Đề 1 thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

1. Nêu vai trò của việc học tập?

2. Trình bày quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

3. Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?

4. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?

5. Nêu ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, tính mạng và nhân phẩm?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nội dung ôn tập môn GDCD 6- học kì 2
Năm học 2010-2011
Phần 1: Lý thuyết ôn bài 15, 17, 16, 18
Câu hỏi cụ thể:
Nêu vai trò của việc học tập?
Trình bày quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
Nêu ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, tính mạng và nhân phẩm?
Công dân cần làm gì để thực hiện tốt quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Chúng ta cần làm gì để tôn trọng quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Phần 2: Bài tập xem SGK
Trường THCS Ba Đình
Đề 1 thi học kì 2 môn GDCD 6
Họ và tên:.
Lớp:6.
Năm học 2010-2011
Thời gian: 45 phút
Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 đ)
Câu 1: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là nội dung cụ thể của điều nào trong Hiến pháp 1992?
A. Điều 71	B. Điều 72	C. Điều 73	D. Điều 74
Câu 2: Trường hợp nào sau đây bắt và giam giữ người theo đúng quy định của pháp luật?
A. Phạm tội quả tang	 B. Có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân
C. Có quyết định của toà án nhân dân D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Bậc học nào là bậc học nền tảng, cơ bản nhất?
A. THCS	B. Tiểu học	C. Mầm non	D. THPT
Câu 4: Để bảo hộ quyền bất khả xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và dân dự của công dân, nhà nước nghiêm cấp hình thức nào?
A. Truy bức	B. Truy cập	C. Cưỡng bức	D. Truy xét
Câu 5: Trường hợp nào pháp luật cho phép khám nhà, chỗ ở?
A. Khi cần phát hiện người bị truy nã	B. Khi cần phát hiện người bị dịch cúm H5N1
C. Khi cần phát hiện người bị thương	D. Khi cần phát hiện người bị rủi ro kinh doanh
Câu 6: “ Điều đó cũng có nghĩa là cấm không được xâm phạm tới thân thể người khác”.Đây là nội dung cụ thể của điều nào trong hiến pháp 1992?
A.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C. Quyền được học tập
D. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 7: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật?
A. Đánh bạn	B. Chửi bạn	C. Nói xấu bạn	D. Cả3ý trên
Câu 8: Đối với mỗi con người, điều gì là quý nhất?
A. Thân thể, tính mạng, tiền bạc, sức khoẻ, danh dự 
 B. Thân thể, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, thời gian
C. Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm 
 D. Tính mạng,danh dự, tiền bạc, sức khoẻ, thời gian
Phần2: Tự luận (8 điểm)
Câu 1:Trình bày quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?(3đ)
 Câu 2: Bài tập (5 đ) 
	Liên là chi đội trưởng lớp 6C, học giỏi, hát hay, được nhiều bạn yêu mến. Có một bạn nam ở lớp khác viết thư kết bạn với Liên. Nam đọc trộm được bức thư ấy. Nam đã kể cho các bạn trai trong lớp biết. Các bạn xì xào bàn tán, nói rằng: Liên là một bạn gái hư hỏng. Liên rất tức giận nhưng không biết phải làm gì để các bạn khác không nói xấu mình. Nam vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.
Hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ và việc bạn Nam làm? (1đ)
 Nếu em là Liên, em sẽ nói với Nam như thế nào? (2 đ)
 Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? (2 đ)
Trường THCS Ba Đình
Đề 2 thi học kì 2 môn GDCD 6
Họ và tên:.
Lớp:6.
Năm học 2010-2011
Thời gian: 45 phút
Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 đ)
Câu 1: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là nội dung cụ thể của điều nào trong Hiến pháp 1992?
A. Điều 71	B. Điều 72	C. Điều 73	D. Điều 74
Câu 2: Trường hợp nào sau đây bắt và giam giữ người theo đúng quy định của pháp luật?
A. Phạm tội quả tang	 B. Có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân
