Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề

 Mục tiêu:

 Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:

 1. Trình bày và thống nhất được một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan (vấn đề, tình huống, tình huống có vấn đề, dạy học nêu vấn đề , dạy học dựa trên giải quyết vấn đề);

 2. Nắm được bản chất của phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.

 

ppt77 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 5026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 phân chia và điều kiện áp dụng các mức độ khác nhau của dạy học giải quyết vấn đề.	* Ngoài ra anh/chị có thắc mắc hay đề xuất nào nữa không?Giải lao (15 phút)	Hoạt động 6: Lập kế hoạch dạy học 	dựa trên giải quyết vấn đề 	 Mục tiêu:	Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:	 1. Nắm được các bước lập kế hoạch cho một bài dạy/một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 	2. Lập được kế hoạch dạy học dựa trên giải quyết vấn đề cho một vấn đề cụ thể thuộc chuyên môn đảm nhiệm.Giới thiệu Thiết kế hoạt động dạy học dựa trên giải quyết vấn đề(Tài liệu, tr. 58)	1. Thực hành (30 phút)  Mỗi nhóm thiết kế một hoạt động dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.2. Giới thiệu một số kế hoạch dạy học dựa trên giải quyết vấn đềGiáo án tiết dạy:	Bài Phương châm về lượng trong hội thoại (môn Ngữ văn)2. Giới thiệu Kế hoạch tổ chức ngoại khóa: 	- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở địa phương (môn Địa lý) 	 2. Giới thiệu một số kế hoạch dạy học dựa trên giải quyết vấn đềGiáo án tiết dạy:	Bài Phương châm về lượng trong hội thoại (môn Ngữ văn)2. Giới thiệu Kế hoạch tổ chức ngoại khóa: 	- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở địa phương (môn Địa lý) 	 	Tóm tắt hoạt động 6: 	Lập kế hoạch dạy học 	dựa trên giải quyết vấn đề	1. Tìm hiểu Kế hoạch bài dạy;	2. Thiết kế kế hoạch cụ thể cho một bài học, một hoạt động ngoại khóa.	* Ngoài ra các anh/ chị còn có thắc mắc hoặc đề xuất nào nữa không?Nhận xét chung vềPhương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề(Tác giả: Trần Thục Hiền) 	1. Những định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề	Tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận mà có thể định nghĩa phương pháp dạy học dựa trên vấn đề theo các cách sau đây:	- Dạy học dựa trên vấn đề là hoạt động học tập trong bối cảnh thực tiễn nhằm cung cấp kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cường năng lực tự học và khả năng làm việc nhóm.	- Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp học tập trong đó các vấn đề có liên quan đến thực tiễn được lựa chọn cẩn thận và được sử dụng làm nền tảng cho chương trình học.	- Dạy học dựa trên vấn đề là một cách tiếp cận tổng thể trong giáo dục, ở góc độ chương  trình học lẫn quá trình học: chương trình học bao gồm những vấn đề được lựa chọn và thiết kế cẩn thận nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức một cách có phê phán, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm; quá trình học có tính hệ thống như quá trình giải quyết vấn đề hoặc thử thách có thể gặp trong đời sống.	- Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp dạy học nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức và kỹ năng thông qua một quá trình học-hỏi được thiết kế dựa trên những câu hỏi,  những vấn đề, và những nhiệm vụ thực tiễn được xây dựng cẩn thận.	2. Mục tiêu của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề	Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề hướng đến các mục tiêu tổng quát sau:	- Về nhận thức: giúp người học có cơ hội nắm chắc kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều này có được là do trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề, người học hoàn toàn chủ động trong việc xác định những nội dung có liên quan để nghiên cứu, tìm hiểu, và vận dụng.	- Về kỹ năng: giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu khoa  học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã hội như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng,  Những kỹ năng này được hình thành trong quá trình người học nghiên cứu, vận dụng tài liệu, làm việc cùng với nhóm để giải quyết vấn đề và sau đó là trình bày kết quả trước tập thể lớp.	- Về thái độ: giúp người học cảm thấy gắn bó và yêu thích môn học và sự học, thấy được những giá trị của hoạt động nhóm đối với bản thân. Sự thay đổi về thái độ như vậy sẽ diễn ra từng bước theo quá trình phát triển của phương pháp dạy học nếu được tổ chức có hiệu quả.	3. Những đặc điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề	3.1 Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học:	Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đảo lộn thứ tự của hoạt động dạy và học nếu so với các phương pháp truyền thống ở đó thông tin được giảng viên (GV) trình bày từ thấp đến cao theo một trình tự nhất định, và người học sẽ chỉ được tiếp cận với một vấn đề cần được lý giải (nếu có) một khi họ đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Trong phương pháp DHDTVĐ, người học được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải.	3.2 Người học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề:	Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính người học phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim, ảnh, từ internet). Nói cách khác, chính người học gần như phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề.	3.3 Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi:	Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng người học, trong đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, người học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận.	