Đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên - Mô đun 5: Lập kế hoạch dạy học

Mô đun này nhằm bồi dưỡng cho GV THCS và THPT những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết về Lập kế hoạch dạy học môn học để giúp họ có thể thực hiện tốt yêu cầu được quy định trong Điều 6. Tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 8 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học.

 

pptx38 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên - Mô đun 5: Lập kế hoạch dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 của GV.Phân tích tiêu chí 8 và xác định được một số năng lực người GV trung học cần có để thực hiện tiêu chí 8.Trình bày những thuận lợi và khó khăn của GV khi thực hiện theo các mức độ đánh giá giáo viên theo tiêu chí 8.NỘI DUNG1. Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học và các minh chứng của tiêu chuẩn 3. 2. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học và các mức độ đánh giá xếp loại GV theo tiêu chí 8. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆNVăn bản Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.Văn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1, 2.Giấy Ao, bút dạ/bút sáp các màu, băng dính.HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ CÁC MINH CHỨNGChuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn ? Trong Tiêu chuẩn 3 có bao nhiêu tiêu chí, đó là những tiêu chí nào ?Nêu tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3. Căn cứ vào đâu để đánh giá năng lực dạy học của GV ?Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm 6 tiêu chuẩnTiêu chuẩn 1. Phẩm chất đạo đức chính trị và lối sốngTiêu chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dụcTiêu chuẩn 3. Năng lực dạy họcTiêu chuẩn 4. Năng lực giáo dụcTiêu chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị xã hộiTiêu chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệpTrong Tiêu chuẩn 3 có 8 tiêu chí, đó là từ tiêu chí 8 đến tiêu chí 15. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn họcTiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy họcTiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy họcTiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tậpTiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Các minh chứng được dùng để đánh giá năng lực dạy học của GV 1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý.3. Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn, của học sinh ...).4. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.5. Đề kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học (nếu có).6. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có).8. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).HOẠT ĐỘNG 2: TIÊU CHÍ 8: KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO TIÊU CHÍ 8 Mục tiêuPhân tích tiêu chí 8 và xác định được một số năng lực người GV trung học cần có để thực hiện tiêu chí 8.Trình bày những thuận lợi và khó khăn của GV khi thực hiện theo các mức độ đánh giá giáo viên theo tiêu chí 8.Phiếu bài tậpMức độ đánh giá (điểm)Yêu cầu cần đạt của tiêu chí 8Thuận lợi Khó khăn 1 điểmBiết lập kế hoạch dạy học năm học, bài học (giáo án) theo yêu cầu quy định.2 điểmKế hoạch dạy học năm học, bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.3 điểmKế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.4 điểmKế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp. Kế hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, có nhiều phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí. Để thực hiện được Tiêu chí 8. Lập kế hoạch dạy học đòi hỏi người GV phải có những năng lực sau :Thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học trong kế hoạch năm học/bài học.Có khả năng xác định những nội dung giáo dục có thể tích hợp vào môn học/bài học và biết tích hợp chúng một cách phù hợp, không gượng ép, không làm mất tính đặc trưng của môn học.Có năng lực lập kế hoạch bài học theo quan điểm phân hóa nhằm đáp ứng trình độ nhận thức, phong cách học tập,  của HS lớp mình phụ trách.Có năng lực xây dựng môi trường lớp học (môi trường vật chất và tinh thần) tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy được tính tích cực học tập của HS.Nội dung 2 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8(120 phút)MỤC TIÊUĐánh giá xếp loại được một số kế hoạch dạy học năm học môn học theo các mức độ của tiêu chí 8.Xây dựng được kế hoạch dạy học năm học môn học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8.NỘI DUNGĐánh giá xếp loại một số kế hoạch dạy học năm học hiện hành.Xây dựng kế hoạch dạy học năm học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆNVăn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1, 2.Kế hoạch dạy học năm