Đề cương: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2D qua phân môn Tập đọc
Trong Trường tiểu học cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn Tiếng Việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng được chia làm 6 phân môn: Tập đọc ( HTL) kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn. Các phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau, giúp học sinh có cơ sở vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Môn Tập đọc là một phân môn rất quan trọng nó chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình tiểu học.Phân môn này góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh ,kỹ năng đọc là một trong bốn kỹ năng quan trọng giúp học sinh học tốt các khác , là chìa khoá tiếp cận vớ kho tri thức loài người.Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh.Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đang thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Nhất là học sinh tiểu học,việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh đạt được nhiều thành công và cũng đã có không ít kinh nghiệm hay song bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Đặc biệt trong những năm gần đây thì việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngày càng được coi trọng hơn. Song thực tế ở các lớp, việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh chưa được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc. Giáo viên cũng đã tuân thủ đầy đủ các bước trong tiến trình giờ dạy như luyện đọc từ, luyện đọc câu, luyện đọc đoạn, bài . . . Song chất lượng mỗi bước đó thực sự chưa đạt hiệu quả như ý muốn.
Đề cương : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2D qua phân môn Tập đọc. I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.Lí do chọn đề tài. Trong Trường tiểu học cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn Tiếng Việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng được chia làm 6 phân môn: Tập đọc ( HTL) kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn. Các phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau, giúp học sinh có cơ sở vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Môn Tập đọc là một phân môn rất quan trọng nó chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình tiểu học.Phân môn này góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh ,kỹ năng đọc là một trong bốn kỹ năng quan trọng giúp học sinh học tốt các khác , là chìa khoá tiếp cận vớ kho tri thức loài người.Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh.Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đang thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Nhất là học sinh tiểu học,việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh đạt được nhiều thành công và cũng đã có không ít kinh nghiệm hay song bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Đặc biệt trong những năm gần đây thì việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngày càng được coi trọng hơn. Song thực tế ở các lớp, việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh chưa được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc. Giáo viên cũng đã tuân thủ đầy đủ các bước trong tiến trình giờ dạy như luyện đọc từ, luyện đọc câu, luyện đọc đoạn, bài . . . Song chất lượng mỗi bước đó thực sự chưa đạt hiệu quả như ý muốn. Một trong những nguyên nhân chất lượng rèn đọc chưa cao, đó là giáo viên luôn lo đảm bảo đủ thời gian cho một tiết dạy, đảm bảo đủ, kịp các bước trong tiến trình giờ dạy nên chưa có nhiều thời gian chú ý rèn luyện, uốn nắn cho học sinh những kĩ năng cần thiết. Xuất phát từ việc nhận thức về tầm quan trọng của phân môn và qua việc tìm hiểu kĩ năng đọc của học sinh tôi đã tìm ra cho mình một số biện pháp thực hiện việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc. I.2. Mục đích nghiên cứu. -Tìm ra biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm mục đích, nâng cao hiệu quả để giúp học sinh học tốt hơn môn tập đọc. Qua đó nâng cao năng lực đọc cho học sinh. I.3. Thời gian - địa điểm. I.3.1. Thời gian. Tháng 9/2008 viết đề cương Tháng 5/2009 viết hoàn thành đề tài I.3.2; Địa điểm. Trường Tiểu học Thị Trấn. I.3.3 . Phạm vi đề tài. I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2D qua phân môn Tập đọc. I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 2D " Trường Tiểu học Thị Trấn" I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát : 32 học sinh. I.4. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp điều tra . 2.Phương pháp quan sát. 3. Phương pháp đàm thoại. 