Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 10 nâng cao - Trường THPT Nguyễn Huệ

1. Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s.Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:

 A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s

2. Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:

 A. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông B. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.

 C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Ném một cục đất sét vào tường.

3. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?

 A. J.s B. HP C. Nm/s D. W

4. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Mô men ngẫu lực có độ lớn là:

 A. 1N.m B. 0,5N.m C. 100 N.m D. 2N.m

5. Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát ,sau khi lên tới điểm cao nhất ,nó trượt xuống vị trí ban đầu.Như vậy trong quá trình chuyển động trên:

 A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0 B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0

 C. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0

6. Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây:

 A. kgm/s B. kgm.s C. kgm/s2 D. kgm2/s

 

doc6 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 14/04/2022 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 10 nâng cao - Trường THPT Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
rên mặt đất. Trong quá trình vật rơi : 
	A. Thế năng tăng 	B. Động năng giảm 
	C. Cơ năng không đổi 	D .Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất 
68. Một quả bóng đang bay với động lượng thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
	A. 0	B . -2 	C. 2 	D. 
69. Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng :
	A. 5 J 	B. 8 J 	C .4 J 	D. 1 J 
70. Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ? 
	A. 1 m 	B. 0,6 m 	C. 5 m 	D. 0,7 m 
71. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5 N vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy .
	A. v = 25 m/s 	B. v = 7,07 m/s	C. v = 15 m/s 	D. v = 50 m/s 
72. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
	A. 10. m/s	B. 10 m/s	C. 5. m/s 	D. Một đáp số khác 
73. Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ? 
	A. 0,7 m 	B. 1 m 	C. 0,6 m 	D. 5 m 
74. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc 60o. Hãy xác định vận tốc của mỗi mảnh đạn .
	A .v1 = 200 m/s ; v2 = 100 m/s ; hợp với một góc 60o .
	B. v1 = 400 m/s ; v2 = 400 m/s ; hợp với một góc 120o .
	C. v1 = 100 m/s ; v2 = 200 m/s ; hợp với một góc 60o .
	D. v1 = 100 m/s ; v2 = 100 m/s ; hợp với một góc 120o 
75. Một người nhấc một vật có khối lượng 1 kg lên độ cao 6 m. Lấy g = 10 m/s2. Công mà người đã thực hiện là: 
	A. 60 J 	B. 1800 J 	C. 1860 J 	D. 180 J 
76. Công thức áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ?
	A. Quá trình bất kì 	B. Quá trình đẳng nhiệt 	C .Quá trình đẳng tích 	D. Quá trình đẳng áp 
77. Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ? 
	A. p ~ 	B. 	C. V ~ 	D. V~ T 
78. Trong hệ tọa độ p - T đường đẳng tích có dạng ? 
	A. Đường thẳng song song với trục tung 	B. Đường hypebol 
	C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ 	D. Đường thẳng song song với trục hoành 
79. Trên đồ thị biểu diễn đường đẳng tích của hai lượng khí giống nhau. Kết luận nào là đúng khi so sánh các thể tích V1 và V2 ? 
p
O
T
V1
V2
	A. V1 = V2 	B. V1 V2 	D. V1 ~ V2 
80. Một xăm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2 atm. Hỏi xăm có bị nổ không khi để ở ngoài nắng nhiệt độ 40oC. Coi sự tăng thể tích của xăm là không đáng kể và xăm chỉ chịu được áp suất tối đa là 2,5 atm. 
A. Bị nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 = 4 atm > 2,5 atm 
B. Có thể nổ hoặc không nổ tùy thuộc vào vật liệu cấu tạo xăm 
C. Không nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 =1,87 atm < 2,5 atm 
D. Không nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 =2,13 atm < 2,5 atm 
81. Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2 dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 47oC. Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên tới 15 atm . Tìm nhiệt độ của hỗn hợp khí nén .
	A. 70,5oC	B. 207oC	C. 70,5 K 	D. 207 K
82. Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC và áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC và áp suất 1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3 . 
	A. 15,8 kg/m3	 B. 1,86 kg/m3	 C. 1,58 kg/m3	 D. 18,6 kg/m3 
V
O
T
1
2
83. Một khối khí có khối lượng không đổi chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 theo đồ thị như hình vẽ. Có thể kết luận gì về áp suất của khối khí ở hai trạng thái ? 
