Đề Cương Giới Thiệu Luật Trợ Giúp Pháp Lý
Để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách, Văn bản số 485/CV-VPTW ngày 31/5/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 Khoá VIII đã yêu cầu nghiên cứu thiết lập hệ thống dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước. Thực hiện chỉ đạo trên, ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/TTg thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Sau 8 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg, đã có 64 Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở cấp tỉnh, 938 Chi nhánh, Tổ trợ giúp pháp lý ở cấp huyện, với 483 Chuyên viên và 7.269 Cộng tác viên. Đã có trên 634.773 vụ việc được trợ giúp pháp lý và hàng chục triệu lượt người được tuyên truyền, giải đáp pháp luật.
Thực tiễn công tác trợ giúp pháp lý cho thấy đây là chính sách hợp lòng dân, phù hợp với đạo lý của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới; giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, thể hiện tính ưu việt của pháp luật và của chế độ ta.
Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế cũng như thực tiễn phát triển mạnh mẽ của công tác trợ giúp pháp lý, pháp luật hiện hành về trợ giúp pháp lý đã tỏ ra không còn phù hợp, đòi hỏi phải được pháp điển hoá, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể là:
Thứ nhất, trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách xã hội thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, đặc biệt là những người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt (người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa), nhưng đến nay vẫn chưa được thể chế hoá trong luật.
Thứ hai, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia công tác trợ giúp pháp lý. Nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ngày càng lớn, trong khi Nhà nước vẫn còn thiếu những cơ chế, chính sách để thu hút, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này, cũng như nâng cao trách nhiệm của hoạt động công vụ trong việc giải quyết các công việc của người dân.
Thứ ba, phần lớn nhu cầu trợ giúp pháp lý xuất phát từ cơ sở nhưng hiện nay, các tổ chức trợ giúp pháp lý mới chỉ được thành lập đến cấp tỉnh, mô hình trợ giúp pháp lý ở cấp huyện, xã chưa được xác định nên những người được trợ giúp pháp lý còn khó khăn trong việc tiếp cận với các tổ chức trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Đội ngũ luật sư còn mỏng, rất thiếu ở vùng sâu, vùng xa, trong khi pháp luật tố tụng chưa quy định việc các chuyên viên trợ giúp pháp lý của Nhà nước được tham gia tố tụng. Yêu cầu của cải cách tư pháp đòi hỏi phải tạo lập hành lang pháp lý bảo đảm cho người được trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nhất là khi vụ việc cần được giải quyết tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ năm, thiếu sự phân định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, các ngành, các cấp nên việc tham gia của các cơ quan này trong hoạt động trợ giúp pháp lý còn rất hạn chế, đặc biệt là trong việc giải quyết dứt điểm vụ việc trợ giúp pháp lý.
ệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Chương IV. Người thực hiện trợ giúp pháp lý. Chương này quy định về những người thực hiện trợ giúp pháp lý; Trợ giúp viên pháp lý; Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Luật sư; Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý và quyền, nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện trợ giúp pháp lý. Về người thực hiện trợ giúp pháp lý: Theo quy định của Luật này, Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý khi có đủ các tiêu chuẩn nhất định và được thực hiện đầy đủ các dịch vụ pháp lý: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Điểm mới trong các quy định của pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý là lần đầu tiên chuẩn hoá chức danh người thực hiện trợ giúp pháp lý trong các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, chuyển các chuyên viên trợ giúp pháp lý sang thành các Trợ giúp viên pháp lý sau khi chuẩn hoá các vấn đề liên quan đến bồi dưỡng kỹ năng trợ giúp pháp lý và có một thời gian nhất định làm công tác pháp luật. Việc hình thành đội ngũ này nhằm khắc phục tình trạng thiếu luật sư, tăng cường năng lực cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ được Luật giao, nhất là việc cử người tham gia tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý. Luật sư và tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc hoặc với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý là luật sư hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư) và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân còn tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý là tư vấn viên pháp luật làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được thành lập theo Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ. So với quy định hiện hành, Luật đã mở rộng phạm vi tham gia trợ giúp pháp lý của các luật sư, tư vấn viên pháp luật. Nếu như trước đây, những đối tượng này chỉ tham gia với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì với quy định mới này, họ có thể tham gia thông qua tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của Luật này thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây: - Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; - Người đang thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng. Cộng tác viên không phải là luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật. Khi tham gia trợ giúp pháp lý, cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng và chi phí hành chính theo quy định của pháp luật. Về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý: Luật Trợ giúp pháp lý cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý tại Điều 25, trong những quyền và nghĩa vụ này đáng chú ý là việc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý đối với một số trường hợp nhất định, cụ thể là: Người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thuộc diện người được trợ giúp pháp lý. Người được trợ giúp pháp lý cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc. Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã từng là người giải quyết vụ việc đó. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có người thân thích liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ... Để phù hợp với hoạt động nghề luật, Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính; - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực; - Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; Bị thu hồi Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật. Chương V. Phạm vi, hình thức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Nội dung của chương này tập trung vào các quy định liên quan đến phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Ngoài ra, các vấn đề như địa điểm tiếp người được trợ giúp pháp lý; yêu cầu trợ giúp pháp lý; thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý; chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý; kiến nghị thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý; hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý; lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý; từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cũng được quy định cụ thể trong chương này. So với các quy định hiện hành, Luật Trợ giúp pháp lý đã mở rộng hơn phạm vi các hình thức trợ giúp pháp lý. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được thực hiện tất cả các hình thức trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm: Tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện của đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác như tham gia hoà giải, giúp người được trợ giúp pháp lý thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và một số hoạt động khác. Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước giới hạn trong phạm vi các vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương trực tiếp yêu cầu hoặc vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương hoặc vụ việc trợ giúp pháp lý do các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác chuyển đến. Đối với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì được thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nhưng phải phù hợp với nội dung Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc (Điều 26). Chương VI: Quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý: Chương này quy định các vấn đề về nội dung quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; có trách nhiệm bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm về trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương (Điều 47). Chương VII. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp. Chương này quy định các nội dung như: Các trường hợp bị xử lý vi phạm, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm; các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý. IV. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Để bảo đảm cho Luật Trợ giúp pháp lý được thi hành nghiêm chỉnh ngay sau khi có hiệu lực, Quốc hội đã giao cho Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Cơ quan tư pháp các cấp chủ trì việc phổ biến, tuyên truyền Luật Trợ giúp pháp lý bằng các hình thức thích hợp để người dân sớm tiếp cận với các quy định của Luật này. 2. Ban hành các văn bản hướng dẫn: 2.1. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý. Điều 52 Luật TGPL quy định Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Để thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý 2.2. Ngoài ra, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan cần ban hành các văn bản quy định về: - Tổ chức, biên chế và cơ sở vật chất của Cục Trợ giúp pháp lý và các các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương; - Các tiêu chuẩn; chế độ, chính sách; tổ chức và hoạt động của người thực hiện trợ giúp pháp lý. - Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý; một số vấn đề về quản lý và hoạt động trợ giúp pháp lý. - Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý.
File đính kèm:
- A- Luat Tro giup phap ly 2006.doc