Đề cương ôn thi học kỳ II năm học: 2013 – 2014

A. Lý thuyết:

Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Câu 2: Nêu 2 đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.

Câu 3: Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động cảu các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

Câu 4: Nhiệt năng của một vật là gì? Khi độ của một vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?

Câu 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ ở mỗi cách.

Câu 6: Nêu nguyên lí truyền nhiệt của các chất?

Câu 7: Khi cọ xát miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng Có thể nói miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?

B. Bài tập

1/ Để đun nóng 0,5 lít nước từ 20oC lên 80oC cần bao nhiêu nhiệt lượng? (Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K)

2/ Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 250C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên. Biết nhiệt dung riêng của Nhôm là c1=880 J/kg.K, của nước là c2=4200 J/kg.K.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ II năm học: 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2013 – 2014.
A. Lý thuyết:
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Nêu 2 đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.
Câu 3: Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động cảu các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
Câu 4: Nhiệt năng của một vật là gì? Khi độ của một vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
Câu 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ ở mỗi cách.
Câu 6: Nêu nguyên lí truyền nhiệt của các chất?
Câu 7: Khi cọ xát miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng Có thể nói miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?
B. Bài tập
1/ Để đun nóng 0,5 lít nước từ 20oC lên 80oC cần bao nhiêu nhiệt lượng? (Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K) 
2/ Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 250C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên. Biết nhiệt dung riêng của Nhôm là c1=880 J/kg.K, của nước là c2=4200 J/kg.K.
3/ Một HS thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước ở 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC(Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K)
a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt ?
b) Tính nhiệt lượng nước 
c) Tính nhiệt dung riêng của chì
4/ Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100oC vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ và nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? (Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K)
5/ Một nhiệt lượng kế chứa 2l nước ở nhiệt độ 15oC. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 100oC(Biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K).
6/ Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 Kg . Tính lượng dầu hỏa cần dùng, biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng dầu hỏa tỏa ra làm nước nóng và ấm ( lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.k, của nhôm là 880 J/ Kg.k , năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/Kg.
7/ Đổ 3 loại nước có khối lượng và nhiệt độ ban đầu lần lượt là. m1=2kg, m2=2kg, m3=1kg, t1=300C, t2=200C, t3=100C vào một bình nhiệt lượng kế.
	a. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt
	b. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nhiệt độ của hỗn hợp trên tăng lên tới 300C, biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K.
	c. Tính lượng củi khô cần thiết để có được lượng nhiệt lượng trên. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là q=107 J/kg.
