Đề Cương Giới Thiệu Luật Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh

Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh (Chỉ thị số 62-CT/TW ngày ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới, Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh), công tác giáo dục quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cấp, các ngành, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác về giáo dục quốc phòng và an ninh được nâng lên. Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh được triển khai thực hiện từ Trung ương đến cơ sở. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy được vai trò, chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: Việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có nơi chưa sâu, chưa đầy đủ; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh chưa toàn diện nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, chất lượng không cao. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc các Bộ, ngành Trung ương chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, phương pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó chất lượng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên có nơi còn thấp. Giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân chưa thường xuyên, chưa rộng khắp. Một số cơ quan thông tấn, báo chí chưa đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền về quốc phòng và an ninh. Hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, nhưng tính pháp lý chưa cao, còn nhiều vướng mắc và bất cập; chủ yếu mới được quy định ở những nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành; một số nội dung chưa tương thích với các quy định của Luật giáo dục, Luật quốc phòng, Luật an ninh quốc gia, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức nên trong quá trình tổ chức thực hiện gặp khó khăn. Mặt khác, pháp luật hiện hành chưa quy định việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho một số đối tượng là người quản lý ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã; chưa quy định rõ việc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng đặc thù; chưa xác định rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 3941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Giới Thiệu Luật Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Điều 21).
 - Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước không thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định về nội dung (tại Điều 19) và hình thức (tại Điều 20) nêu trên. Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người lao động. Để phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự, công an, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp phối hợp tổ chức thực hiện (Điều 22).
2.5. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh (Chương V)
Bao gồm các quy định về giáo viên, giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên; trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên; báo cáo viên; tuyên truyền viên; trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên.
- Giáo viên, giảng viên: Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái. Điều kiện để trở thành giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh là phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Luật giao Chính phủ quy định cụ thể trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành (Điều 23). 
Việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên, trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định cụ thể tại các Điều 24, Điều 25 của Luật này.
- Báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh: Báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, bao gồm: Lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương; lãnh đạo tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương của Bộ Quốc phòng; tổng cục, cục, vụ và tương đương của Bộ Công an, bộ, ban, ngành liên quan; lãnh đạo cấp tỉnh; lãnh đạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; lãnh đạo cấp xã; lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh; phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và phòng, ban huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; chuyên gia, nhà khoa học (Điều 26). 
Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh được Luật quy định như sau: Căn cứ tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 27).
Báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh có trách nhiệm và quyền lợi sau đây: Truyền đạt đúng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng; tham dự đầy đủ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn do cấp có thẩm quyền tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc; được cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2.6. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh (Chương VI)
Bao gồm các quy định về nguồn kinh phí, nội dung chi, lập dự toán, chấp hành và quyết toán trong giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm: kinh phí do Nhà nước bảo đảm, được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; kinh phí do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp bảo đảm thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật này; khoản kinh phí này được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật; các khoản thu hợp pháp khác (Điều 29). Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh được Luật quy định chi cho các nội dung: chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (Điều 30).
- Hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có kế hoạch bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
2.7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh (Chương VII).
Bao gồm các quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ: Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông và của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
- Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh:
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh. Quy định chương trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu; tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh và cấp chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Quản lý nguồn lực phát triển giáo dục quốc phòng và an ninh. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh:
Để bảo đảm quản lý công tác giáo dục quốc phòng và an ninh thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh trong phạm vi cả nước. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh tại địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Bộ: Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông và của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp được Luật giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cụ thể từ Điều 34 đến Điều 44.
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc quyền thực hiện quy định của pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh; thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh của Ủy ban nhân dân các cấp nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở.
2.8. Điều khoản thi hành (Chương VIII).
Bao gồm các quy định về hiệu lực thi hành, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1. Xây dựng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện các quy định của Luật
Để Luật giáo dục quốc phòng và an ninh đi vào cuộc sống, sớm phát huy hiệu lực, hiệu quả, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tích cực, chủ động xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật; chú trọng rà soát, đánh giá và tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản để bảo đảm phù hợp với Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo Luật giáo dục quốc phòng và an ninh và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tích cực triển khai xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng Luật.
2. Về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động tổ chức quán triệt, phổ biến, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và các đối tượng có liên quan về các nội dung được quy định trong Luật bằng hình thức phù hợp (tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật, xuất bản ấn phẩm hỏi đáp về Luật, giới thiệu nội dung của Luật trên các chuyên trang, chuyên mục của các phương tiện thông tin, truyền thông...).
Cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương tích cực đưa tin, bài tuyên truyền sâu rộng nhằm đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh./.

File đính kèm:

  • docDe cuong gioi thieu Luat giao duc quoc phong an ninh.doc