Đề Cương Tuyền Truyền Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực

hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của

Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đ ã tạo cơ sở

chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm

thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,

có ý nghĩa lịch sử.

Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế

có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) (sau đây

gọi chung là Cương lĩnh) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững

đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội

chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, cần sửa

đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị,

xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do

nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

pdf20 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Tuyền Truyền Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng 
Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, 
cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính 
phủ10. 
Chương VIII- Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân 
Trên cơ sở tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân, 
Hiến pháp mới tiếp tục quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước 
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đồng thời, bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực 
hiện quyền tư pháp; sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Tòa án cho phù hợp 
với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không xác định cấp Tòa án cụ thể 
10 TL đã dẫn, Điều 95. 
trong Hiến pháp mà để luật quy định: “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân 
tối cao và các Tòa án khác do luật định”11. 
Hiến pháp tiếp tục khẳng định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện 
Kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. 
Đồng thời, Hiến pháp làm rõ hơn nguyên tắc hoạt động của Kiểm sát viên khi 
thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là tuân theo pháp luật và 
chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân; sửa đổi quy định về hệ 
thống tổ chức Viện kiểm sát cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp. 
Chương IX – Chính quyền địa phương: 
Chương IX của Hiến pháp gồm 7 điều (từ Điều 110 đến Điều 116). Chương 
này cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính, còn 
những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ 
do luật định. Cụ thể như sau: 
1. Về đơn vị hành chính: Hiến pháp kế thừa quy định của Hiến pháp năm 
1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định 
trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời bổ sung quy định về đơn vị hành 
chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã 
thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành 
phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; 
thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành 
chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh 
chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính - kinh tế 
đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Bổ sung quy định “Việc thành lập, 
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân 
dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (khoản 2 Điều 110). 
2. Về tổ chức chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định khái quát 
theo hướng: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có 
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông 
11 TL đã dẫn, khoản 2 Điều 102. 
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” (Điều 
111). Việc tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cụ thể ở từng đơn vị 
hành chính sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ 
sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng thí điểm một số nội dung về tổ 
chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Quốc 
hội, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông 
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân 
cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa 
phương. 
3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy 
định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và 
pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu 
sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của 
chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các 
cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa 
phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện 
một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực 
hiện nhiệm vụ đó (Điều 112). 
4. Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa 
phương: Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng 
định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện 
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa 
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà 
nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành 
Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và 
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương (Điều 113). Ủy ban 
nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là 
cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa 
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà 
nước cấp trên (Điều 114). Hiến pháp cũng sắp xếp lại và quy định rõ hơn tính 
chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để 
phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ 
giữa trung ương và địa phương trong tình hình mới (Điều 113, Điều 114). 
Chương X- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước 
 Để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, 
kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, tạo cơ 
chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình, Hiến pháp sửa đổi 
đã bổ sung hai thiết chế hiến định độc lập, bao gồm: Hội đồng bầu cử quốc gia 
và Kiểm toán Nhà nước trong Chương X. 
Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ 
tổ chức bầu của Đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại 
biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc hiến định thiết chế này góp phần thể chế 
hóa một trong những chủ trương của Đảng là “tăng cường hình thức dân chủ 
trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầu cử12”, phù hợp với điều kiện thực 
tiễn ở nước ta hiện nay. 
Về Kiểm toán Nhà nước: Hiến pháp mới hiến định địa vị pháp lý của 
Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp để nhằm tăng cường vị thế và trách nhiệm 
của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Đây là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt 
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có chức năng kiểm toán việc quản lý, sử 
dụng nguồn lực tài chính và tài sản quốc gia. Việc hiến định này phù hợp với 
thực tiễn hoạt động của Kiểm toán nhà nước cũng như thông lệ quốc tế hiện nay. 
Chương XI - Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp 
 Bên cạnh các quy định về từng lĩnh vực cụ thể, Hiến pháp sửa đổi còn quy 
định thẩm quyền, thủ tục, trình tự của việc làm Hiến pháp. Trên thực tế, việc sửa 
đổi Hiến pháp năm 1992 lần này được thực hiện theo quy định tại Điều 147 của 
Hiến pháp hiện hành. Theo đó, Quốc hội quyết định việc sửa đổi Hiến pháp và 
thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến 
pháp trình Quốc hội cho ý kiến và trình xin ý kiến nhân dân. Trên cơ sở ý kiến 
12 Kết luận của Hội nghị trung ương 5 khóa XI 
của nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo, 
trình Quốc hội xem xét, thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu 
Quốc hội biểu quyết tán thành. 
Về việc sửa đổi Hiến pháp các lần sau này, Hiến pháp sửa đổi cụ thể hóa 
các quy định về thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp, thủ tục soạn thảo Hiến 
pháp, quy trình thông qua Hiến pháp. Cụ thể như sau: 
 Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít 
nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành theo đề 
nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít 
nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội; 
 Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm những thành viên là 
đại biểu Quốc hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức hữu quan theo đề 
nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, 
nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết 
định; 
 Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự 
thảo Hiến pháp và trình Quốc hội xem xét, thông qua; 
 Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại 
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp 
do Quốc hội quyết định. 
Là văn bản có hiệu lực cao nhất, Hiến pháp sửa đổi khẳng định: mọi văn 
bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp 
đều bị xử lý. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, 
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước và 
toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. 
 Để có căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Hiến pháp mới, Quốc 
hội đã ban hành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó 
xác định rõ trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, các cơ 
quan, tổ chức, nhân dân trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến 
pháp được tuân thủ và đi vào cuộc sống./. 
* Tài liệu tham khảo 
1. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), bản được chứng thực ngày 
28/11/2013; 
2. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Báo cáo giải trình tiếp thu, 
chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, 
thông qua; 
3. Báo cáo tóm tắt tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về Dự thảo 
sửa đổi Hiến pháp năm 1992; 
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nghị quyết quy 
định một số điểm thi hành Hiến pháp sửa đổi; 
5. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Báo cáo tổng kết 20 năm 
thi hành Hiến pháp năm 1992; 
6. Viện Nghiên cứu lập pháp – Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân 
thông qua các Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm. 

File đính kèm:

  • pdfĐề cương tuyên truyền Hiến Pháp VN 2013.pdf