Đề bài Trình bày những bài học lịch sử của phong trào duy tân cải cách ở Châu Á
Sự thành công hay thất bại của những cuộc cải cách không phải là sự ngẫu nhiên, mà do những điều kiện lịch sử bên trong và bên ngoài với những căn nguyên chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quy định. Vì vậy khi nghiên cứu các cuộc cải cách ta có thể rút ra được ngững bài học bổ ích.
Chào mừng thầy giáo và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 4Đề bài: trình bày những bài học lịch sử của phong trào duy tân cải cách ở Châu ÁSự thành công hay thất bại của những cuộc cải cách không phải là sự ngẫu nhiên, mà do những điều kiện lịch sử bên trong và bên ngoài với những căn nguyên chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quy định. Vì vậy khi nghiên cứu các cuộc cải cách ta có thể rút ra được ngững bài học bổ ích. Từ những phong trào duy tân cải cách ở Châu Á ta có thể rút ra những bài học sau:Bài học về sự lựa chọn mô hình và chiến lược phát triển:Lịch sử của các cuộc cải cách chỉ ra rằng xuất phát điểm của sự thành công ở ( Nhật Bản và Xiêm) hay thất bại ( ở Việt Nam, Mến Điện, Trung Quốc) nằm ở khả năng nhận thức của các nhà cầm quyền về xu hướng và tính tất yếu lịch sử trong việc lựa chọn mô hình và chiến lược phát triển.Tình trạng lúng túng, thiếu quyết đoán và chắp vá trong xây dựng chiến lược đất nước có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển, hoặc rơi vào tình trạng phát triển không bền vững.Bài học lịch sử từ lịch sử cải cách thời cận đại cho thấy, không thể khoanh tay ngồi chờ cho mô hình phát triển mới tự hình thành, càng không thể du nhập “nguyên mẫu” một mô hình phát triển nào đó từ bên ngoài vào mà phải biết áp dụng thành công các máy móc cũng như kinh nghiệm tiến bộ vào sao cho hợp với điều kiện kinh tế chính trị, xã hội trong nước.Bài học về vấn đề, sử dụng ngoại lực và phát huy nội lực.Mở cửa cải cách là học tập theo mô hình của chủ nghĩa tư bản phương Tây nhằm tranh thủ thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, sự giúp đỡ của các nước phương Tây, tức là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đẩy mạnh quá trình cận đại hóa. Trong quá trình đó rất cần sự tham gia cố vấn của các chuyên gia từ bên ngoài, phải vay mượn vốn của nước ngoài, áp dụng các thành tựu KHKT hay học tập những khinh nghiệm đi trước của họ để phát triển.Tuy nhiên cần phải nhận thức ngoại lực chỉ là một thứ đòn bẩy, một phương tiện chứ không phải là một cứu cánh. Trong khi sử dụng ngoại lực cần trú trọng phát triển nội lực để tạo ra nguồn Lực tại chỗ thay thế dần ngoại lực, nhằm tránh nguy cơ phụ thuộc nặng nề vào các nước bên ngoài.Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp để mở rộng đường cho những mầm mống kinh tế tư sản dân tộc trong nước phát triển, nhằm tạo ra một cơ sở vật chất xã hội làm chỗ dựa cho cải cách. Một nền kinh tế phát triển mạnh, là nhân tố căn bản nhất để xác định nền độc lập quốc gia về mọi phương diện.Bài học về nhịp điệu cải cách và phát triển:Nhịp điệu cải cách và tốc độ phát triển nhanh luôn là mục tiêu hàng đầu.Tuy nhiên những bước cải cách nóng vội, phiêu lưu với tốc độ quá nhanh sẽ đưa tới những hiểm học khôn lường như: sự tàn phá môi trường sinh thái, xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội, nguy cơ bạo loạn nội chiến và sự can thiệp từ bên ngoài.Cần có những lộ trình, chiến lược được xây dựng cẩn trọng và khoa học trong một sự điều hành thống nhất vì lợi ích chung của toàn dân tộc.Cải cách phải toàn diện:Khi tiến hành công cuộc cải cách đất nước cần phải tiến hành cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội khắc phục tối đa những mặt hạn chế của đất nước.Lấy phát triển giáo dục, phát triển nhân tố con ngườ làm trọng tâm của cải cách, xác định rõ giáo dục đào tạo và phát triển hoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu”. Cần có chiến lược đào tạo và sử dụng nhân tài.Cải cách là để tiến hành hội nhập quốc tế nhưng vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:Mục tiêu của các cuộc cải cách là đưa đất nước phát triển, tiến tới hội nhập với xu thế chung của thời đại nhằm tránh khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thức dân. Tuy nhiên cải cách là để hội nhập chứ không phải để hòa tan.Trong khi du nhập những tiến bộ khoa học kĩ thuật của phương Tây, đồng thời các quốc gia Châu Á cũng du nhập cả những giá trị văn hoá tư tưởng lối sống của các nước phương Tây. Có thể thấy rằng đó là những giá trị hết sức mới mẽ tiến bộ do đó nó có sức hấp dẫn rất lớn, nếu không nhận thức đầy đủ sẽ dẫn đến việc du nhập ào ạt không có chọn lọc,đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Những đặc trưng văn hoá truyền thống vẫn không bị biến mất đó là tiêu chí để đánh giá môt cuộc cải cách thành công. Muốn vậy cần phải triệt để phát huy những giá trị lịch sử văn hoá truyền thống với xu thế của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho công cuộc cải cách. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm rút ra từ một số cuộc cải cách ở Châu Á nữa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX, những bài học đó tuy là quá khứ nhưng ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa vẫn còn giá trị nhất định đối với các nước Châu Á.Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe
File đính kèm:
- bai hoc cua phong tao duy tan cai cach o chau a cuoi tk XIX dau tk XX.pptx