ĐÁP ÁN
A. Lí thuyết
Câu 1: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Câu 2: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách.
Câu 3: Nhiệt độ cảu vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 4: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 5: Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt ( Ví dụ HS tự tìm)
Câu 6: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Câu 7: Không. Vì đây không phải là hình thức truyền nhiệt, mà là quá trình thực hiện công.
B. Bài tập
1/
Tóm tắt:
m=0,5l=0,5kg, t1=20oC, t2=80oC,
c=4200J/kg.K
Q= ? 
 Nhiệt lượng cần để đun nóng 5 lít nước
 Q = mc(t2 – t1)
 = 0,5.4200.(80 – 20)
 =126000J
2/
Tóm tắt
Giải
m1=0,5 kg
m2=2 kg
t1=250C
t2=1000C
c1=880 J/kg.K, 
c2=4200 J/kg.K
Q=?
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho âm nhôm để nhiệt độ tăng từ 250C tới khi sôi là:
Q1= m1 c1(t2- t1)=0,5.880.(100-25)=33000J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước để nhiệt độ tăng từ 250C tới khi sôi là:
Q2= m2 c2(t2- t1)=2.4200.(100-25)=630000J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nhôm và nước để nhiệt độ tăng từ 250C tới khi sôi là:
Q= Q1 + Q2= 33000+630000=663000J
3/
Tóm tắt:
 m1=300g=0,3kg, t1=100oC
 m2=250g=0,25kg, t2=58,5oC
 t=60oC
a) Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt
b) Q= ?
c) c= ?
 a) Nhiệt lượng cuối của chì cũng là nhiệt lượng cuối của nước bằng 60oC
 b) Nhiệt lượng nước thu vào
 Q=m1c1(t-t1)=4190.0,25(60-58,5)
 = 1571,25J
 c) Nhiệt lượng trên cũng là của chì tỏa ra, do đó nhiệt dung riêng của chì là:
Q=m2c(t2-t) → c =Q/m2(t2-t)
 =1571,25/0,3.40
 = 130,93J/kg.K
4/
Tóm tắt:
m1=600g=0,6kg, t1=100oC, m2=2,5kg
t=30oC, c1=380J/kg.K, c2=4200J/kg.K
Δt2=?, t2=?
Nhiệt lượng tỏa ra của đồng
Q1=m1c1(t1 – t)=0,6.380.(100 – 30)=15950 (J)
Nhiệt lượng thu vào của nước
Q2=m2c2Δt2=2,5.4200.Δt2=10500Δt2 (J)
Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên:
 Q1=Q2 ↔ 15960=10500.Δt2 → Δt2 = 1,5oC
Mặt khác ta có: Δt2=t – t2 
 → t2=t – Δt2=30 – 1,5=28,5oC
Vậy nước nóng lên thêm 1,5oC và nhiệt độ ban đầu của nước là 28oC
5/
Tóm tắt:
 m2=2kg, t2=15oC, 
 m1=500g =0,5kg, 
c1= t1=100oC
t= ?
Nhiệt lượng quả cân tỏa ra
 Q1=m1c1(t1-t)= 0,5.368.(100-t)
 Nhiệt lượng nước thu vào
 Q2=m2c2(t-t2)= 2.4186(t-15)
 Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên
 0,5.386.(100-t)=2.4186(t-15)
 → t = 16,82oC
6/ 
m1=2 kg
m2=0,5 kg
t1=200C
t2=1000C
c1=4200 J/kg.K, 
c2=880 J/kg.K
q = 44.106J/kg
m=?
- Nhiệt lượng cần để đun sôi nước
Q1=m1.C1.= 2.4200.80=672000J
- Nhiệt lượng cần để đun nóng ấm 
Q2=m2.C2.= 0,5.880.80=35200J
Nhiệt lượng để đun nóng nước và ấm là
Q=Q1+Q2= 672000+35200=707200J
Nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra
Lượng dầu hỏa cần thiết
7/
Tóm tắt
Giải
m1=2kg, t1=300C
m2=2kg, t2=200C
m3=1kg, t3=100C
t’=300C, 
c=4200J/kg.K
q=107 J/kg
a/ t=?
b/ Q=?
c/ m=?
a/ - Nhiệt lượng do nước 300C tỏa ra được tính theo công thức: Q1= m1 c(t1- t)=2.c.(30-t)
- Nhiệt lượng do nước 200C thu vào được tính theo công thức: Q2= m1 c(t- t2)=2.c.(t-20) 
 - Nhiệt lượng do nước 100C thu vào được tính theo công thức: Q3= m3 c(t- t3)=1.c.(t-10)
- Theo PTCBN ta có.
Q1= Q2 +Q3 => 2.c.(30-t)= 2.c.(t-20)+ c.(t-10) => t=220C
b/ Khối lượng hỗn hợp nước sau khi cân bằng nhiệt là:
 M= m1 +m2 +m3= 2+2+1=5kg
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho âm nhôm để nhiệt độ tăng từ 220C tới 300C là:
Q= M. c.(t’- t)=5.4200.(30-22)=168000J
c, Áp dụng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra ta được:
Q=m.q => m=Q/q = 168000/107 = 0,0168 kg

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II Vật Lý 8.doc
Bài giảng liên quan