Đề cương Địa lý 6

1. Sông là gì? Nguồn cung cấp chủ yếu của sông?

- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Lưu vực sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho con sông.

2. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

3. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến Bắc và Nam ở những vĩ độ nào? Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các chí tuyến này vào các ngày nào?

- Chí tuyến Bắc ở vĩ độ 23027’B. Chí tuyến Nam ở vĩ độ 23027’N

- Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các chí tuyến này vào ngày Hạ chí (22-6) và ngày Đông chí (22-12)

4. Tại sao càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?

- Ở vĩ độ thấp góc chiếu của mặt trời xuống mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt. Càng lên vĩ độ cao góc chiếu của mặt trời xuống mặt đất càn nhỏ nên càng nhận được ít nhiệt. Vì vậy càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
1. Sông là gì? Nguồn cung cấp chủ yếu của sông?
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. 
- Lưu vực sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho con sông.
2. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
3. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến Bắc và Nam ở những vĩ độ nào? Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các chí tuyến này vào các ngày nào?
- Chí tuyến Bắc ở vĩ độ 23027’B. Chí tuyến Nam ở vĩ độ 23027’N
- Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các chí tuyến này vào ngày Hạ chí (22-6) và ngày Đông chí (22-12) 
4. Tại sao càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?
- Ở vĩ độ thấp góc chiếu của mặt trời xuống mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt. Càng lên vĩ độ cao góc chiếu của mặt trời xuống mặt đất càn nhỏ nên càng nhận được ít nhiệt. Vì vậy càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm
 5. Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? Nêu đặc điểm của tầng đối lưu.
- Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần: +Tầng đối lưu
	 + Tầng bình lưu
	 + Các tầng cao của khí quyển
- Tầng đối lưu: 
+ Là tầng nằm sát mặt đất, tối đa cao khoảng 16 km, tập trung khoảng 90% không khí
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình, cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm đi 0,60C )
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng như: mây, mưa, sấm, chớp,…
6. Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ Mặt Trời mạnh nhất) mà chậm hơn, tức là lúc 13h?
- Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa mà lại chậm hơn tức lúc 13h vì: Khi tia sáng Mặt Trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí mới làm cho không khí nóng lên. Vì vậy không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ Mặt Trời mạnh nhất) mà chậm hơn, tức là lúc 13h?
7. Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều
- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với lớp nước trên mặt Trái Đất
8. Dòng biển là gì? Có mấy loại dòng biển?
- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương.
- Có 2 loại dòng biển: + Dòng biển nóng
	+ Dòng biển lạnh
9. Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
- Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có 2 thành phần chính: + Thành phần khoáng
	+ Thành phần hữu cơ
- Chất mùn có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng trong lớp thổ nhưỡng
10. Độ phì của đất là gì? Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất ? 
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Đất tốt là đất có độ phì cao.

File đính kèm:

  • docdia ly 6.doc
Bài giảng liên quan