Nhờ hoạt động nhóm, người học được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức.	3.4 Vai trò của giáo viên mang tính hỗ trợ:	Giáo viên đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,), đánh giá (kiểm tra các giả thuyết và kết luận của người học), hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận.4. Phân loại vấn đề: Vấn đề dùng trong dạy học có thể được phân thành năm dạng, từ đơn giản đến phức tạp như sau [5]:Dạng vấn đềNội dungPhương phápGiải phápGVNHGVNHGVNH1BiếtBiếtBiếtBiếtBiếtChưa biết2BiếtBiếtBiếtChưa biếtBiếtChưa biết3BiếtBiếtBiết ít/nhiềuChưa biếtBiết ít/nhiềuChưa biết4BiếtBiếtChưa biếtChưa biếtChưa biếtChưa biết5Chưa biếtChưa biếtChưa biếtChưa biếtChưa biếtChưa biết	* Dạng I: Vấn đề được giáo viên và người học (NH) biết cả về nội dung, phương pháp và giải pháp. Dạng này được dùng để kiểm tra những điều người học đã được học hoặc đã được làm quen.	Ví dụ: Hãy tìm nghiệm của phương trình: 3×2 – 8x + 5 = 0	* Dạng II: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải pháp, giáo viêm nắm rõ còn người học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan điểm riêng.	Ví dụ: Hãy đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hao phí điện năng trong phạm vi của một cơ quan, xí nghiệp.	* Dạng III: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải pháp, giáo viên có thể biết đầy đủ hoặc một phần, còn người học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan điểm riêng.	Ví dụ: Hãy xây dựng các phương trình toán bao hàm ba con số: 2, 3, 5.	* Dạng IV: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải pháp, cả giáo viên lẫn người học đều chưa biết.	Ví dụ: Làm thế nào để một trái bóng đá có thể chìm trong nước?	* Dạng V: Giáo viên và người học đều chưa biết nội dung của vấn đề cũng như phương pháp và giải pháp tiến hành.	Ví dụ: Hãy đưa ra ba vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của Quốc gia và cách thức giải quyết các vấn đề đó.	5. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề	5.1 Ưu điểm	- Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập: Vì phương pháp dạy học dựa trên vấn đề dựa trên cơ sở tâm lý là kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập của người học mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực tư duy của người học một khi được khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở nên tự giác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức.	- Người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: Thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, người học được rèn luyện thói quen/kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho người học đối với công việc sau này của họ.	- Người học được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn: Giáo dục của ta bấy lâu nay thường bị phê phán là xa rời thực tiễn. Phương pháp này có thể giúp người học tiếp cận sớm với những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với chuyên ngành đang học; đồng thời họ cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó.	- Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ người học: Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, người học có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy họ nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng thuần túy.	- Đòi hỏi giáo viên không ngừng vươn lên: Việc điều chỉnh vai trò của giáo viên từ vị trí trung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động học tập đòi hỏi nhiều nổ lực từ phía giáo viên. Đồng thời theo phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong thảo luận Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực.	5.2 Nhược điểm	- Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao: Phương pháp này không cho kết quả như nhau đối với tất cả các môn học, mặc dù nó có thể được áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế cho thấy những môn học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, và vì vậy khả năng ứng dụng của phương pháp càng cao.	- Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì càng có nhiều nhóm nhỏ vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một GV rất khó theo dõi và hướng dẫn thảo luận cho cả chục nhóm người học. Trong trường hợp này, vai trò trợ giảng sẽ rất cần thiết.-----------------------Thư giãn:TỔNG KẾT LỚP TẬP HUẤNTRIỂN KHAI TẬP HUẤN NHÂN RỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG THCSAdd your company sloganThank You !

File đính kèm:

  • pptNOI_DUNG_TAP_HUAN_DHGQVD THCS_Q.NAM.ppt