Cuộc thi “tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa toàn quốc năm 2009”
Câu 1: Luật Giao thông đường thuỷ nội địa quy định như thế nào về việc chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa? Hãy kể tên các quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa?
Trả lời:
ỉ Điều 36 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa quy định về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa:
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật naỳ.
2. Thuyền trưởng tàu biển khi điều khiển tàu biênr hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.
3. Thuyền trươngr, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện mình đang điều khiển với phưong tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
phương tiện khác. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông dường thuỷ nội địa. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa. Những hành vi vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách và hình thức xử lý: Người kinh doanh vận tải hành khách không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách ( vi phạm khoản 5, điều 77 Luật giao thông đường thuỷ nội địa). Hành vi này bị xử phạt theo điểm h, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 13 của nghị định 09/2005NĐ-CP, cụ thể là: Phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở người dưới 5 người; Phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người; Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở người trên 12 người; Vận tải người, hành khách bằng phương tiện thuỷ không có động cơ sức chở đến 12 người nếu có các hành vi sau đây sẽ vi phạm quy định về vận tải người, hành khách theo pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa: Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách; để người, hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; Xếp người, hành khách, hàng hoá, hành lý, xe đạp, mô tô, xe máy, phương tiện khác làm nghiêng lệch phương tiện hoặc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện; Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng người, hành khách trên phương tiện; Chở chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hôi thối hoặc súc vật bị dịch bệnh cùng với người, hành khách. Theo quy định tại khoản 1 Điều 26, Nghị định 09/2005/NĐ-CP ngày 27/1/2005 của Chính phủ mỗi hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 20.000 đến 50.000 đồng. Vận tải người, hành khách bằng phương tiện thuỷ có động cơ sức chở đến 12 người nếu có các hành vi sau đây sẽ vi phạm quy định về vận tải người, hành khách theo pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa: Đón, trả khách không đúng nơi quy định; Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách; để người, hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn cho người, hành khách trên phương tiện; Để người, hành khách đứng, ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện; Không có danh sách hành khách, trừ vận tải hành khách ngang sông; Xếp hàng hoá, hành lý trên lối đi của hành khách; Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng người, hành khách trên phương tiện; Chở chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hôi thối hoặc súc vật bị dịch bệnh cùng với người, hành khách. Theo quy định tại khoản 2 Điều 26, Nghị định 09/2005/NĐ-CP ngày 27/1/2005 của Chính phủ mỗi hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng. Vận tải người, hành khách bằng phương tiện thuỷ chở khách có sức chở từ trên 12 người đến 50 người, phương tiện chở khách có tốc độ trên 30 km/giờ sức chở đến 12 người có một trong những hành vi sau là vi phạm quy định về vận tải người, hành khách theo pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa: Không chạy đúng tuyến đăng ký, trừ vận tải hành khách theo hợp đồng; Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định; Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn cho người, hành khách trên phương tiện; Để người, hành khách đứng, ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện; Không có danh sách hành khách, trừ vận tải hành khách ngang sông; Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng người, hành khách trên phương tiện; Xếp hàng hoá, hành lý trên lối đi của hành khách; Chở chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hôi thối hoặc súc vật bị dịch bệnh cùng với người, hành khách. Chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách. Theo quy định tại khoản 3 Điều 26, Nghị định 09/2005/NĐ-CP ngày 27/1/2005 của Chính phủ mỗi hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. Nếu phương tiện có sức chở từ 50 người đến 100 người, phương tiện chở khách có tốc độ trên 30 km/giờ sức chở từ trên 12 người đến 50 người có một trong các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 09/2005/NĐ-CP, cụ thể là phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Phương tiện có sức chở trên 100 người, phương tiện chở khách có tốc độ trên 30 km/giờ sức chở trên 50 người có một trong các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 09/2005/NĐ-CP, cụ thể là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Vận tải người, hành khách bằng phương tiện thuỷ vượt quá sức chở người của phương tiện, sẽ bị xử phạt theo khoản 6 Điều 26, Nghị định 09/2005/NĐ-CP, cụ thể là phạt tiền từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng trên mỗi người, hành khách chở vượt quá sức chở của phương tiện. Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đưa lên khỏi phương tiện số người, hành khách vượt quá sức chở của phương tiện. Câu 3: Luật Thuỷ sản có quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản, bạn hãy cho biết cụ thể những hành vi đó? Trả lời: Điều 6 Luật thuỷ sản quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷ sản, như sau: Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh. Khai thác cácloài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thuỷ sản. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác, thả neo, đậu tàu nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác đang khai thác hoặc nơi tàu khác ra dấu hiệu khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nuôi trồng giống thuỷ sản mới khi chưa được Bộ thuỷ sản cho phép và các loại thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng. Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thuỷ sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành, nghề khác. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, bảo quản thuỷ sản đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc các vùng nước tự nhiên. Xả thải nước chất thải từ cơ sở sản xuất giống thuỷ sản cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản, mà chưa qua xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh. Chế biến vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loại thuỷ sản thuộc danh mục cấm khai thác, thuỷ sản có xuất xứ vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch; thuỷ sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 4: Để đảm bảo an toàn đối với tàu cá bạn hãy cho biết tàu cá khi hoạt động phải thực hiện các quy định nào? tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm chỉ được hoạt động khi đã hoàn thành các thủ tục gì? Tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì ai sẽ chịu trách nhiệm về an toàn kĩ thuật? Trả lời: Điều 9 Nghị định 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản quy định đảm bảo an toàn đối với tàu cá như sau: Đối với tàu cá khi đang hoạt động phải thực hiện các quy định: Có đủ các trang thiết bị an toàn. Có biên chế trên tàu với các chức danh. Có đủ các loại giấy tờ của tàu cá và người đi trên tàu. Chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đã đăng kí. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải. Tàu cá thuộc diện đăng kiểm chỉ được hoạt động khi đã đăng kiểm, đăng ký tàu cá, thuyền viên và được các cơ quan có thẩm quyền cấp các giấy tờ theo quy định. Đối với tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì chủ tàu cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật của tàu cá. Câu 5: Viết một bài gồm các thể loại bài phản ánh, bài khoa học, kí chân dung, phóng sự, ghi chép,… ( không quá 1000 từ) chưa đăng tải trên các báo tạp chí hoặc được biên tập phát sóng trên các đài phát thanh, truyền hình. Người dự thi phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong bài viết nội dung về một trong các chủ đề sau
File đính kèm:
- cuoc thi tim hieu phap luat giao thong dtnd.doc