Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bậc Tiểu học

1.1. Khái niệm Môi trường

• Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật

• chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

 + Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: Vật lý, hoá học, sinh học (ánh sáng mặt trời, núi sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước.)

 + Môi trường nhân tạo là các nhân tố do con người tạo nên (phương tiện giao thông, nhà ở, công sở, công viên, đô thị.)

• Ngoài môi trường tự nhiên, nhân tạo còn môi trường xã hội: Những luật lệ, cam kết, thể chế.

 Như vậy, môi trường có thể hiểu là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

 

ppt69 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bậc Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
giáo dục BVMT.	3. Mức độ liên hệ:	Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục BVMT.Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học như thế nào?	Để chuyển tải được nôi dung giáo dục BVMT tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn được cách tiếp cận hợp lí và khoa học. 	Lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục BVMT. Đó là giáo dục về môi trường (kiến thức, nhận thức), giáo dục trong môi trường (kĩ năng hành động) và giáo dục vì môi trường (ý thức, thái độ)	Do đặc thù, giáo dục BVMT có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như: thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai,đồng thời giáo dục BVMT còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các bộ môn 	TÍCH HỢP GIÁO DỤC MễI TRƯỜNG THễNG QUA GIẢNG DẠY MễN:TỰ NHIấN XÃ HỘIMỤC TIấU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MễI TRƯỜNG TRONG MễN TỰ NHIấN VÀ XÃ HỘI Ở CẤP TIỂU HỌC Hoạt động 1 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học, anh (chị ) hãy xác định : Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội. Mục tiêu GDBVMT trong môn TN-XH* Kiến thức: - Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất...) và môi trường nhân tạo ( nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường...) - Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm. - Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.* Thái độ - Tình cảm: - Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người. - Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường .* Kĩ năng – Hành vi: - Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. - Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.Hoạt động 2 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, anh (chị ) hãy trao đổi các vấn đề sau: 1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các mức độ như thế nào? 2. Nêu một số phương pháp tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội. 3. Tích hợp GDBVMT qua những hình thức nào?1. Mức độ toàn phần Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ như bài Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp ( lớp 2); Vệ sinh môi trường ( lớp 3).2. Mức độ bộ phận Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà ( lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2).3. Mức độ liên hệ	Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ: Vệ sinh thân thể ( lớp 1); Cây sống ở đâu? ( lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất ( lớp 3). Tích hợp ở mức độ toàn phần Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. Tích hợp ở Mức độ bộ phậnGiáo viên lưu ý:- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?- Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng GDBVMT nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt.Tích hợp ở Mức độ liên hệ GV cần xác định nội dụng, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ GDBVMT. Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường. Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MễI TRƯỜNG1. Phương pháp thảo luận Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. Ví dụ: Dạy bài : Giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau:+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp? Dạy bài: Vệ sinh môi trường môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi:+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người?2. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Ví dụ: Dạy bài : Vệ sinh môi trường lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng.3. Phương pháp trò chơi Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học về BVMT qua trò chơi. 4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5).Hình thức tích hợp Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học. Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: thực hành giữ vệ sinh trường, lớp học, nhà ở; trồng cây, chăm sóc cây; tham quan môi trường tự nhiên, xã hội ở địa phương.. Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh. Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1Hoạt động 3 Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2,3 anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT ở từng lớp. - Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó. Trình bày theo bảng sau: Bài Nôi dung tích hợpMức độ tích hợpNội dung GDBVMT trong môn TN-XH	- Con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.	- Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình.- Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.Lớp 1 - Con người và sức khỏe: Mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. Chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể. ăn uống hợp lí. - Xã hội: + Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng.+ Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học.+ Môi trường cộng đồng: cuộc sống xung quanh.- Tự nhiên: + Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc.+ Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét..Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2Lớp 2- Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun.- Xã hội: + Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc.+ Trường học: giữ vệ sinh trường học.+ Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường.-Tự nhiên: + Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng.+ Mặt trời và ảnh hưởng của Mặt trời đối với cuộc sống của con người. Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3Lớp 3- Con người và sức khỏe: + Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp.+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.- Xã hội: + Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống.+ Giữ vệ sinh trường, lớp học.+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương.- Tự nhiên: + Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng.+ Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người.TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ THEO DếI CỦA QUÍ THẦY CễXIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI !

File đính kèm:

  • ppttu_nhien_xa_hoi.ppt
Bài giảng liên quan