4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. II. PHẦN NỘI DUNG II.1 Chương I: Tổng quan II.1.1. Cơ sở lí luận. Như phần đầu tôi đã trình bày phân môn tập đọc trong Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh. Nó giúp cho học sinh phát triển các kĩ năng như Đọc - nghe - nói - viết. Ngoài ra còn trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng. Biết ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Vì thế việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh là việc làm cần thiết. Nhưng trong thực tế rèn bằng cách nào để học sinh có thể đọc tốt. Điều đó đã làm tôi trăn trở trong nhiều năm. Trước thực tế của học sinh lớp tôi (lớp 2D năm học 2008 - 2009) tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn một số biện pháp hay có hiệu quả đưa vào tiết dạy giúp học sinh đọc đúng và học tốt môn tập đọc. II.2 Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu. II.2.1. Thực trạng về kĩ năng đọc của học sinh. Để nắm được khả năng đọc của từng học sinh, ngay từ thời gian đầu nhận lớp, bước vào tuần học thứ hai của năm học. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn tập đọc ở lớp 2D. Kết quả khảo sát như sau: Sĩ số học sinh: 32. Số học sinh phát âm sai tiếng, từ: 5 em Số học sinh đọc chưa đúng câu: 7em. Số học sinh đọc chưa đúng đoạn, bài: 8 em. Trong số 19 em đọc chưa đúng , có em đọc sai cả tiếng, từ,câu, đoạn bài. Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy 60 % học sinh đọc chưa đúng, chưa chuẩn. Còn 13 em đọc tương đối chuẩn và đọc chuẩn thì mới chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng và tương đối lưu loát. II.2.2. Đánh giá thực trạng II. 3 Chương III: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2D qua phân môn tập đọc II .3.1 Các biện pháp thực hiện: Để học sinh có các kỹ năng đọc trong bài tập đọc và hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện những biện pháp sau: (những biện pháp này được đan xen một cách phù hợp trong mỗi bước của tiến trình bài dạy trong khâu luyện đọc) cụ thể là: * Biện pháp 1: luyện cho học sinh làm chủ tia mắt Để tránh việc bỏ tiếng, thêm tiếng lạc dòng. Giáo viên nên dùng que chỉ để hướng dẫn các em khi đọc trên bảng ,khi đọc trong sách cũng cần dùng que chỉ để lướt từng từ từng dòng để đọc .Giáo viênnên dể học sinh tự đọc ,chỉ khi nào đọc chưa đúng mới phải sửa mẫu cho học sinh sau đó cho các em luyện đọc từ,câu dưới hình thức cá nhân đọc nối tiếp hau đến hết bài * Biện pháp 2: Luyện đọc đúng tức là phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác âm vị tiếng việt - Đọc đúng các phụ âm đầu: Học sinh có ý thức phan biệt rõ một số phụ âm dễ lẫn. Ví đụ như: s/x , l/n, ch/tr, d/r/gi. Chẳng hạn ''xấu hổ''chứ không đọc là ''sấu hổ'' đọc là ''hoa sim'' chứ không đọc là ''hoa xim''.. * Biện pháp 3 :Giáo viênchú trọng áp dụng các phương pháp trực quan vào giờ luyện đọcđể đạt hiệu quả cao Đây làphương pháp rất phù hợp với đặc điểm tư duy và tâm lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học Ở phương pháp này,giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan như giọng đọc , tranh ảnh vật thật,chữ viết ... để phục vụ bài dạy Biện pháp 4: Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh tìm hiểu bài đọc dựa trên việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. Trước khi tiến hanh bài mới,giáo viên yêu càu học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách : Đọc kỹ bài,trả lời câu hỏi dẫn dắt,gợi mở,giúp học sinh tìm tòi ,khám phá,chiếm lĩnh kiến thức,như vậy học sinh tìm hiểu bài nhanh và tiếp cận nội dung một cách nhẹ nhàng,không gò ép và không lạm dụng thời gian luyện đọc. Biện pháp 5:Vận dụng phương pháp luyện tập vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng ở giờ Tập đọc trên lớp và ở nhà Đây là phương phápchủ yếu ,sử dụng thường xuyên khi dạy tập đọc phương pháp này vận dụng linh hoạt vào giờ học,dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh thực hành, được rèn kỹ năng ,có ý thức kiểm tra và tự kiểm tra ngay kết quả tại lớp nhận xét rút kinh nghiệm */ Biện pháp 6: Rèn đọc cho học sinh mọi giờ và các phân môn Do đặc diểm học sinh tiểu học là các em dễ nhớ nhưng cũng mau quên , vì khả năng ghi nhớ của các em còn chậm. Nếu chỉ rèn trong giờ Tập đọc thì chất lượng chưa cao. Do vậy phải rènđọc thường xuyên liên tục chính vì vây chương trình và phương pháp mới cho phép giáo viên có đều kiện rèn đọc cho các em ở các phân môn khác. */ Biện pháp 6:Cần có sự bồi dưỡng ,quan tâm đén học sinh yếu kém Trong một lớp không phải tất cả học sinh đều có sức học như nhau, do vậy đối với học sinh yếu cần phải tìm ra nguyên nhân : - Trình độ học sinh tiếp thu chậm, do bộ máy phát âm các em chưa hoàn thiện ,do ảnh hưởng tiếng địa phương,dẫn đến việc dọc chưa đúng của học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu cụ thể có sự uốn nắn thường xuyên bằng các biện phápcụ thể như: - Rèn đọc cho học sinh yếu trong các giờluyện đọc - Phần công học sinh khá -giỏi kèm học sinh yếu - Khi đọc cần chú ý khyến khích những tiến bộ của học sinh - Kết hợp khuyến khích các em mượn báo truyện của thư viện đọc II.3.2.2: Kết quả thực nghiệm: III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận. III.2. Kiến nghị. Người viết đề cương Hoàng thị Cúc
File đính kèm:
- Hoang Cuc.doc