Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Môn Lô gich học

KHÁI QUÁT VỀ LOGIC HỌC

1. Logic học và đối tượng nghiên cứu

1.1. Đối tượng nghiên cứu của Logic học

– Theo nghĩa rộng : Logic học tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng logic nói chung. Cụ thể là

nghiên cứu những tính tất yếu, bản chất, phổ biến của tư duy và của thực tế khách quan.

– Theo nghĩa hẹp : logic học chỉ nghiên cứu logic của tư duy : tìm hiểu, nghiên cứu, vận

dụng các qui luật và hình thức của tư duy.

Theo nghĩa hẹp logic học bao gồm : logic học hình thức và logic học biện chứng.

+ Logic học biện chứng : nghiên cứu sự hình thành và phát triển của tư duy, nghiên cứu

những hình thức phản ánh sự vật hiện tượng trong quá trình biến đổi và phát triển của

chúng.

+ Logic học hình thức : nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư

duy.

Logic học hình thức không xem xét nội dung phản ánh của tư tưởng mà tập trung vào

cơ cấu (hình thức) logic của tư tưởng.

Tóm lại : Logic học là khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức của tư duy hướng

vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực.

pdf21 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Môn Lô gich học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ận yếu tố vắng mặt là nguyên nhân của kết quả đó. 
Sơ đồ quy nạp: 
c. Phương pháp phần dư: Nghiên cứu một nhóm m yếu tố dẫn đến n kết quả, ta xác định 
m-1 yếu tố là nguyên nhân của n-1 kết quả, như vậy yếu tố thứ m là nguyên nhân của kết quả thứ m. 
Sơ đồ quy nạp: 
 XAB => PQR 
 A => Q 
 B => R 
X là nguyên nhân của P 
 XAB => P 
XABC => P 
ABC => không có P
X là nguyên nhân của P 
 XAB => P
XCD => P
XEF => P
XKL => P
X là nguyên nhân của P 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
18/21 
d. Phương pháp cộng biến: trong các lần khảo sát nếu tương ứng với sự biến đổi của một 
yếu tố trong khi các yếu tố khác giữ nguyên sẽ dẫn đến sự biến đổi của kết quả thì yếu tố biến đổi là 
nguyên nhân của kết quả đó. 
Sơ đồ quy nạp: 
– Suy luận tương tự: xem xét hai đối tượng A và B ta thấy: 
A có các thuộc tính m, n, p, q, r và B có các thuộc tính m, n, p, q thì ta có thể cho rằng B có 
thuộc tính r. 
Kết luận tương tự cần thực nghiệm chứng minh. 
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 
1. Suy luận trực tiếp từ các phán đoán đơn sau đây: 
a. Bằng phép đảo ngược 
– Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau. 
– Mọi sinh viên đều có bằng tú tài. 
– Một số thanh niên không xác định được lý tưởng sống. 
– Tất cả những người yêu hoà bình đều không thích chiến tranh. 
b. Từ hình vuông logic 
– Ai cũng có khuyết điểm. 
– Mọi số lẻ đều không chia hết cho 2. 
– Không phải ai cũng sống thu vén cá nhân. 
– Nói rằng có nhiều phụ nữ mê bóng đá là sai. 
2. Xét xem suy luận như sau có hợp logic không? 
a. Không phải mọi phụ nữ đều ghen. Do đó, chỉ có một số phụ nữ là hay ghen thôi. 
b. Một số học viên trong lớp chưa lập gia đình. Vậy không phải học viên nào trong lớp cũng 
đã lập gia đình. 
c. Nếu em lấy anh thì đời em không khổ. Nếu em không lấy anh thì khổ đời em. 
d. Muốn quản lý con người phải biết yêu thương con người. nếu yêu thương con người thì 
quản lý con người được. 
e. Không thể sống mà không có độc lập tự do. Vì vậy nếu không có độc lập tự do thì không 
sống được. 
f. Nếu không đổi mới thì chết. Vì vậy không thể nào không đổi mới mà không chết. 
3. Các tam đoạn luận sau đây thuộc loại hình nào? Kiểu nào? Xét tính hợp logic của chúng. 
a. Bác sĩ là trí thức. Bác sĩ không phải là nhà kinh tế. Một số trí thức không phải là nhà kinh 
tế. 
b. Gỗ không phải là kim loại. Kim loại là chất dẫn điện. Gỗ không phải là chất dẫn điện. 
c. Mọi người đều sẽ chết. Mèo không phải là người. Vậy mèo không chết. 
