Đẩy tạ kiểu lưng hướng ném
Khi học lớp 11, HS đã bắt đầu học đẩy tạ kiểu “Lưng hướng ném”, nên đã có những kĩ năng và kiến thức nhất định về đẩy tạ kĩ thuật này: cách cầm tạ, các giai đoạn trong kĩ thuật đẩy tạ, những điểm cơ bản trong luật thi đấu đẩy tạ và các bài tập phát triển sức mạnh tay, chân Trong chương trình của lớp 12, HS được tập trung hoàn thiện kĩ thuật đẩy tạ kiểu
Đẩy tạ kiểu lưng hướng ném Khi học lớp 11, HS đã bắt đầu học đẩy tạ kiểu “Lưng hướng ném”, nên đã có những kĩ năng và kiến thức nhất định về đẩy tạ kĩ thuật này: cách cầm tạ, các giai đoạn trong kĩ thuật đẩy tạ, những điểm cơ bản trong luật thi đấu đẩy tạ và các bài tập phát triển sức mạnh tay, chân … Trong chương trình của lớp 12, HS được tập trung hoàn thiện kĩ thuật đẩy tạ kiểu “Lưng hướng ném” và phát triển thể lực chuyên môn để nâng cao thành tích. a. Mục tiêu - Biết thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật đẩy tạ kiểu “Lưng hướng ném”. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh tay. - Hiểu một số điểm trong Luật Điền kinh (phần đẩy tạ). - Thực hiện đúng 4 giai đoạn kỹ thuật: chuẩn bị, trượt đà, ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng - Vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện và thi đấu. - Đạt tiêu chuẩn RLTT ở nội dung đẩy tạ - Nâng cao thành tích đẩy tạ so với thành tích khi đẩy bằng kĩ thuật “vai hướng ném” b. Nội dung - Phương pháp giảng dạy: + Cho dù dã học và kiểm tra ở lớp 11, leê lớp 12, GV vẫn cho tập cơ bản từ đầu, từng giai đoạn kĩ thuật. Chỉ khi làm tốt giai đoạn trước, mới cho tập tiếp giai đoạn riêng lẻ mới cho tập phối hợp các giai đoạn. + Kĩ thuật đẩy tạ hoàn chỉnh tạm quy ước được thực hiện trong 4 nhịp đếm. “Chuẩn bị !”: - Đứng ở tư thế chuẩn bị ban đầu (Lưng hướng đẩy) “Một!” – Thu chân lăng về sau và ngả thaâ trên về trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân trụ. “Hai!” – Thu chân lăng về sau chân trụ và khuỵ gối chân trụ đưa cơ thể về tư thế chuẩn bị trượt đà. “Ba!” - trượt đà, ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng. Bài tập phối hợp hoàn chỉnh kĩ thuật đẩy tạ kiểu “Lưng hướng ném” Để có kĩ thuật ổn định, cần xác định các vị trí đặt chân trong vòng tạ. Khi phối hợp các giai đoạn kĩ thuật, ngoài việc có các động tác của các bộ phận cơ thể đúng, còn phải đặt chân đúng vào các vị trí đã xác định. + Khi tập tay không thuần thục mới cho HS tập với tạ nhẹ, cuối cùng mới cho HS tập với tạ có trọng lượng theo quy định. Khi đã làm tốt với tốc độ chậm, thì nâng dần tốc độ và tốc độ phải tăng dần từ nhịp 1 đến nhịp 3. + Đứng chuẩn bị sát phía sau vòng là để tận dụng vòng đẩy để bước trượt đà dài và không bị vượt ra ngoài vòng sau khi RSCC). Tuy nhiên, nếu tầm vóc và thể lực không cho phép thực hiện ý đồ đó, có thể đứng gần tâm vòng đẩy hơn. Để đổi mới phương pháp trong giảng dạy đẩy tạ cần theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực của HS (nhất là trong đảm bảo an toàn tập luyện). GV không chỉ tạo điều kiện để HS tập nhiều, mà phải tập có suy nghĩ, hiểu được phải làm gì và tại sao phải làm như vậy. GV cần thường xuyên nhắc nhở mà phải tập có suy nghĩ, hiểu được phải làm gì và tại sao phải làm như vậy. GV cần thường xuyên nhắc nhở HS về nguyên lý kĩ thuật ném đẩy và các kiến thức vật lí có liên quan mà HS đã được học để việc tập luyện của HS có cơ sở khoa học hơn, gây tâm lý tin tưởng và phấn khởi trong tập luyện hơn. Mặt khác cần khuyến khích HS tự phát hiện các yếu điểm của mình và của bạn để tìm (hoặc nhờ tâhỳ, bạn giúp đỡ…) và thực hiện các giải pháp khắc phục
File đính kèm:
- Day ta.ppt