Đề 2thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi: vật lí, khối a

Câu 1:Phát biểu nào sau đây là saikhi nói vềnăng lượng dao động điện từtựdo (dao động riêng)

trong mạch dao động điện từLC không có điện trởthuần?

A. Năng lượng điện trường và năng lượng từtrường biến thiên điều hòa với tần sốbằng một nửa

tần sốcủa cường độdòng điện trong mạch.

B. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từtrường tăng.

C. Năng lượng điện từcủa mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ởtụ điện

và năng lượng từtrường tập trung ởcuộn cảm.

D. Năng lượng từtrường cực đại bằng năng lượng điện từcủa mạch dao động.

pdf8 trang | Chia sẻ: lalala | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi: vật lí, khối a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng không. Biết hằng số Plăng -34h = 6,625.10 J.s , điện 
tích nguyên tố bằng 1,6.10-19 C. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này có thể phát ra là 
A. 60,380.1015 Hz. B. 6,038.1015 Hz. C. 6,038.1018 Hz. D. 60,380.1018 Hz. 
Câu 37: Hạt nhân 1
1
A
Z X phóng xạ và biến thành một hạt nhân 22
A
Z Y bền. Coi khối lượng của hạt nhân 
X, Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Biết chất phóng xạ 1
1
A
Z X có chu kì bán rã là T. Ban 
đầu có một khối lượng chất 1
1
A
Z X , sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối 
lượng của chất X là 
A. 3 2
1
A
A
. B. 4 1
2
A
A
. C. 4 2
1
A
A
. D. 3 1
2
A
A
. 
Câu 38: Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động 
cùng phương với phương trình lần lượt là Au = asinωt và ( )Bu = asin ωt + π . Biết vận tốc và biên độ 
sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao 
thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ 
bằng 
A. a. B. 2a. C. 0. D. a
2
. 
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi 
trường)? 
A. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần. 
B. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó. 
C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây. 
D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa. 
Câu 40: Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc 104 
rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9 C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6 A thì 
điện tích trên tụ điện là 
A. 2.10-10 C. B. 4.10-10 C. C. 8.10-10 C. D. 6.10-10 C. 
 Trang 6/8 - Mã đề thi 761 
PHẦN RIÊNG __________ Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II __________ 
Phần I. Theo chương trình KHÔNG phân ban (10 câu, từ câu 41 đến câu 50): 
Câu 41: Khi tịnh tiến chậm một vật AB có dạng đoạn thẳng nhỏ dọc theo và luôn vuông góc với trục 
chính (A nằm trên trục chính) của một mắt không có tật từ xa đến điểm cực cận của nó, thì có ảnh 
luôn hiện rõ trên võng mạc. Trong khi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của 
mắt này thay đổi như thế nào? 
A. Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng. B. Tiêu cự giảm, góc trông vật tăng. 
C. Tiêu cự tăng, góc trông vật giảm. D. Tiêu cự giảm, góc trông vật giảm. 
Câu 42: Vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng, đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) 
của một thấu kính, tạo ra ảnh A1B1 = 4 cm rõ nét trên màn. Giữ vật và màn cố định, di chuyển thấu 
kính dọc theo trục chính đến một vị trí khác thì lại thu được ảnh A2B2 = 6,25 cm rõ nét trên màn. Độ 
cao vật AB bằng 
A. 5,12 cm. B. 1,56 cm. C. 25 cm. D. 5 cm. 
Câu 43: Một kính thiên văn quang học gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cự lần 