C. Có quyết định của toà án nhân dân D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Bậc học nào là bậc học nền tảng, cơ bản nhất?
A. THCS	B. Tiểu học	C. Mầm non	D. THPT
Câu 4: Để bảo hộ quyền bất khả xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm và dân dự của công dân, nhà nước nghiêm cấp hình thức nào?
A. Truy bức	B. Truy cập	C. Cưỡng bức	D. Truy xét
Câu 5: Trường hợp nào pháp luật cho phép khám nhà, chỗ ở?
A. Khi cần phát hiện người bị truy nã	B. Khi cần phát hiện người bị dịch cúm H5N1
C. Khi cần phát hiện người bị thương	D. Khi cần phát hiện người bị rủi ro kinh doanh
Câu 6: “ Điều đó cũng có nghĩa là cấm không được xâm phạm tới thân thể người khác”.Đây là nội dung cụ thể của điều nào trong hiến pháp 1992?
A.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
C. Quyền được học tập
D. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 7: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật?
A. Đánh bạn	B. Chửi bạn	C. Nói xấu bạn	D. Cả3ý trên
Câu 8: Đối với mỗi con người, điều gì là quý nhất?
A. Thân thể, tính mạng, tiền bạc, sức khoẻ, danh dự 
 B. Thân thể, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, thời gian
C. Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm 
 D. Tính mạng,danh dự, tiền bạc, sức khoẻ, thời gian
Phần2: Tự luận (8 điểm)
Câu 1:Trình bày quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín?(3 đ)
Câu 2: Bài tập (5đ):
	 Bà Minh cho chị Hà là sinh viên thuê một căn phòng để ở trong vòng 4 năm. Nghỉ hè, chị Hà về quê. Bà Minh đã mở khoá phòng chị Hà và cho thí sinh thi đại học ở trọ 3 ngày. Biết chuyện này, chị Hà đã trách bà Minh tự tiện vào phòng mình khi chị về quê. Bà Minh nói với chị Hà: Đây là nhà tôi, tôi có quyền vào bất cứ lúc nào, có quyền cho ai ở mà không phải hỏi ý kiến của ai cả.
Hỏi: Bà Minh làm như thế đúng hay sai? Vì sao? ( 1 đ)
 Nếu em là chị Hà, em sẽ nói với bà Minh như thế nào?( 2 đ)
 Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? ( 2 đ)
Đáp án
Phần 1: Trắc nghiệm (2đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.A
C
D
B
A
A
B
D
C
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Đề 1: 
Câu 1: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Câu 2: BT TH
Nhận xét: Nam làm như vậy là sai. Vì vi phạm pháp luật, đọc trộm thư của người khác ( điều 73- HP 1992: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín)
Nếu em là Liên, em sẽ làm: Nhắc Nam không nên nói xấu người khác; thưa cô giáo; nhắc Nam nếu còn tiếp tục nói xấu và xem trộm thư sẽ tố cáo với cơ quan pháp luật, 
Chúng ta cần làm: 
+ Biết tôn trọng thư tín, điện thoại, điện tín của ngwoif khác.
+ Không đọc trộm thư tín, điện tín; không nghe trộm điện thoại của người khác.
+ Biết tựbảo vệ quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình.
+ Lên án, phê phán và tố cáo các trường hợp làm trái với quy định của pháp lậut về quyền được bảo đảm an toàn, thư tín, điện tín.
Đề 2: 
Câu 1: Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là:
Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín hoặc điện tín của người khác.
Không được nghe trộm điện thoại. 
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
Câu 2: BTTH
Bà Minh làm như thế là sai. Bà đã xâm phạm tới chỗ ở tạm thời của chị Hà. Bà Minh đã vi phạm pháp luật căn cứ vào điều 73: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Chị Hà có thể nói với bà Minh: 
+ Đây là chỗ ở tạm thời của cháu. Nếu lần sau bác còn tự ý vào chỗ ở của cháu thì cháu sẽ tố cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
+ Góp ý với bác Minh, nhắc bác Minh lần sau không được tự ý vào chỗ ở của mình. Vì bác làm như vậy là sai, vi phạm pháp luật về chỗ ở của người khác.
+ Nếu bác còn làm như thế, cháu sẽ không trả tiền thuê nhà, cháu sẽ chuyển đi chỗ khác.
+
Chúng ta cần làm: 
+ Tôn trọng chỗ ở của người khác.
+ Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
+ Lên án, phê pháp và tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

File đính kèm:

  • docNội dung ôn tập môn GDCD 6.doc
Bài giảng liên quan