học các môn : Sinh học (lớp 12), Hóa học (lớp 11), Địa lí (lớp 10), Ngữ văn (lớp 6), Toán (lớp 9), Lịch sử (lớp 7), Tiếng Anh (lớp 8)Giấy Ao, bút dạ, băng dính.HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI MỘT SỐ KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC HIỆN HÀNHPhiếu bài tập cá nhânCác mức độĐạtKhông đạtMinh chứng 1. Biết lập kế hoạch dạy học năm học theo yêu cầu quy định2. Kế hoạch dạy học năm học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, tiến độ phù hợp3. Kế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.4. Kế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp.Gợi ý phân tích KHDH năm học trước khi điền vào phiếu Bài tập Có hay không có mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung) của môn học ? Có hay không có mục tiêu của bài học ? Có sử dụng các động từ có thể lượng hóa/đánh giá được để viết mục tiêu chưa ? Có thể hiện được mục tiêu giáo dục tích hợp hay không ? Nếu có, đã thể hiện như thế nào (phù hợp hay gượng ép,) ? Có thể hiện việc điều chỉnh KHDH năm học cho phù hợp với hướng dẫn năm học của môn học, đặc điểm HS, điều kiện địa phương hay không ?HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8Nội dung 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐÁP ỨNG ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ CỦA TIÊU CHÍ 8 MỤC TIÊUĐánh giá xếp loại được các kế hoạch bài học hiện hành theo các mức độ của tiêu chí 8.Xác định những căn cứ để thiết kế 1 kế hoạch bài học đáp ứng được các mức độ của tiêu chí 8.Thiết kế được kế hoạch bài học đáp ứng được các mức độ của tiêu chí 8.NỘI DUNGĐánh giá xếp loại một số kế hoạch bài học hiện hành.Những căn cứ để thiết kế 1 kế hoạch bài học đáp ứng được các mức độ của tiêu chí 8.Xây dựng kế hoạch bài học năm học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆNVăn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1, 2.Một số kế hoạch bài học hiện hành của các môn học được dạy ở các trường THCS và THPTGiấy Ao, bút dạ, băng dính.HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI HỌC HIỆN HÀNHPhiếu bài tập cá nhânHọ và tên : .Thực hành đánh giá kế hoạch bài học môn . lớp theo các mức độ của tiêu chí 8.Các mức độĐạtKhông đạtMinh chứng thể hiện trong kế hoạch dạy học năm họcBiết lập kế hoạch bài học (giáo án) theo yêu cầu quy định.  (Quy định của một KHBH gồm những gì ?)2. Kế hoạch bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.  (Ví dụ :- Về mục tiêu dạy học - Các hoạt động dạy học - Sự kết hợp giữa dạy học và giáo dục- Thời gian, tiến độ thực hiện)3. Kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.4. Kế hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, có nhiều phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ THIẾT KẾ KHBH ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ CỦA TIÊU CHÍ 8 Xuất phát từ đặc điểm đặc trưng của môn học được thể hiện qua : Mục tiêu, nội dung phương pháp, đồ dùng dạy học, chuẩn kiến thức và kỹ năng và phân phối chương trình. Xuất phát từ đối tượng học tập (trình độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm cá nhân khác và kỹ năng và thái độ của HS đối với môn học ).Xuất phát từ điều kiện dạy học thực tế của lớp học và nhà trường (cơ sở vật chất phòng, lớp, các phương tiện đồ dùng thiết bị được trang bị,.).Xuất phát từ năng lực của mỗi GV (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là sự hiểu biết và khả năng áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với môn học). .HOẠT ĐỘNG 3: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢPBước 1Xác định chuẩn KT, KN bài họcPhân tích HSXác định mục tiêu bài họcBước 2Xác định vấn đề học tậpLựa chọn PP, PT, HTTC DHThiết kế hoạt động học tậpBước 3Kiểm tra KHBH Các câu hỏi giúp phân tích HS:HS đã biết những gì (KT), và làm được gì (KN) liên quan đến bài học này?HS cần học được những gì từ bài học này?HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào trong bài học này?HS có những thuận lợi gì khi học bài này?Với dạng bài này, HS thích những loại hoạt động học tập nào, đã có những KN gì để khám phá KT mới?Các em có thể sử dụng loại đồ dùng học tập nào?Các em có những kĩ năng trình bày nào?HS sẽ thích gì và không thích gì ở bài học này?Yêu cầu khi viết mục tiêu bài học (theo SMART)SMART là từ ghép từ 5 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của mỗi yêu cầu khi viết mục tiêu bài học S (Simple Specific): Đơn giản, cụ thể.M (Measurable): Có thể đo, đếm được, được thể hiện bằng động từ hành động.A (Attainable): Có thể đạt được.R (Realistic) Thực tế (điều kiện thực hiện)T (Time - bound) Có giới hạn thời gian.HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8

File đính kèm:

  • pptxBDGV DAP UNG YEU CAU CHUAN NGHE NGHIEP 5.pptx
Bài giảng liên quan