Đề Cương Giới Thiệu Luật Bảo Vệ Môi Trường Năm 2005

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng.

Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi.

Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm.

Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều vấn đề môi trường bức xúc. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặt đến môi trường nước ta.

Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường.

Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết.

 

doc30 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề Cương Giới Thiệu Luật Bảo Vệ Môi Trường Năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Điều 120).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã bổ sung quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa (Điều 119), nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ môi trường.
13. Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường - bao gồm 4 điều (từ Điều 121 đến Điều 124) quy định trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ môi trường.
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu những quy định rõ ràng, cụ thể theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý chung và cơ quan chuyên môn. Khắc phục nhược điểm đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã tách quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường thành một chương riêng. Trong đó phân định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong bảo vệ môi trường. 
Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định rõ việc tổ chức cơ quan, bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn; các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
Quán triệt tư tưởng bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (Điều 124).
14. Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường - bao gồm 9 điều (từ Điều 125 đến Điều 134).
Mục 1. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường bao gồm 4 điều (Điều 125 đến Điều 129) quy định về trách nhiệm của thanh tra bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường và tranh chấp về môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường do Chính phủ quy định (Điều 125). Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường một cách cụ thể của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã (Điều 126).
Về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:
- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Bảo vệ môi trường quy định rõ nội dung tranh chấp về môi trường, các bên tranh chấp môi trường, việc giải quyết tranh chấp về môi trường. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 129).
Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 5 điều (Điều 130 đến Điều 134) quy định các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp về môi trường, vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng đã được đặt ra. Song Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định tương đối cụ thể vấn đề này làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại xảy ra trong thực tế.
Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. 
Đồng thời, Luật cũng quy định cụ thể việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm có: các mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích; xác định các thành phần môi trường bị suy giảm; việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường; cơ chế xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường (Điều 131).
Theo quy định tại Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện trên cơ sở tự thoả thuận của các bên. Trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau thì có thể thống nhất yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại toà án. 
Một biện pháp chế tài mới trong quản lý môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là việc bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường (Điều 134).
15. Chương XV. Điều khoản thi hành - gồm 2 điều (Điều 135 và Điều 136) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật này thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
Như vậy, so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật lần này có nhiều điểm mới, một số điểm mới chính có thể kể đến như sau:
1. Luật quy định một cách có hệ thống các hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực cho bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân. 
2. Các quy định của Luật đã ở mức khá chi tiết, cụ thể, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống nên có tính khả thi cao. Luật đã đáp ứng yêu cầu giảm số lượng các quy phạm giao Chính phủ quy định.
3. Quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân; phân công, phân cấp quản lý bảo vệ môi trường rõ ràng hơn; giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà đối với doanh nghiệp, người dân, thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước.
4. Cho phép áp dụng nhiều công cụ, biện pháp, chế tài “mạnh” có tính răn đe cao hơn, quy định các nguồn lực cụ thể cho bảo vệ môi trường cũng như tăng cường năng lực quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở nên hiệu lực thi hành của Luật được đảm bảo.
5. Xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm tạo cơ hội để mọi đối tượng có thể tham gia bảo vệ môi trường và huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho bảo vệ môi trường.
6. Có tính đến tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế cũng như nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về môi trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi toàn diện, cơ bản và có nhiều quy định mới, vì vậy việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến, tập huấn sâu rộng để mọi tổ chức, cá nhân hiểu đúng và đầy đủ các quy định của Luật, quyền và nghĩa vụ của mình là hết sức cần thiết;
2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật trước khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, bảo đảm các hướng dẫn đúng tinh thần của Luật, đồng bộ và không chồng chéo, trong đó có những nội dung quan trọng như: quy định về các nguồn lực thực hiện; phân công phân cấp trách nhiệm giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác...
3. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên làm tốt việc vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện tham gia hoạt động bảo vệ môi trường./.

File đính kèm:

  • docDecuonggioithieuLuatBVMT.doc