lượt là 1,2 m và 6 cm. Một người mắt không có tật, quan sát một thiên thể ở rất xa bằng kính thiên 
văn này trong trạng thái mắt không điều tiết có góc trông ảnh là 5’. Góc trông thiên thể khi không 
dùng kính là 
A. 0,5’. B. 0,25’. C. 0,2’. D. 0,35’. 
Câu 44: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10 cm, điểm cực viễn cách mắt 50 cm, đeo kính 
có độ tụ 2− điốp sát mắt thì nhìn rõ vật 
A. ở gần nhất cách mắt một đoạn 10 cm. B. ở xa vô cực nhưng mắt vẫn cần điều tiết. 
C. ở xa vô cực mà mắt không cần điều tiết. D. cách mắt 50 cm mà mắt không cần điều tiết. 
Câu 45: Nếu chùm tia sáng ló khỏi thấu kính phân kỳ mà hội tụ tại một điểm thì chùm tia tới thấu 
kính đó có đường kéo dài 
A. giao nhau ở sau thấu kính và giao điểm cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn độ lớn tiêu cự của 
thấu kính. 
B. giao nhau ở sau thấu kính và giao điểm trùng với tiêu điểm vật của thấu kính. 
C. giao nhau ở sau thấu kính và giao điểm cách thấu kính một khoảng lớn hơn độ lớn tiêu cự của 
thấu kính. 
D. song song với trục chính của thấu kính. 
Câu 46: Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) 
có chiết suất tuyệt đối n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần 
có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)? 
A. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1). 
B. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1). 
C. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1). 
D. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1). 
Câu 47: Một kính hiển vi quang học gồm vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 0,5 cm và 4 cm. 
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 20 cm. Một người mắt không có tật, có điểm cực cận 
cách mắt 25 cm, sử dụng kính hiển vi này để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác của kính khi ngắm 
chừng ở vô cực là 
A. 193,75. B. 250,25. C. 19,75. D. 25,25. 
Câu 48: Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh hai mặt cầu lồi, có chiết suất tuyệt đối n. Thấu kính này 
có độ tụ 
A. âm khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n’ > n. 
B. luôn dương, không phụ thuộc vào môi trường chứa thấu kính. 
C. dương khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n’ = n. 
D. âm khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n’ < n. 
 Trang 7/8 - Mã đề thi 761 
Câu 49: Cho một hệ hai thấu kính mỏng L1 và L2 đồng trục chính. L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 
cm. Trên trục chính, trước L1 đặt một điểm sáng S cách L1 là 8 cm. Thấu kính L2 đặt tại tiêu diện ảnh 
của L1. Để chùm sáng phát ra từ S, sau khi qua hệ là chùm song song với trục chính thì độ tụ của thấu 
kính L2 phải có giá trị 
A. 5
2
 điốp. B. 8
3
 điốp. C. 16
3
 điốp. D. 25
9
 điốp. 
Câu 50: Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ 
tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m, 
người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng 
A. 3C. B. 4C. C. C. D. 2C. 
Phần II. Theo chương trình phân ban (10 câu, từ câu 51 đến câu 60): 
Câu 51: Một thanh mảnh AB đồng chất tiết diện đều, chiều dài A , khối lượng m. Tại đầu B của thanh 
người ta gắn một chất điểm có khối lượng m
2
. Khối tâm của hệ (thanh và chất điểm) cách đầu A một 
đoạn 
A. 
6
A . B. 2
3
A . C. 
3
A . D. 
2
A . 
Câu 52: Một đĩa phẳng đang quay quanh trục cố định đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa với 
tốc độ góc không đổi. Một điểm bất kỳ nằm ở mép đĩa 
