Đề cương Ôn thi môn Văn Trung học Phổ thông - Lớp 12

Phong cách nghệ thuật

 1. Phong cách nghệ thuật là một cái nhìn mới mẻ, khám phá và độc đáo có tính phát hiện đối với đời sống. Cái nhìn mới mẻ ấy được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn riêng, vẻ đẹp riêng của mỗi nhà văn.

Nhà văn có thực tài mới có phong cách. Phong cách chỉ có thể được định hình qua hàng loạt tác phẩm xuất sắc. Phong cách của nhà văn vừa thống nhất vừa đa dạng, phát triển tạo nên cây bút đa phong cách.

 2. Từ “Vang bóng một thời” đến “Sông Đà”, “Tờ hoa”, “Trong hoa”, - phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là uyên bác, tài hoa, độc đáo.

 Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị thống nhất trong cảm hứng lý tưởng, Tổ quốc, nhân dân, về niềm vui lớn cách mạng, và ân tình thủy chung. Sâu sắc về lý trí, dào dạt về tình cảm, ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha. Có lúc như dân ca. Có lúc như thơ Kiều, có lúc nghe như Thơ mới.

 Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách. Viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt, thống nhất trong tính giản dị, hồn nhiên, thâm thuý. Truyện ký thì sắc sảo, hóm hỉnh. Thơ chữ Hán giàu chất Đường thi. Thơ chúc tết thì dân dã, dễ hiểu. Văn chính luận rất khúc chiết. đanh thép, hùng hồn. Cảm hứng yêu nước thương dân là cảm hứng chủ đạo trong văn thơ của Người. Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội là đề tài nhất quán trong tác phẩm Hồ Chí Minh.

 