d. Mọi con cá đều sống dưới nước. Con vật này không sống dưới nước. Vậy nó không phải 
là cá. 
e. Không một kẻ xu nịnh nào có lòng tự trọng. Một số người quanh ta là kẻ xu nịnh. Vậy có 
những người quanh ta không có lòng tự trọng. 
f. Rắn là động vật. Rắn không chân. Do đó một số loài động vật không có chân. 
 A có m, n, p, q, r 
B có m, n, p, q 
X là nguyên nhân của P 
 XAB => P 
 X’AB => P’X” 
 AB => P” 
X là nguyên nhân của P 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
19/21 
g. Cái vĩ đại là cái đáng khâm phục. Ông ấy trông thật vĩ đại. Vậy ông ấy đáng khâm phục. 
4. Xét xem những mô hình suy luận nào dưới đây là qui tắc suy luận : 
P ==> ~Q ~P ==> Q ~P v Q ~P + ~Q ~P ==> Q 
P P ~Q ~P ~P 
~Q ~Q ~P Q ~Q 
~P ==> Q ~P ==> ~Q P v ~Q ~P + ~Q ~P ==> Q 
Q Q P Q ~Q 
~P P ~Q ~Q P 
5. Xét tính hợp logic của các suy luận sau: 
a. Logic khó hoặc không có nhiều người thích nó. Nếu toán khó thì logic không khó. Vậy 
nhiều người thích logic chứng tỏ rằng Toán khó. 
b. Nếu ham học và có cách học tốt thì học giỏi. Cậu không ham học mà học giỏi. Chứng tỏ 
cậu có cách học tốt. 
c. Nếu không có đức và không có tài thì đúng là người vô dụng. Anh ta tuy không có tài 
nhưng hữu dụng. Chứng tỏ anh ta có đức. 
d. Cán bộ thương yêu nhân dân là cán bộ tốt. Chỉ có thương yêu nhân dân mới làm việc chu 
đáo. Anh ta không làm việc chu đáo. Vậy anh ta không phải là cán bộ tốt. 
e. Cô ta đâu có thương tôi. Vì nếu cô ta thương tôi thì thế nào đứa em của tôi cũng được cô 
ta o bế. Mà hễ được o bế thế nào nó cũng khoe với tôi. Nhưng đâu thấy nó nói gì với tôi. 
f. Sự việc sẽ không trở nên phức tạp nếu An có mặt và Bình đừng mất bình tĩnh. Nhưng rất 
tiếc là An không đến, còn Bình thì vẫn chứng nào tật ấy. Bởi vậy sự việc cứ rối cả lên. 
6. Xét xem các suy luận quy nạp sau đây dựa trên phương pháp gì ? 
a. Khi quan sát sự rơi của một đồng xu, một tờ giấy bạc, một lông chim trong ống nghiệm 
chúng ta thấy chúng rơi với vận tốc khác nhau. Sau đó rút hết không khí trong ống nghiệm 
chúng ta thấy chúng rơi với tốc độ như nhau. Ta kết luận: sức cản của không khí là 
nguyên nhân làm cho các vật có khối lượng và hình dạng káhc nhau rơi với tốc độ như 
nhau. 
b. Trái đất là hành tinh có bầu khí quyển, có sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm không lớn 
và có sinh vật. Hỏa tinh cũng là hành tinh có bầu khí quyển, có độ chênh lệch ngày – đêm 
không lớn. Do đó, trên Hỏa tinh có thể cũng có sự sống. 
c. Năm 1860, Pasteur đem lên núi Alpes 73 bình đựng nước canh đóng kín đã khử trùng : 
– Ở mực nước biển, mở 20 bình, ít ngày sau 8 bình hư. 
– Ở độ cao 85m, mở 20 bình, ít ngày sau 5 bình hư. 
– Ở độ cao hơn nữa, mở 20 bình, ít ngày sau 1 bình hư 
– Những bình còn lại đóng kín không hư. 
Ông kết luận: Các vi sinh vật làm hư bình nước canh không phải tự nhiên mà có, chúng do bụi 
bặm trong không khí mang vào. Số lượng vi sinh vật đó biến thiên tương ứng với độ cao, độ lạnh và 
độ kém của khí trời. 
d. Ở Việt Nam, người Việt Nam bị bóc lột một cách bạo ngược, bọn chủ Pháp rất tàn ác. Qua 
một số nước Châu Phi, người da đen bị hành hạ đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, bọn tư 
bản Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều tàn ác. Qua một số nước Châu Mỹ, người da đỏ 
đang bị diệt chủng, bọn da trắng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tàn sát người da 
đỏ một cách dã man. Do nhận thức sâu sắc về trật tự của xã hội giai cấp, đồng chí Nguyễn 
Ái Quốc đi đến kết luận người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa đều là những người bị áp 
bức và bóc lột như nhau. 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
20/21 
CHƯƠNG 5 : CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ 
1. Chứng minh 
1.1. Định nghĩa: Chứng minh là một hình thức suy luận dựa vào những phán đoán đúng và 
