Đề Cương Giáo Dục Công Dân Học Kỳ I - THPT Nguyễn Thượng Hiền

1.- Chất: chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của SV và HT, tiêu biểu sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với SVHT khác

 - Lượng: Chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng. của SVHT

 So sánh

2. - Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:

 Trong một sự vật, hiện tượng lượng biến đổi trước (biến đổi dần dần, từ từ (tiệm tiến)).

 Khi sự biến đổi đạt tới một giới hạn nhất định thì làm cho chất biến đổi .

 Độ: Là giới hạn mà lượng thay đổi chưa làm chất thay đổi.

 Điểm nút: Là điểm giới hạn mà tại đó lượng thay đổi làm chất thay đổi.

 -Chất mới ra đời, lượng mới tương ứng:

  Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng (mang tính đột biến).

  Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng phù hợp. Vì vậy, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng.

Bài học : Trong học tập, rèn luyện và cả trong cuộc sống: Phải kiên trì, nhẫn nại; tránh những hành động nóng vội, nửa vời.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Giáo Dục Công Dân Học Kỳ I - THPT Nguyễn Thượng Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Đề Cương GDCD HKI
THPT Nguyễn Thượng Hiền
( Lưu hành nội bộ )
1.- Chất: chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của SV và HT, tiêu biểu sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với SVHT khác
 - Lượng: Chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng.. của SVHT
LƯỢNG
Biến đổi trước.
Biến đổi dần dần (tiệm tiến).
Tăng dần, giảm dần.
CHẤT
Biến đổi sau.
Biến đổi nhanh chóng (đột biến).
Chất mới ra đời.
 So sánh
2. - Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
Trong một sự vật, hiện tượng lượng biến đổi trước (biến đổi dần dần, từ từ (tiệm tiến)).
Khi sự biến đổi đạt tới một giới hạn nhất định thì làm cho chất biến đổi .
 Độ: Là giới hạn mà lượng thay đổi chưa làm chất thay đổi. 
 Điểm nút: Là điểm giới hạn mà tại đó lượng thay đổi làm chất thay đổi.
 -Chất mới ra đời, lượng mới tương ứng:
 ¯ Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng (mang tính đột biến).
 ¯ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng phù hợp. Vì vậy, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng.
Bài học : Trong học tập, rèn luyện và cả trong cuộc sống: Phải kiên trì, nhẫn nại; tránh những hành động nóng vội, nửa vời.
3. Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng: Sự biến đổi không ngừng về lượng của sự vật và hiện tượng dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng; khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước
4.- Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân SVHT kế thừa những yếu tố tích cực của SVHT cũ để phát triể SVHT mới.
 Đặc điểm: + Tính khách quan: Nguyên nhân phủ đinh nằm bên trong SVHT
 + Tính kế thừa: Cái mới ra đời từ cái cũ, giữ lại yếu tố tích cực. 
Phủ đinh siêu hình là sự phủ định tác động từ bên ngoài xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của SVHT.
5. So sánh 
Phủ định siêu hình:
Do tác động từ bên ngoài
Xóa bỏ sự tồn tại, phát triển của SVHT
Phủ định biện chứng:
Do sự phát triển của bản thân SVHT
Kế thừa yếu tố tích cực
6. Khuynh hướng phát triển của SVHT:
 Vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế, kế thừa cái cũ nhưng trình độ cao hơn.
 Bài học: + Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới.
 + Tin vào sự tất thắng của cái mới.
7. Nhận thức là quá trinh phản ánh SVHT à Bộ óc à Hiểu biết SVHT 
 - Nhận thức cảm tính: Do tiếp xúc trực tiếp của các giác quan à Hiểu biết về đặc điểm bên ngoài
 VD: nhận biết đc màu sắc mùi vị khác nhau của các chất 
 - Nhận thức lý tính: Là giai đoạn tiếp theo của nhận thức cảm tính, nhờ các tài liệu nhận thức cảm tính à Thao tác tư duy à Tìm ra bản chất, qui luật
 VD: qua thực nghiệm biết đc TCHH của các chất, cấu tạo của chúng
 Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
 Có 3 hình thức thực tiễn:
 + Hoạt động sản xuất vật chất. VD: hoạt động sản xuất chế tạo xe hơi, quần áo,thuốc
 + Hoạt độgn chính trị - xã hội. VD: Hoạt động ngoại giao, đàm phán, ASIA, NATO,Liên hợp quốc,
 + Hoạt động thực nghiệm khoa học. VD: Hoạt động thực hành và thí nghiệm , nghiên cứu con người,vũ trụ, sinh vật, Lý, Hóa, Sinh,
8. – Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: 
Mọi sự hiều biết của con người dù gián tiếp hoặc trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ sự tiếp xúc, tác động vào SVHT mà con người phát hiện ra thuộc tính bản chất của chúng.
Ví dụ: Từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về toán học 
Quá trình hoạt động thực tiễn là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan con người. Nhờ đó khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn
Ví dụ: Người thợ nhuộm do nhiều lần nhuộm quần áo đã có thể phân biệt 12 màu đen khác nhau
 - Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Thực tiễn đặt ra yêu cầu,nhiệm vụ, phương hướng cho nhật thức phát triển. Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề cần thiết cho nhận thức.
Ví dụ:Việt học tập đặt ra yêu cầu học sinh phaiỉ giải bài tập và học kiến thức mới, khó khi giải quyết đc những bài tập khó đó thì nhận thức của em sẽ đc nâng cao hơn
 - Thục tiễn là mục đích của nhận thức.
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó đc vận dụng vào thực tiễn. àMục đích cuối cùng của nhận thức là cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người
Ví dụ: Nhà bác học Điêzen đã viết giả thuyết về động cơ sử dụng chất thải công nghiệp làm nhiên liệu và giả thuyết của ông được ứng dụng để chế tạo ra các loại động cơ chạy dầu như bay giờ. 
 - Thục tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Chỉ có đem những tri thức thu nhận đc kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá đc tính đúng đắn hay sai lầm của chúng
Ví dụ: Bác Hồ đã cm: “ Không có gì hạnh phúc hơn độc lập và tự do”
Bài học: + Cần coi trong thực tiễn + Tránh lý luận suông học đi đôi với hành

File đính kèm:

  • docGDCD.doc
Bài giảng liên quan