doc84 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Ôn thi môn Văn Trung học Phổ thông - Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Vania lớn lên vào học một trường ổn định thì Xôcôlốp “mới có thể ở yên một chỗ”. Anh đang chịu đựng và vượt qua số phận bằng tình thương của người bố đối với đứa con.
    Cuộc gặp bất chợt với “hai con người côi cút” và câu chuyện đau lòng của họ đã để lại trong lòng tác giả bao nỗi buồn thấm thía, nhưng ông vẫn tin vào dũng khí và lòng nhân ái của người Nga, vẫn tin vào tương lai, cho dù bão tố chiến tranh có thổi bạt họ tới những miền xa lạ. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”.
    Truyện “Số phận con người” có kết cấu “truyện lồng trong truyện” đã tô đậm những đau khổ, những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Xôcôlốp, khắc họa đậm nét tính cách và tâm hồn Nga, đem đến cho người đọc nhiều xúc động thấm thía về số phận con người trong chiến tranh và thời hậu chiến.
    Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển hình và chân thực, tác giả đã mô tả mặt thật của chiến tranh , ca ngợi người lao động bình thường trong cuộc đời, anh binh nhì trong máu lửa, người cha trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn thời kỳ sau chiến tranh. Qua nhân vật Xôcôlốp, người đọc cảm nhận được những ý tưởng sâu sắc mà Sôlôkhốp gửi gắm qua kiệt tác này: Với lòng dũng cảm mà con người vượt qua những thử thách chiến tranh; với lòng nhân ái có thể làm dịu bớt nỗi đau mà chiến tranh gieo rắc, để lại. Đoạn trữ tình ngoại đề làm cho cảm hứng nhân đạo thêm lung linh chói sáng.
    Nhân dân Việt Nam vừa trải qua 30 năm chiến tranh. Hình ảnh Xôcôlốp rất gần gũi với mỗi chúng ta. Nhân vật này rất sống, rất đáng thương nhưng vô cùng cao đẹp xứng đáng được mọi người yêu mến, cảm phục.
III- Ki ểu s áng t ác v à phong c ách ngh ệ thu ật:
Kiểu sáng tác
    1. Kiểu sáng tác văn học là những kiểu văn học xuất hiện trong từng thời đại và từng trào lưu văn học. Mỗi kiểu sáng tác văn học thể hiện một phương thức cảm nhận đời sống, một kiểu nhà văn, kiểu thể loại, một phương thức biểu hiện gắn với kiểu tự ý thức của con người.
    2. Có 3 kiểu sáng tác văn học: kiểu sáng tác thần thoại, kiểu sáng tác truyền thống và kiểu sáng tác hiện đại.
    a. Kiểu sáng tác thần thoại là sáng tác chưa tự giác, là sản phẩm tinh thần của thời đại nguyên thủy, khi con người chưa phân biệt với thiên nhiên, tác giả là tập thể. Nó gắn liền với lễ hội, của cộng đồng. Nàng Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, Bà Nữ Oa đội đá vá trời, Hêraklét lập 12 chiến công
    b. Kiểu sáng tác truyền thống bao gồm những sáng tác cổ đại và sáng tác văn học trung đại. Đó là những sáng tác dựa trên các quy tắc chung, phương tiện chung, được kế thừa và phát triển từ đời này sang đời khác. Kiểu sáng tác cổ đại chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu tư duy quyền uy thần thoại. Đam Săn gọi Trời bằng cậu, lấy Hnhí và Hbhí theo tục nối dây, chặt cây Thần, đi bắt nữ thần Mặt Trời. Sử thi Đam Săn, Ihát và Ôđixê, Ramayana, tiêu biểu cho kiểu sáng tác cổ đại. Kiểu sáng tác trung đại hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến. Các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, các phạm trù đạo lý quy phạm như trung thần với nghịch tử, quân tử với tiểu nhân, anh hùng, tài tử, mĩ nhân, v.v được thể hiện dưới những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ định hình, trở thành chuẩn mực. Cáo, hịch, phú, thơ Đường, v.v là những sáng tác trung đại, “Sử ký” của Tư Mã Thiên, thơ Lý Bạch, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, là những tác phẩm thuộc kiểu sáng tác truyền thống.
    c. Kiểu sáng tác hiện đại: trong văn học phương Tây khởi đầu từ thời Phục hưng, phát triểu trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội loại người đương đại. Kiểu sáng tác hiện đại bao gồm nhiều trào lưu văn học nối tiếp hoặc đồng thời xuất hiện.
    Trào lưu văn học là khuynh hướng sáng tác của các nhà văn cùng có chung một cương lĩnh, mục đích, niềm tin và nguyên tắc sáng tác. Văn học phục hưng, Văn học cổ điển chủ nghĩa, Văn học lãng mạn chủ nghĩa, Văn học hiện thực chủ nghĩa là những trào lưu văn học tiêu biểu nhất
    - Văn học phục hưng: lên án thần quyền, bạo lực trung cổ, ca ngợi tự do, nhân đạo, tình yêu, khẳng định vẻ đẹp của bản tính tự nhiên, vật chất của con người. Kịch của Secxpia, Đônkihôtê của Xecvantex, bộ truyện Gacgăngchuya và Păngtagruyen của Rabơle là tiếng cười hả hê, sảng khoái của đời sống thân xác là những kiệt tác của Văn học phục hưng.
    - Văn học cổ điển chủ nghĩa: xuất hiện ở Pháp và Tây Âu trong thế kỷ 17. Văn học cổ điển chủ nghĩa coi những con người đặt lý trí lên trên tình cảm riêng tư, chiến thắng dục vọng thấp hèn, coi nhẹ lợi ích và danh dự của dòng dõi và quốc gia là đẹp nhất, lý tưởng nhất, Kịch của Coocnây, kịch của Môlie tiêu biểu nhất cho văn học cổ điển chủ nghĩa.
