Đề Cương Tuyên Truyền 50 Năm Ngày Truyền Thống Bộ Đội Biên Phòng (03/3/1959 - 03/3/2009), 20 Năm “ngày Biên Phòng Toàn Dân” (3/1989 - 3/2009)

 Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam châu Á có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh với gần 8.000 km biên giới, trong đó biên giới đất liền dài 4.510 km tiếp giáp với ba nước: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia; vùng biển nước ta có bờ biển dài 3.260 km với các quần đảo và hàng ngàn đảo lớn nhỏ, tiếp giáp với hải phận quốc tế có liên quan đến 7 nước trong khu vực gồm: Trung Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđônêxia, Brunây.

 Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn thấy rõ vai trò vùng biên cương “phên dậu” của Tổ quốc và luôn khẳng định đây là bộ phận thiêng liêng bất khả xâm phạm của chủ quyền quốc gia. Việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự bất khả xâm phạm biên giới, vùng trời, vùng biển là chức năng chủ yếu của nhà nước, là nghĩa vụ và bổn phận thiêng liêng của mọi thế hệ công dân Việt Nam

 

doc17 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Tuyên Truyền 50 Năm Ngày Truyền Thống Bộ Đội Biên Phòng (03/3/1959 - 03/3/2009), 20 Năm “ngày Biên Phòng Toàn Dân” (3/1989 - 3/2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. 
III. Phát huy tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chủ động nắm bắt thời cơ, vượt mọi khó khăn, thử thách xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Một nửa nước được giải phóng, mở ra thời kỳ cách mạng mới đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành di sản tinh thần quý báu. Tiếp nối chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 dân tộc ta đã viết tiếp bản anh hùng ca chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh lập chiến công hiển hách Điện Biên Phủ trên không năm 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới hơm 20 năm qua đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, thế và lực mới, chủ động hội nhập quốc tế. 
Kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chúng ta tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, một Đảng Mác – Lênin chân chính; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất - anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; tự hào về dân tộc anh hùng, về các lực lượng vũ trang nhân dân, về Quân đội nhân dân Việt Nam bách chiến, bách thắng.
Hiện nay tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động: Các nước lớn tranh giành ảnh hưởng, xu thế hình thành thế giới đa cực ngày càng rõ sẽ tác động đến tình hình chính trị và kinh tế thế giới; cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế ở nhiều nước còn diễn biến phức tạp; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố vẫn diễn ra có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. 
Sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh, nhưng bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cơ hội và thách thức vẫn đan xen các thế lực thù địch gia tăng thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyềnđể can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải mài sắc cảnh giác, phát huy cao độ nội lực; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; giữ vững và không ngừng tăng cường đoàn kết quân dân, đoàn kết hữu nghị với nhân dân và Quân đội các nước theo truyền thống của Đảng, của dân tộc và của Quân đội ta; kết hợp sức mạnh thời đại, tạo dựng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Các thế hệ đi trước không cam chịu làm nô lệ đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, sáng tạo đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các thế hệ ngày nay quyết tâm phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, lập nên kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, chất lượng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại. Chú trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa, tạo thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ở các địa bàn chiến lược. Tổ chức các lực lượng vũ trang hợp lý, đồng bộ, cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, các quân binh chủng phù hợp với yêu cầu tác chiến mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. Tinh thần bất diệt của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh tiếp sức cho dân tộc ta giành những thắng lợi mới trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
IV. Điện Biên trên đường đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4, tháng 11/2003 quyết định tách tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Lai châu và Điện Biên. Đây là sự kiện quan trọng tạo thế và lực mới để vùng đất chứa trong mình sự kiện chấn động địa cầu phát triển mạnh hơn trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, giữ vững và phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng.
Điện Biên là tỉnh vùng cao, nằm ở phía tây Bắc của Tổ quốc là địa bàn chiến lược trong thế trận quốc phòng toàn dân, có đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Diện tích tự nhiên 9.954,12 km2, dân số 46 vạn người, thuộc 21 dân tộc anh em. Điện Biên có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và kho tàng văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, có tiềm năng du lịch, có cảng hàng không thuận tiện.
55 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã đoàn kết một lòng phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi tái lập tỉnh cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Điện Biên đã có bước phát triển mới và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao (GDP bình quân năm 2006 - 2007 đạt 10,86%); giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,14%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 13,6%/năm; dịch vụ tăng bình quân 14,35%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch đầu tư phát triển vùng cây công nghiệp cà phê, chè, cao su; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển thủy điện, nhà máy xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng. Nguồn vốn đầu tư phát triển không ngừng tăng, năm 2007 đạt trên 2.000 tỉ đồng, tăng 54% so với năm 2006; kết cấu hạ tầng ngày càng cải thiện, 104/106 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm.
Văn hóa – xã hội có bước chuyển biến tích cực, quy mô chất lượng giáo dục được nâng lên (năm 2008, 100% xã phường được công nhận phổ cập Trung học cơ sở, 45,2% học sinh vào học Trung học phổ thông); hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân có những tiến bộ mới (năm 2008 đã có 28% số trạm Y tế xã đạt Chuẩn Quốc gia, 100% xã phường và 95% trẻ em được tiêm chủng mở rộng); tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 44,6% năm 2005 xuống còn 29,92% năm 2008; thực hiện tốt chính xã hội và bảo trợ xã hội, thường xuyên quan tâm đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Phong trào xây dựng gia đình, thôn, bản văn hóa được triển khai sâu rộng, đến hết năm 2008 đã có 53.750 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (tăng 2,6 lần so với năm 2005); 570 thôn, bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa (tăng 2,68 lần so với năm 2005).
Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được bảo đảm ổn định, biên giới quốc gia được giữ vững, các tệ nạn xã hội giảm. Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh có chung đường biên giới ngày càng được củng cố.
Thực hiện có kết quả bước đầu công tác cải cách hành chính. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, nội bộ đoàn kết, tích cực triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dịp kỷ niệm 50 năm, 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhiều di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo như: Chỉ huy sở Mường Phăng; hầm Đờ Cát; Công viên Chiến thắng; tượng đài Chiến thắng; tượng đài Kéo pháo; đồi A1
Các tỉnh, thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong cả nước đã dấy lên phong trào thi đua hướng về Điện Biên Phủ với hành động thiết thực góp phần cùng Điện Biên xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. 
Tuy đã đạt được những thành tựu khá toàn diện về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện, nhưng Điện Biên vẫn thuộc diện tỉnh nghèo, quy mô kinh tế còn nhỏ bé. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy những thành tựu, những tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã và đang ra sức thi đua lao động, sản xuất với tinh thần chủ động, sáng tạo, xây dựng Điện Biên phát triển bền vững, giàu đẹp xứng đáng với tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ anh hùng./.

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN ngày biên phòng.doc
Bài giảng liên quan