Đề án phát triển giáo dục - Đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức và coi đó “là quốc sách hàng đầu”, với quan điểm "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư có lợi nhất.". Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đã có thành tích nổi bật trong GD-ĐT, thành tích đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương. Bên cạnh những thành tích đạt được, GD-ĐT vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống hiếu học của quê hương, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, nhanh chóng khắc phục những khó khăn, hạn chế trong GD-ĐT thời gian qua, tạo bước phát triển đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời gian tới, UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Luật Giáo dục (2005), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và tình hình thực tế ở địa phương, xây dựng "Đề án về phát triển GD-ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo". Đề án sẽ đánh giá tình hình hiện nay, đề ra mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án phát triển giáo dục - Đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh số 29/2011/QĐ-UBND ngày 27/9/2011 của UBND tỉnh về Quy định một số chính sách đối với Trường Đại học Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015;
7.6. Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác chuyển đổi trường Mầm non bán công sang công lập theo Nghị quyết 115/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; xây dựng lộ trình tiếp tục chuyển đổi các trường MN bán công ở vùng miền núi, nông thôn và các xã, phường có mức sống thấp ở thành phố, thị xã còn lại sang công lập (theo tinh thần Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), phấn đấu hoàn thành trong năm học 2013-2014. 
7.7 Thực hiện nghiêm túc cơ chế học bổng, học phí, tín dụng cho học sinh, sinh viên vùng miền núi và thuộc diện chính sách xã hội; chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật học tập và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; cung cấp sách giáo khoa và học phẩm miễn phí, hoặc giảm giá bán sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc sinh hoạt và học tập tại các vùng cao, vùng sâu, vùng xa;
7.8. Xây dựng cơ chế định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề; các doanh nghiệp phải coi đào tạo nghề cũng là phát triển doanh nghiệp. 
7.9. Bố trí quỹ đất và kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - thiết bị cho Văn phòng Sở GD-ĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyên môn của một cơ quan quản lý với quy mô lớn trong tỉnh.
8. Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến
- Tiếp tục củng cố và tăng cường đầu tư đội ngũ, cơ sở vật chất Trường THPT Chuyên. Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQLGD cho trường THPT Chuyên. Tập trung đẩy mạnh việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. 
- Mỗi cấp học ở các địa phương cấp huyện xây dựng một trường điển hình tiên tiến nòng cốt để làm mô hình cho các đơn vị khác học tập, nhân rộng. 
- Tập trung đầu tư xây dựng trường Đại học Hà Tĩnh thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao của tỉnh và khu vực miền Trung. 
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, củng cố Trường CĐ Nghề Việt - Đức làm mô hình điểm trong khối các trường dạy nghề của tỉnh và khu vực miền Trung với chất lượng quốc gia và khu vực. 
9. Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2012
- Hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới trường học và các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 và tổ chức triển khai thực hiện; đặc biệt hoàn thành quy hoạch sắp xếp lại trường THCS liên xã phù hợp với quy hoạch nông thôn mới.
- Xây dựng đề án bổ sung và triển khai thực hiện việc đầu tư nâng cấp trường THPT Chuyên tỉnh để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhân tài;
- Hoàn thành khảo sát đánh giá việc thực hiện Đề án chuyển các trường mầm non bán công sang công lập đã được phê duyệt. Đồng thời xây dựng kế hoạch chuyển các trường mầm non bán công miền núi và vùng nông thôn còn lại sang công lập.
- Thành lập trung tâm GDTX-HN-DN huyện Lộc Hà;
- Sáp nhập trung tâm GDKTTH-HN-DN cấp huyện và Trung tâm GDTX cấp huyện thành Trung tâm GDTX-HN-DN cấp huyện và bổ sung chức năng dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề lao động nông thôn cho Trung tâm GDTX-HN-DN. 
- Sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng CBQLGD-GV vào Trung tâm GDTX tỉnh và bổ sung chức năng bồi dưỡng CBQLGD-GV cho Trung tâm GDTX tỉnh. 
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
	1. Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu về cơ sở vật chất trường học đến năm 2015
 Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các cơ sở giáo dục trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng và mua sắm bằng nhiều nguồn vốn, nhiều hình thức nên đã từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên tính đến hết năm 2010 vẫn còn 46 trường chưa đủ diện tích đất theo quy chuẩn (mầm non 42, THCS 4), thiếu 431 phòng học (mầm non 55 phòng, tiểu học 119 phòng, THCS 136 phòng, THPT 121 phòng) do đó có 75 trường phổ thông phải học 2 ca và một số trường mầm non đang phải học nhờ phòng tạm; 7% số phòng học hiện có đã xuống cấp; thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng đa năng, các công trình phụ trợ và các phương tiện dạy học, nhất là thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu và lạc hậu. Dự báo đến năm 2015 để huy động 35% trẻ em nhà trẻ và 100% trẻ em mẫu giáo thì các trường mầm non sẽ thiếu thêm 1.349 phòng học.