các phép logic để khẳng định hoặc phủ định một phán đoán khác. 
Suy luận để khẳng định gọi là chứng minh. 
Suy luận để phủ định gọi là bác bỏ. 
1.2. Cấu trúc của chứng minh 
i) Luận đề (Kết luận của suy luận): là phán đoán mà tính chân thực của cần được khẳng 
định. Luận đề có thể là: 
– Một kết luận khái quát từ thực tiễn hay quan sát 
– Một kết luận từ suy luận khoa học(kết quả qui nạp..) 
– Một tư tưởng, giả thiết, dự báo 
Luận đề trả lời cho câu hỏi: chứng minh điều gí? 
ii) Luận cứ (tiền đề của suy luận): là những phán đoán đúng được dung làm căn cứ để xác 
minh cho luận đề. 
Luận cứ có thể là: 
– Các luận điểm khoa học. 
– Các kết luận, nguyên lý khoa học. 
– Các tư liệu, sự kiện thực tế chân thực 
Luận cứ trả lời cho câu hỏi: Chứng minh bằng cái gì? 
iii) Luận chứng (lập luận của suy luận): là các thao tác logic để liên kết luận cứ với luận đề. 
Để chứng minh có giá trị, luận chứng phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic. 
Luận cứ trả lời cho câu hỏi: Chứng minh như thế nào? 
1.3. Các quy tắc chứng minh 
i) Quy tắc đối với luận đề 
– Luận đề phải chân thực 
– Rõ ràng, không mập mờ: diễn đạt ngắn gọn, đơn nghĩa, thuật ngữ chính xác, nội dung trọn 
vẹn. 
– Luận đề phải được giữ nguyên, không đánh tráo luận đề khác. 
ii) Quy tắc đối với luận cứ: 
– Chân thực. 
– Độc lập với luận đề (không vòng quanh) 
– Không mâu thuẫn. Có liên hệ với luận đề. 
– Đầy đủ. 
iii) Quy tắc đối với luận chứng: Tuân thủ các quy tắc suy luận và quy luật tư duy. 
1.4. Các phương pháp chứng minh 
– Chứng minh trực tiếp: chứng minh tính chân thực của luận đề trên cơ sở lập luận trực tiếp 
từ luận cứ. 
– Chứng minh gián tiếp: chứng minh tính chân thực của luận đề bằng cách chứng minh tính 
giả dối của phản luận đề. 
Có hai cách chứng minh gián tiếp: 
+ Phản chứng 
ƒ Thừa nhận tính chân thực của phản luận đề. 
ƒ Lập luận liên kết các luận cứ qui về sự mâu thuẫn. 
ƒ Loại bỏ phản luận đề và công nhận luận đề. 
+ Loại suy : loại dần các khả năng sai lầm để khẳng định luận đề là đúng. 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
21/21 
2. Bác bỏ 
2.1. Định nghĩa: là thao tác logic nhằm xác định tính giả dối hay vô căn cứ của luận đề. 
2.2. Cấu trúc: (giống chứng minh) 
Khi bác bỏ chỉ cần phủ định tính chân thực của một trong ba thành phần của cấu trúc. 
– Bác bỏ luận đề : trực tiếp loại bỏ luận đề bằng cách chứng minh tính giả dối hay không 
xác địng của luận đề. 
Bác bỏ trực tiếp: 
+ Đưa ra dữ kiện trái với luận đề 
+ Vạch ra tính không chính xác, không rõ nghĩa của luận đề. 
Bác bỏ gián tiếp: 
+ Vạch ra sự vô lý nếu chấp nhận luận đề. 
+ Chứng minh phản luận đề. 
– Bác bỏ luận cứ: tìm chỗ sai trong luận cứ. 
+ Sự giả dối của luận cứ 
+ Sự mâu thuẫn giữa các luận cứ 
+ Sự thiếu căn cứ của luận cứ 
+ Sự thiếu hụt, chưa đầy đủ. 
+ Sự không xác định, không rõ ràng 
+ Sự không liên quan của luận cứ với luận đề. 
– Bác bỏ luận chứng: Vạch ra tính thiếu logic của lập luận. 
Lưu ý: Nếu bác bỏ luận cứ hay luận chứng thì chỉ mới loại bỏ lý do, lập luận dẫn tới luận đề 
chứ chưa bác bỏ được luận đề. Để bảo vệ luận đề thì phải tìm luận chứng hay luận cứ khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Logic học – Tô Duy Hợp và Nguyễn Anh Tuấn – NXB Đồng Nai 1997 
[2] Logic học – Vương Tất Đạt – NXBGD 1999 
[3] Logic học – Bùi Thanh Quất – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục Hà Nội 1995 
[4] Logic học – Lê Tử Thành 
[5] Logic học - Nguyễn Chương Nhiếp (ĐHSP) 
[6] Logic học - Lê Duy Ninh (ĐH Luật) 
[7] Logic học - Bùi Văn Mưa (ĐH KHXHNV) 
[8] Logic học phổ thông – Hoàng Chúng – NXBGD 1997 
[9] Logic học nhập môn – Trần Hoàng – NXB ĐHQG Tp.HCM 2003 
[10] Logic học – Lê Hữu Nghĩa (chủ biên), Học viện chính trị quốc gia HN 2000. 

File đính kèm:

  • pdflogic_hoc.pdf