GD tiểu học bắt buộc từ lớp 1đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em từ 6 đến 14 tuổi.Quy định trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1, HS đạt trình độ tiểu học trước 15 tuổi.Quy định những chế độ, chính sách điều kiện, trách nhiệm của các lực lượng trong việc thực hiện Luật phổ cập giáo dục tiểu học.XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN.

File đính kèm:

  • pptBai_giang_Cong_uoc_quoc_te_ve_quyen_tre_em_VN_voi_viec_thuc_hien_cong_uoc.ppt
Bài giảng liên quan