    - Văn học lãng mạn chủ nghĩa cảm nhận sâu sắc sự đối lập gay gắt giữa thực tại và lý tưởng, chỉ rõ sự bất mãn với thực tại bế tắc là không có lối thoát, ca ngợi niềm khao khát vươn tới trong mộng ảo hoặc thiên nhiên, Văn học lãng mạn chủ nghĩa phát triển ở Tây Âu trong 2 thế kỷ 18, 19. Thi sĩ Lamactin, văn hào Huygô (Pháp), nhà thơ Bairơn (Anh), thi hào Puskin (Nga) là những tên tuổi tiêu biểu cho trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa. Ở Việt Nam ta, tự lực văn đoàn với các nhà thơ nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Xuân Diệu, là những văn sĩ của trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945.
    - Văn học hiện thực chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu trong thế kỷ 19. Nó cảm nhận thế giới khách quan qua các chi tiết cụ thể, xác thực; khẳng định quy luật của môi trường xã hội đối với bản chất con người, miêu tả đời sống nội tâm như một quá trình có nảy sinh phát triển và biến đổi. Tính hiện thực chân thực là thước đo giá trị tác phẩm văn chương. Banzắc (Pháp), Đickenx (Anh), Sêkhốp (Nga), v.v là những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa. Ở Việt Nam ta, các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, là những nhà văn hiện thực 1930 – 1945.
Phong cách nghệ thuật
    1. Phong cách nghệ thuật là một cái nhìn mới mẻ, khám phá và độc đáo có tính phát hiện đối với đời sống. Cái nhìn mới mẻ ấy được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn riêng, vẻ đẹp riêng của mỗi nhà văn.
Nhà văn có thực tài mới có phong cách. Phong cách chỉ có thể được định hình qua hàng loạt tác phẩm xuất sắc. Phong cách của nhà văn vừa thống nhất vừa đa dạng, phát triển tạo nên cây bút đa phong cách.
    2. Từ “Vang bóng một thời” đến “Sông Đà”, “Tờ hoa”, “Trong hoa”, - phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là uyên bác, tài hoa, độc đáo.
    Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị thống nhất trong cảm hứng lý tưởng, Tổ quốc, nhân dân, về niềm vui lớn cách mạng, và ân tình thủy chung. Sâu sắc về lý trí, dào dạt về tình cảm, ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha. Có lúc như dân ca. Có lúc như thơ Kiều, có lúc nghe như Thơ mới.
    Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách. Viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt, thống nhất trong tính giản dị, hồn nhiên, thâm thuý. Truyện ký thì sắc sảo, hóm hỉnh. Thơ chữ Hán giàu chất Đường thi. Thơ chúc tết thì dân dã, dễ hiểu. Văn chính luận rất khúc chiết. đanh thép, hùng hồn. Cảm hứng yêu nước thương dân là cảm hứng chủ đạo trong văn thơ của Người. Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội là đề tài nhất quán trong tác phẩm Hồ Chí Minh. 
IV- C ác gi á tr ị v ăn h ọc v à ti ếp nh ận v ăn h ọc:
Các giá trị văn học
    Văn học (nghệ thuật) là sản phẩm tinh thần cao quý của con người. Nó là thước đo trình độ văn minh, tầm vóc và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
    Giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật và nhân văn là những giá trị mà văn chương đích thực mang lại cho người đọc. Nội dung của tác phẩm và cảm hứng của nhà văn chân chính, có thực tài sẽ tạo nên tính tư tưởng, giá trị tư tưởng, tính nhân dân, tư tưởng nhân văn. Tính chân thực là nền tảng, là cơ sở lâu bền của giá trị văn học. Có tác phẩm văn học sớm nở tối tàn, lại có thiên cổ hùng văn, thiên cổ kỳ bút, là như vậy.
Tiếp nhận văn học
    Muốn tiếp nhận văn học điều kiện tiên quyết là yêu văn học và ham mê đọc sách. Người đọc sách phải có trình độ học vấn, có chất văn hoá, tích cực chủ động thâm nhập vào tác phẩm văn học. Đọc mà không hiểu, không cảm được cái hay cái đẹp của tác phẩm thì đọc sách cũng vô ích. Phải có trí tuệ và tâm hồn mới tiếp nhận văn học đúng với ý nghĩa của ngôn từ này.
    Văn học đích thực vốn đa nghĩa. Có người đọc thơ văn để giải trí. Có người đọc tác phẩm để học tập, để nghiên cứu. Tùy năng lực cảm thụ và thị hiếu của người đọc để xác định yêu cầu và mức độ tiếp nhận văn học. Chỉ khi nào đọc sách với thái độ trân trọng, đối thoại với tác giả, biết khám phá và đồng sáng tạo, đọc sách để giải trí hay học tập, đọc sách vì một nhu cầu nhân sinh thì mới có thể nói là biết tiếp nhận văn học. Người có văn hóa, có tâm hồn đẹp mới yêu sách, ham mê đọc sách. Sách là người thầy, là bạn hiền. Giàu vốn sống mà đọc sách thì sự tiếp nhận văn học đã từ lượng biến thành chất vô giá.
    Đọc sách nhảm nhí thì đừng có nói đến chuyện tiếp nhận văn học nữa.
    SÁCH KỂ CHUYỆN HAY SÁCH CA HÁT
     Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. Là một thằng bé bị công việc ngu độn là cho kiệt lực, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ.
Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
    Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy

File đính kèm:

  • docÔn thi môn văn THPT- lớp 12.doc