Đề cương giới thiệu luật phổ biến, giáo dục pháp luật

 
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL.

ppt73 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương giới thiệu luật phổ biến, giáo dục pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
trong chương trình giáo dục của từng cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, theo đó nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, phổ thông, cơ bản, thiết thực, đồng bộ và có hệ thống. Cụ thể là: - Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.Đối với hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện bằng 02 hình thức: (1) Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân và (2) Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.10. Trách nhiệm PBGDPL của cơ quan, tổ chức (mục 1 Chương III)Để bao quát toàn bộ các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm PBGDPL, nhằm huy động sức mạnh cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác PBGDPL, tại mục 1, Luật quy định trách nhiệm chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng thời quy định thêm trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề. Bên cạnh đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Luật quy định trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và gia đình.Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:	a) Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;	b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.UBND các cấp có trách nhiệm sau đây:	a) Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật;	b) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 	c) Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;	d) Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.Trách nhiệm của UBMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận	1. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật.	2. Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. 	3. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức mình.	4. Vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.	5. Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.Trách nhiệm của gia đình 	Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật; ông, bà, cha, mẹ có trách nhiệm giáo dục và tạo điều kiện cho con, cháu tìm hiểu, học tập pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.11. Về báo cáo viên pháp luật (Điều 35, Điều 36), tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia PBGDPL ở cơ sở (Điều 37)Báo cáo viên pháp luật 	Báo cáo viên pháp luật có vị trí rất quan trọng, giữ vai trò nòng cốt trong công tác PBGDPL. Nhằm luật hóa quy định về báo cáo viên pháp luật tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 quy định về báo cáo viên pháp luật và nâng cao vị trí, vai trò của đội ngũ này trong công tác PBGDPL, Luật PBGDPL quy định báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:	a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;	b) Có khả năng truyền đạt;	c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.Thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh;Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện.Khác với quy định hiện hành về tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP, Luật quy định tiêu chuẩn chung về trình độ cho các cấp báo cáo viên pháp luật (trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện). Có ý kiến cho rằng tiêu chuẩn của báo cáo viên pháp luật được quy định trong Luật là cao, hạn chế sự phát triển của đội ngũ này. Tuy nhiên, đa số ý kiến nhất trí quy định tiêu chuẩn của báo cáo viên pháp luật như trong Luật là cần thiết do việc PBGDPL đòi hỏi phải chuẩn xác, phù hợp với từng loại đối tượng. Vì vậy, một người để được công nhận là báo cáo viên pháp luật ngoài phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác và khả năng truyền đạt, cần phải có trình độ, kinh nghiệm, độ từng trải nhất định nhằm bảo đảm chất lượng PBGDPL và tạo được sự tin cậy của đối tượng được PBGDPL. Quy định về tiêu chuẩn báo cáo viên như trong Luật là mức tối thiểu để một người có thể được công nhận là báo cáo viên pháp luật. Đối với những người có kiến thức hoặc kinh nghiệm về pháp luật nhưng không đủ các điều kiện khác để được công nhận làm báo cáo viên pháp luật thì vẫn có thể tham gia PBGDPL với tư cách là tuyên truyền viên pháp luật hoặc là người được mời tham gia PBGDPL ở cơ sở (Điều 37 của Luật).	Tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia PBGDPL ở cơ sở 	Nhằm cụ thể hóa chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL quy định tại khoản 3 Điều 3, huy động đông đảo những người có kiến thức, hiểu biết pháp luật tham gia PBGDPL, Luật quy định về tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia PBGDPL ở cơ sở. Cụ thể tại Điềi 37 như:	1. Người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở. 	2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.	3. Tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật được cung cấp văn bản pháp luật; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.12. Các biện pháp bảo đảm cho công tác PBGDPL (Điều 40 và Điều 41)Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, Luật quy định các biện pháp bảo đảm: 	1. Về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất, phương tiện	2. Kinh phí cho công tác PBGDPL.Về tổ chức, cán bộ, phương tiện cho công tác PBGDPL, Luật giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm bố trí đủ cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật làm công tác PBGDPL phù hợp với nhu cầu PBGDPL trong lĩnh vực, địa bàn quản lý; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho công tác PBGDPL theo quy định của Chính phủ.Kinh phí PBGDPL của các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí PBGDPL cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ PBGDPL của năm sau, cơ quan, tổ chức xây dựng dự toán kinh phí PBGDPL và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của cấp mình trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Cụ thể hóa chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL, Luật quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PBGDPL theo quy định của pháp luật.Hiệu lực thi hành	Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012. 	Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

File đính kèm:

  • pptLUAT PBGDPLppt.ppt