Đề cương ôn tập môn Địa lí kinh tế

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ

I. Địa lí Nông nghiệp

Câu 1: Phân tích vai trò nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Bài Làm

- Khái niệm nông nghiệp:

+ Nghĩa hẹp: là sự hợp thành của ngành trồng trọt và chăn nuôi

+ Nghĩa rộng: bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp

- Vai trò:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người

 

docx15 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Địa lí kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đường 
Cung cấp chất dinh dưỡng 
Câu 5: Cây ngô
Bài làm
Đặc điểm
Cây Ngô
Nguồn gốc
Nguồn gốc:
Còn được gọi là bắp hoặc bẹ, là 1 trong 3 cây lương thực quan trọng nhất của thế giới. 
Cách đây 7000-8000 năm cây ngô được người da đỏ trồng.Đến cuối tk XV người TBN đem ngô về trồng ở miền Địa Trung Hải, còn người Bồ Đào Nha đưa ngô vào trồng tại ĐNÁ.
Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm sinh thái: 
 Sinh ra ở vùng nhiệt đới, là cây ưa nóng, phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn.
 Ngô là cây dễ tính, dễ thích nghi với các dao động về khí hậu. Vì thế ngô được trồng khắp các lục địa.
Tình hình sản xuất và phân bố
Phân bố: khá rộng, trồng cả trên miền nhiệt đới , cận nhiệt và cả đới nóng. Trên thế giới có khoảng 8500 giống ngô.
Tình hình sản xuất: so với lúa mì cà lúa gạo thì sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh liên tục và ổn định. Ngô trồng nhiều với năng suất cao và sản lượng lớn tại các nước có ngành chăn nuôi phát triển.
Chỉ riêng Hoa Kì đã chiếm 40% sản lượng ngô toàn thế giới.
Vai trò và giá trị 
Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến ( Rượu ngô, xăng, ...)
Là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho người và vật nuôi
1 số bộ phận có vai trò chữa bệnh và làm chất đốt
 Là 1 loại ngũ cốc quan trrong đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa gạo
Câu 6: mía và củ cải đường
Bài làm
Đặc điểm so sánh
Mía
Củ cải đường
Nguồn gốc
Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới với hai nguồn gốc đầu là đảoTân Ghinê (phía Đông quần đảo Inđônêxia) và Ấn Độ, sau đó lan rộng toàn bộ khhu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương 
Sau đó được đưa sang châu Mĩ và châu Phi. Ngày nay,mía được trồng trên toàn bộ vành đai nhiệt đới 
Là tên gọi chung cho một số cây củ cải làm ra đường mà có gốc là loại củ cải biển 
Củ cải mọc hoang dại sau đó được thuần hoá thành cây 2 năm, cho năng suất rất cao.
Đặc điểm sinh thái
Là loại cây của vùng nhiệt đới, mía là cây quan trọng và phổ biến nhất 
Cây mía thuộc họ lúa và là cây thân thảo lớn, sống nhiều năm.
Trong thân cây có chứa 80-90% nước dịch, với hàm lượng đường 16-18% 
Cây mía dựoc trồng bằng ngọnvà được gọi là hom mía.từ hom mía các mầm non mọc lên và phát triển thành cây 
Cây mía đòi hỏi điều kiện nhiệt và ẩm rất cao 
Cây mía phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 30-35
Trong thời gian sinh trưởng cần phải đủ độ ẩm , thời kì mía chín thời tiết hanh khô thì mía sẽ đạt năng suất cao nhất 
Là cây lấy đường của các nước ôn đới và đất trồng phải giàu dinh dưỡng, thích hợp nhất là đất đen, đất phù sa, cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ
-80% NƯỚC CÒN CHỨA TỪ 15-19% ĐƯỜNG
Trong củ cải đường còn có chứa đạm, sắt canxi, vitamin B1, B2.
Được trông luân canh với lúa mì.
Tình hình phân bố
Tập trung ở các nước Tây âu (Pháp, đức) và Đông âu (Ucraina, LB Nga, Ba Lan), Hoa Kì,Thổ Nhĩ Kì
Năng suất
Mía dao động trong khoảng 30-50 tấn cây/ha tương đương với 3-5 tấn đường thô
Liên hệ
ở nước ta
- Cây mía có thể phát triển cả ở vùng núi, trung du lẫn ở đồng bằng từ Bắc vào nam 
-Các vùng trồng mía lớn nhất là: đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ 
Vai trò và giá trị của cây
- Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đường, công nghiệp giấy, rượu, gỗ ép, thức ăn cho con người và vật nuôi.
- Lượng đường sản xuất hàng năm của toàn thế giới là 90 triệu tấn, trong đó mía chiếm 60%
- Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đường
- Là thực phẩm cho con người trong các bữa ăn hàng ngày
- Là cây có khả năng chữa một số bệnh: ngăn ngừa ung thư, điều trị táo bón, cảm cúm...
II. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Câu 7: So sánh kinh tế hộ gia đình và trang trại 
Bài làm
Đặc điểm so sánh
Kinh tế hộ gia đình
Kinh tế trang trại
Nguồn gốc hình thành
Đặc điểm
Tác dụng
Câu 8: Vai trò của công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN.
Bài làm
Khái niệm công nghiệp: là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống.
a. Vai trò
- Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
Là ngành tạo ra khối lượng sản phẩm lớn
Cho năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn.
Vd: năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP ở Trung Quốc là 8.5% ( Công nghiệp là 17.3%). Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP là 7.2% ( Công nghiệp là 16%)
Các nước đang phát triển, công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội.
Vd: năm 2003, ngành công nghiệp chiếm 31% GDP của toàn thế giới
 + Đang phát triển: 36%
 + Phát triển: 30%
 + Việt Nam: 36.7%
- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Là chìa khóa thúc đẩy ( tác động trực tiếp) các ngành kinh tế phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, công nghiệp có vai trò quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.
→ Vừa tạo ra thị thường , vừa là điều kiện cần để phát triển nông nghiệp.
→ CN trực tiếp chế biến sản phẩm NN ( nâng cao giá trị của chúng và mở rộng thị trường tiêu thụ)
→ CN cung cấp yếu tố đầu vào cần thiết cho NN, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất ( tăng năng suất lao động, hạ giá thành, năng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm NN)
- Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp quản lí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội.
CN là ngành nhạy cảm với những tiến bộ KHKT. Áp dụng chúng vào tổ chức, quản lí và đều đạt được kết quả cao.
Công nhân được rèn luyện trong sản xuất tác phong riêng- tác phong công nghiệp.
- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.
CN phát triển → khai thác tài nguyên có hiệu quả
CN làm thay đổi sự phân công lao động.
Hoạt động CN làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn.
- Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm.
- Công nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Tăng nguồn ngân sách cho nhà nước, tăng tích lũy cho các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân.
Tích lũy năng lực khoa học và công nghệ của đất nước ( nguồn tài chính, nhân lực và trình độ khoa học công nghệ) trong cơ chế thị trường.
Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu hiện sự vững mạnh của nền kinh tế của 1 quốc gia. Công nghiệp hóa là con đường tất yếu ( các nước đang phát triển , công nghiệp hóa hiện đai hóa mới có thể thoát khỏi tình trạng lạc hậu đói nghèo)
b. các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- VTĐL
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, khí hậu và nguồn nước, các nhân tố khác.
- các nhân tố kinh tế xã hội
+ Dân cư và lao động
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ
+ Thị trường
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp
+ Dường lối phát triển công nghiệp 
Câu 10: công nghiệp năng lượng và công nghiệp cơ khí
Bài làm
Đặc điểm so sánh
CN Năng lượng
CN Cơ khí
Vai trò
Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản ở mỗi quốc gia trong nền sản xuất hiện đại.
Là động lực,nền tảng cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
Thu hút các ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng..
Là “quả tim” của ngành công nghiệp nặng, cái “máy cái” của nền sản xuất xã hội.
 Chuyển lao động cơ bắp sang lao động máy móc.
 Cải tạo, sử dụng và sử dụng tự nhiên, nâng cao mức sống cho con người.
 Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu sử dụng ( phân loại0
¹Năng lượng truyền thống(củi,gỗ) có xu hướng giảm.
Than đá ,dầu mỏ, khí đốt có xu hướng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
¹ Năng lượng nguyên tử,thuỷ điện có xu hướng giảm dần từ nửa sau TK XXI 
¹ các nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng tiềm tàng của nhân loại, dang có xu hướng phát triển mạnh.
Gồm các nguồn năng lượng như:
Năng lượng sinh khối.
Năng lượng mặt trời.
Năng lượng gió.
Năng lượng địa nhiệt.
1. Phân ngành cơ khí thiết bị toàn bộ.
Sản phẩm: 
- Sản xuất ra máy cái: máy tiện, máy phay, máy bào, đột dập.
- Máy phục vụ cho các ngành giao thông, năng lượng, nông nghiệp...
 Yêu cầu:
- Nhiều kinh loại.
- Trình độ kĩ thuật cao, lao động lành nghề.
 Tập trung: các vùng luyện kim tại các nước công nghiệp phát triển.
2. Phân ngành cơ khí máy công cụ
Cho giao thông vận tải: Ôtô, môtô, canô...
 Cho nông nghiệp: máy bơm, xay sát...
 Cho công nghiệp: máy dệt, may...
→ Có mặt ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển với mức độ khác nhau.
3. Phân ngành cơ khí hàng tiêu dùng
Sản phẩm: máy giặt, tủ lạnh, máy phát điện, động cơ điện loại nhỏ...
 xu hướng phát triển và phân bố:
- Sản phẩm chất lượng cao: các nước công nghiệp phát triển.
- Sản phẩm theo mẫu có sẵn, sửa chữa, lắp ráp: các nước đang phát triển.
4. Phân ngành cơ khí chính xác
 Sản phẩm: thiết bị y tế, quang học, thiết bị nghiên cứu, kĩ thuật điện, chi tiết máy của ngành hàng không, vũ trụ...
 Tập trung ở các nước công nghiệp phát triển do đòi hỏi sự đầu tư lớn về khoa học công nghệ, vốn, lao động kĩ thuật.
Tình hình sản xuất và phân bố
Cơ cấu tiêu thụ năng lượng rất khác nhau giữa các nước và nhóm nước.
Các nước phát triển tiêu thụ quá nửa tổng số năng lượng sản xuất ra trên thế giới
→ Các nước phát triển công nghiệp cơ khí chiếm 30- 40% giá trị sản xuất công nghiệp.
→ Trên thế giới, các vùng, các trung tâm công nghiệp cơ khí thường gắn liền với công nghiệp luyện kim.
III. ĐỊA LÍ DU LỊCH
Câu 11: kể tên 10 nước đón nhiều khách du lịch nhất thế giới
Bài làm
Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra danh sách 20 nước đứng đầu thế giới đón khách du lịch quốc tế năm 2010:
1. Pháp 81.9 million 
2. Tây Ban Nha 59.2 million 
3. Hoa Kì 56 million 
4. Trung Quốc 54.7 million 
5. Italy 43.7 million 
6. Anh 30.7 million 
7. Đức 24.4 million
8. Ukraine 23.1 million 
9. Thổ Nhĩ Kì 22.2 million 
10. Mexico 21.4 million 

File đính kèm:

  • docxĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ.docx
Bài giảng liên quan