2. Dự toán chi
2.1. Chi thường xuyên: Theo dự toán hàng năm, ngân sách nhà nước cấp cho các trường công lập, hỗ trợ các trường ngoài công lập; thu đóng góp của người học và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Chi đầu tư giáo dục mầm non và phổ thông (kể cả mua sắm thiết bị dạy học): Tổng dự toán: 3.476.049 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư 3.123.930 triệu đồng, vốn thiết bị 352.119 triệu đồng (phụ lục 1); 
Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương 50%: 1.738.025 triệu đồng (trái phiếu, CTMTQG và các nguồn vốn khác); ngân sách địa phương 30%: 1.042.815 triệu đồng (tỉnh, huyện, xã); 20% thu học phí 60.000 triệu đồng và nguồn huy động đóng góp xã hội hóa 635.209 triệu đồng. 
2.3. Chi đầu tư các trung tâm GDTX-HN-DN, trung tâm dạy nghề: 398 tỷ đồng, (bằng vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác).
2.4. Chi đầu tư trường đại học, cao đẳng: 2300,5 tỷ đồng, (bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác). 
2.5. Chi đầu tư các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 760 tỷ đồng, (bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác). 
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về GD-ĐT trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Đề án để bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Đề án phù hợp với thực tiễn địa phương; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở GD-ĐT thực hiện tốt giáo dục thể chất, phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường, gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường đảm bảo an toàn, trong sạch, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở Tài chính tổ chức bố trí và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch hàng năm và cho từng giai đoạn của Đề án.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố, thị xã đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt: Ngân sách sự nghiệp GD-ĐT; các cơ chế, chính sách.
5. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở GD-ĐT thống nhất cơ chế, nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ giáo viên và đào tạo cán bộ quản lý, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong các giai đoạn; Phối hợp với Sở GD-ĐT, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tham mưu phân cấp quản lý giáo dục toàn diện đảm bảo quy định, phù hợp và hiệu quả cao.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ về phát triển, hoàn thiện mạng lưới cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo Đề án; Tham mưu, đề xuất các chính sách liên quan đến phát triển đào tạo nghề của tỉnh.
7. Sở Y tế: Chủ trì phối hợp Sở GD-ĐT, các sở ngành liên quan và UBND các huyện xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện tốt công tác y tế học đường, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao thể lực thế hệ trẻ tỉnh nhà. 
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT, Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố trong việc quy hoạch quỹ đất dành cho giáo dục.
9. Sở Xây dựng: Phối hợp Sở GD-ĐT trong công tác quản lý xây dựng cơ bản nhằm không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng các công trình trường học theo tiêu chuẩn; Rà soát quy hoạch xây dựng để điều chỉnh bổ sung các công trình, thiết chế giáo dục đào tạo phù hợp quy hoạch Ngành giáo dục.
10. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: 
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với GD-ĐT và vai trò, tầm quan trọng của GD-ĐT đối với công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội;
- Phối hợp với Sở GD-ĐT và các ngành chức năng của tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Đề án trên địa bàn; trước mắt tập trung xây dựng quy hoạch GD-ĐT cho địa phương, trên cơ sở đó có phương án quy hoạch đất và huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, các công trình trường học, trang thiết bị giáo dục đào tạo. Trong đó đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, ven biển và miền núi.
- Xúc tiến việc thành lập và hoàn thiện hệ thống các trường, cơ sở đào tạo nghề đã nêu trong Đề án, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở phổ thông, nhất là nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 
11. Các trường Đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo: Căn cứ Đề án để xây dựng kế hoạch phát triển của đơn vị, đảm bảo bền vững, chất lượng, đúng tiến độ về lộ trình theo kế hoạch.
12. Các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền kịp thời, thường xuyên đưa tin về những tấm gương điển hình về hoạt động giáo dục và đào tạo của tỉnh.
13. Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các ban, ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh: Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các ban, ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung của tỉnh./. 
 	 TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
	KT. CHỦ TỊCH	 	 PHÓ CHỦ TỊCH
	 Nguyễn Thiện

File đính kèm:

  • docde an tinh.doc
Bài giảng liên quan