A. chỉ có gia tốc hướng tâm mà không có gia tốc tiếp tuyến. 
B. không có cả gia tốc hướng tâm và gia tốc tiếp tuyến. 
C. có cả gia tốc hướng tâm và gia tốc tiếp tuyến. 
D. chỉ có gia tốc tiếp tuyến mà không có gia tốc hướng tâm. 
Câu 53: Một vật rắn quay quanh một trục cố định đi qua vật có phương trình chuyển động 210 tϕ= + 
(ϕ tính bằng rad, t tính bằng giây). Tốc độ góc và góc mà vật quay được sau thời gian 5 s kể từ thời 
điểm t = 0 lần lượt là 
A. 10 rad/s và 25 rad. B. 5 rad/s và 35 rad. C. 5 rad/s và 25 rad. D. 10 rad/s và 35 rad. 
Câu 54: Người ta xác định tốc độ của một nguồn âm bằng cách sử dụng thiết bị đo tần số âm. Khi 
nguồn âm chuyển động thẳng đều lại gần thiết bị đang đứng yên thì thiết bị đo được tần số âm là 724 
Hz, còn khi nguồn âm chuyển động thẳng đều với cùng tốc độ đó ra xa thiết bị thì thiết bị đo được tần 
số âm là 606 Hz. Biết nguồn âm và thiết bị luôn cùng nằm trên một đường thẳng, tần số của nguồn 
âm phát ra là không đổi và tốc độ truyền âm trong môi trường bằng 338 m/s. Tốc độ của nguồn âm 
này là 
A. v ≈ 40 m/s. B. v ≈ 25 m/s. C. v ≈ 35 m/s. D. v ≈ 30 m/s. 
Câu 55: Một ròng rọc có trục quay nằm ngang cố định, bán kính R, khối lượng m. Một sợi dây không 
dãn có khối lượng không đáng kể, một đầu quấn quanh ròng rọc, đầu còn lại treo một vật khối lượng 
cũng bằng m. Biết dây không trượt trên ròng rọc. Bỏ qua ma sát của ròng rọc với trục quay và sức cản 
của môi trường. Cho momen quán tính của ròng rọc đối với trục quay là 
2mR
2
 và gia tốc rơi tự do g. 
Gia tốc của vật khi được thả rơi là 
A. g
2
. B. 2g
3
. C. g
3
. D. g. 
Câu 56: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ngẫu lực? 
A. Momen của ngẫu lực không có tác dụng làm biến đổi vận tốc góc của vật. 
B. Đối với vật rắn không có trục quay cố định, ngẫu lực không làm quay vật. 
C. Hợp lực của một ngẫu lực có giá (đường tác dụng) đi qua khối tâm của vật. 
D. Hai lực của một ngẫu lực không cân bằng nhau. 
 Trang 8/8 - Mã đề thi 761 
Câu 57: Một thanh mảnh đồng chất tiết diện đều, khối lượng m, chiều dài A , có thể quay xung quanh 
trục nằm ngang đi qua một đầu thanh và vuông góc với thanh. Bỏ qua ma sát ở trục quay và sức cản 
của môi trường. Mômen quán tính của thanh đối với trục quay là 21I = m
3
A và gia tốc rơi tự do là g. 
Nếu thanh được thả không vận tốc đầu từ vị trí nằm ngang thì khi tới vị trí thẳng đứng thanh có tốc độ 
góc ω bằng 
A. 2g
3A . B. 
3g
2A . C. 
g
3A . D. 
3g
A . 
Câu 58: Momen lực tác dụng lên vật rắn có trục quay cố định có giá trị 
A. không đổi và khác không thì luôn làm vật quay đều. 
B. dương thì luôn làm vật quay nhanh dần. 
C. âm thì luôn làm vật quay chậm dần. 
D. bằng không thì vật đứng yên hoặc quay đều. 
Câu 59: Trong sơ đồ của một máy phát sóng vô tuyến điện, không có mạch (tầng) 
A. phát dao động cao tần. B. khuếch đại. 
C. biến điệu. D. tách sóng. 
Câu 60: Một bàn tròn phẳng nằm ngang bán kính 0,5 m có trục quay cố định thẳng đứng đi qua tâm 
bàn. Momen quán tính của bàn đối với trục quay này là 2 kg.m2. Bàn đang quay đều với tốc độ góc 
2,05 rad/s thì người ta đặt nhẹ một vật nhỏ khối lượng 0,2 kg vào mép bàn và vật dính chặt vào đó. 
Bỏ qua ma sát ở trục quay và sức cản của môi trường. Tốc độ góc của hệ (bàn và vật) bằng 
A. 1 rad/s. B. 2 rad/s. C. 0,25 rad/s. D. 2,05 rad/s. 
----------------------------------------------- 
----------------------------------------------------- HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfDeVatliACt_M761.pdf