	A. p1 > p2 	B. p1 < p2 
	C. p1 = p2 	D. Không đủ dữ kiện để so sánh p1 và p2 
84. Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ? 
	A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn 	B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn 
	C. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn 	
	D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ 
85. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ? 
	A. DU = A với A > 0 	B. DU = Q với Q > 0 	C. DU = A với A < 0 	D. DU = Q với Q <0 
86. Hệ thức DU = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học 
	A. Áp dụng cho quá trình đẳng áp 	B. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt 
	C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích 	D. Áp dụng cho cả ba quá trình trên 	
87. Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí , biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J ? 
	A. DU = -600 J 	B. DU = 1400 J 	C. DU = - 1400 J 	D. DU = 600 J 
88. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí : 
	A. DU = 0,5 J 	B. DU = 2,5 J 	C. DU = - 0,5 J 	D. DU = -2,5 J 
89. Giá trị của Q , A , DU phải có giá trị như thế nào trong quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí lý tưởng như hình bên ? 
	A. DU = 0 ; Q > 0 ; A 0 ; Q = 0 ; A > 0 C. DU 0 ; A 0 
90. Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ? 
	A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định 	B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định 
	C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định 	D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định 
91. Hệ số đàn hồi của thanh thép khi bị biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh thép ? 
	A. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang 
	B. Tỉ lệ thuận với tích số độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh 
	C. Tỉ lệ nghịch với tích số độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh 	
	D. Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh
92. Một thanh nhôm và một thanh thép ở 0oC có cùng độ dài lo . Khi nung hai thanh tới 100oC thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5 mm. Tính độ dài lo . Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1 và của thép là 12.10-6 K-1 . 
	A. lo » 1500 mm 	B. lo » 500 mm 	C. lo » 417 mm 	D. lo » 250 mm 
93. Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50 mm có trọng lượng P = 68.10-3 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, biết hệ số căng mặt ngoài của nước là 72.10-3 N/m . 
	A. F = 22,6.10-2 N 	B. F = 1,13.10-2 N 	C. F = 9,06.10-2 N 	D. F = 2,26.10-2 N 
94. Một thanh thép dài 5 m có tiết diện ngang 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa. Để thanh dài thêm 2,5 mm thì phải tác dụng vào đầu còn lại một lực có độ lớn bằng bao nhiêu ?
	A. 15.107 N	B. 1,5.104 N	C. 3.105 N	D. 6.1010 N
95. Khi nói về độ ẩm tuyệt đối của không khí, câu nào sau đây đúng ? 
	A. Có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra kg ) của hơi nước có trong 1 m3 không khí 
	B. Có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí 
	C. Có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 m3 không khí 
	D. Có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra kg ) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí 
96. Trường hợp nào sau đây ta cảm thấy ẩm nhất ? 
	A. Trong 1 m3 không khí chứa 10 g hơi nước ở 25oC 	B. Trong 1 m3 không khí chứa 4 g hơi nước ở 5oC 
	C. Trong 1 m3 không khí chứa 28 g hơi nước ở 30oC 	D Trong 1 m3 không khí chứa 7 g hơi nước ở 10oC 
97. Làm biến đổi một lượng khí từ trạng thái 1 sang trạng thái 2, biết rằng ở trạng thái 2 cả áp suất và thể tích của lượng khí đều lớn hơn của trạng thái 1. Trong những cách biến đổi sau đây, cách nào lượng khí sinh công nhiều nhất ? 
	A. Đun nóng đẳng tích rồi đun nóng đẳng áp 	B. Đun nóng đẳng áp rồi đun nóng đẳng tích 
	C. Đun nóng khí sao cho cả nhiệt độ và áp suất của khí đều tăng đồng thời và liên tục từ trạng thái 1 tới trạng thái 2 
	D. Tương tự như C nhưng theo một dãy biến đổi trạng thái khác C 
98. Khi một vật chuyển đđộng có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của ngoại lực tác dụng được tính bằng biểu thức nào ? 
	A. 	B. 	C. 	D. 
99. Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu ? 
	A. 250 J 	B. 1000 J 	C. 50000 J 	D. 500 J 
100. Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30o . Lấy g = 10 m/s2 
	A. 17,32 m/s 	B. 2,42 m/s	C. 3,17 m/s 	D. 1,78 m/s 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_li_lop_10_nang_cao_truong_thpt_nguye.doc
Bài giảng liên quan